Kể Từ ngày 01/01/2018, tức là ngày Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực, quy định Luật sư thông tin về vụ án tại điểm g khoản 2 Điều 73 như sau:

“g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

luat-su-can-lam-gi-de-cung-cap-thong-tin-ve-vu-an-hinh-su-va-than-chu-ma-khong-pham-luat

Như vậy, để thông tin về vụ án và người bị buộc tội, luật sư phải yêu cầu thân chủ xác nhận bằng văn bản. Nếu thân chủ bị tạm giam, tạm giữ đồng ý luật sư cung cấp thông tin nhưng điều tra viên hay giám thị không cho thân chủ viết xác nhận, luật sư cần phản đối, thể hiện ngay trong các biên bản làm việc (nếu có) hoặc có khiếu nại ngay. Luật sư cần chuẩn bị cho thân chủ xác nhận ” đồng ý để luật sư cung cấp mọi thông tin liên quan đến vụ án và bản thân“.

Trước khi cung cấp thông tin, đặc biệt “thông tin nhạy cảm“, luật sư có thể gửi viện kiểm sát hay cơ quan tố tụng nội dung thông tin định cung cấp công khai và rộng rãi, để các cơ quan này cho ý kiến, những nội dung đó “có xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào không“. Nếu các cơ quan này không có ý kiến gì, luật sư “yên tâm đăng“.

Tất nhiên, một cách khác, luật sư có thể kiến nghị gửi đến các cơ quan tố tụng, đồng gửi đến gia định thân chủ. Gia đình thân chủ sử dụng thông tin trong kiến nghị này như thế nào là quyền của họ, và luật cũng không cấm hay hạn chế họ về việc thông tin.

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6110 để được Luật sư hỗ trợ, giải đáp chi tiết

»Mời bạn đọc tham khảo thêm: Ý kiến Luật sư về giới hạn xét xử của Toà án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015