Kể từ ngày 01/01/2018, Quyền im lặng của Bị can/Bị cáo có hiệu lực, quan tòa không thể xem đó là tình tiết tăng nặng vì lý do “ngoan cố“. Cũng từ thời điểm này, bất kỳ ai, và trong mọi thời điểm/giai đoạn, người dân sẽ có luật sư bên cạnh nếu Công An “mời/triệu tập...”

>>Bạn đọc xem thêm: Luật sư cần làm gì để cung cấp thông tin về vụ án hình sự và thân chủ mà không phạm luật?

tu-ngay-01-01-2018-thoi-khac-quan-trong-moi-nguoi-can-biet

Trước 01/01/2018, khi người dân “bị mời“, nếu có luật sư, Công An không cho phép luật sư tham gia. Đây là điểm chết và, rủi ro pháp lý sẽ đến vì không hiểu nên khai, ký rồi “tự đẩy” mình vướng vào vòng lao lý.

Luật TTHS và Luật Hình sự 2015 có hiệu lực thi hành cho phép người dân có luật sư khi CQĐT xét hỏi hay làm rõ thông tin của vụ việc nào đó. Trên thực tế, những việc thuần túy dân sự nhưng lại dùng sức ép bằng cách gửi đơn tố cáo ra Công An, trên cơ sở đó, Công An mời người bị tố cáo để đe dọa và hệ quả dẫn đến những trường hợp vô cùng đáng tiếc xảy ra.

Vì vậy, bất kỳ ai bị Công An gọi điện/mời/triệu tập “để làm việc”, nên có luật sư đi cùng tư vấn và bảo vệ quyền hợp pháp cho mình. Trường hợp Công An không đồng ý, đừng sợ mà hãy tự tin nói “tôi cần luật sư bên cạnh…”, và im lặng cho đến khi luật sư có mặt.

Đây là yếu tố then chốt vì Công An chân chính, họ sẽ mỉm cười ủng hộ, còn không, chỉ bạn mới tự giúp bạn.

Bài viết chỉ nhằm mục đích duy nhất chia sẻ thông tin cho ai hiểu và biết được quyền của mình.

#LUATSUTUAN.NET

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6110 để được Luật sư hỗ trợ, giải đáp chi tiết