500.000₫
531 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Tân Bình, Hồ Chí Minh, Vietnam
Tranh Chữ Tài Thư Pháp TC1607
Chất liệu : bằng đồng liền thúc nổi , nền dải đá mầu đỏ làm điểm nhấn
Kích thước : 44 x 44 cm
Sản Phẩm : được chế tác thủ công tinh xảo ,chạm trổ sắc nét , được sử lý một lớp keo phủ điện phân chống oxi hóa , không xuống mầu sắc , đảm bảo độ sáng bóng trên 10 năm.
Nhận Đặt Hàng Theo Yêu Cầu
Ý nghĩa chữ Tài :
Thi hào Nguyễn Du viết trong “Truyện Kiều”: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Có Tài mà không có Đức, là người vô dụng/Có Đức mà không có Tài, thì làm việc gì cũng khó”. Tư tưởng lớn của hai bậc Danh nhân văn hóa, dù ở hai thời đại khác nhau, nhưng có cốt lõi tương đồng. Cái Tâm - tức cái Đức là gốc của con người chân chính, lương thiện, nhưng cái Tài cũng là một phẩm chất quan trọng để tạo nên nhân phẩm! Người vừa có Đức, vừa có Tài, mới thật đáng quý trọng. Để được như vậy, không phải dễ!
“Tài”, hay tài năng, là khả năng làm được những công việc, hoặc một nghề nào đó với chất lượng tốt và hiệu quả cao. Người có Tài luôn luôn có óc tìm tòi, sáng tạo cái mới, thường am hiểu lý thuyết chuyên sâu về một lĩnh vực và có năng lực thực hành giỏi. “Tài” chỉ thật sự có ích, có ý nghĩa xã hội và giá trị nhân văn, khi được xây dựng trên nền tảng chữ “Đức", chữ “Tâm”. Có được sự kết hợp hài hòa ấy, và ở trình độ vượt trội so với đồng loại, mới đáng gọi là nhân tài! Nói một cách trung thực, nhân tài đích thực - thật sự không có nhiều! Trong đời sống xã hội Việt Nam xưa và nay, thường có tâm lý: Trọng chức (chức vụ) hơn trọng Tài! Đó là một điều hết sức sai lầm. Tâm lý ấy nảy sinh trong một đất nước mà chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, với nền sản xuất tiểu nông lạc hậu, kinh tế nghèo nàn, dân trí thấp kém! Ở các nước tiên tiến, người ta rất trọng Tài, coi Tài là mãi mãi, chức chỉ là cái nhất thời. Họ rất ngưỡng mộ người có tài năng, cố nhiên về mặt Đức thì không được “có vấn đề”. Thiết nghĩ: Đối với nước ta, phải làm thế nào để mọi người đều trọng Tài hơn trọng chức (chức vụ), thì xã hội mới phát triển. Điều lý tưởng nhất là chức vụ phải đi cùng với tài năng, tuyệt nhiên không được hạ thấp, không được chọn nhầm, chọn liều người kém tài vào các vị trí quản lý, lãnh đạo mà họ không xứng. Người có Tài, hoặc cao hơn - là nhân tài, nhiều khi gặp cảnh lận đận, éo le. Nguyễn Trãi đã phải than thở: “Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi” (“Quốc âm thi tập”). Nguyễn Du thì triết lý: “Có Tài mà cậy chi Tài/Chữ Tài liền với chữ Tai một vần”! Ngày nay, dẫu không phải là phổ biến, nhưng vẫn có một số người có Tài, có Đức, ham làm việc, ham cống hiến tâm trí cho đất nước, cho nhân dân, nhưng họ lại gặp phải thói đố kỵ của không ít người có chức, có quyền và cả các đồng nghiệp ở nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị, nên không thi thố được tài năng, nhiều khi lâm nạn. Đấy là một thực tế rất đáng buồn. Tuy nhiên, lại có nhiều người chẳng có tài cán gì mà cứ cho mình là giỏi, là tài, tự phong hoặc được lăng xê là “nhân tài”, là “người nổi tiếng”(?!). Đó là loại “nhân tài rởm”, “nổi tiếng rởm”. Đặc trưng cơ bản của loại người này là sự ngộ nhận, hay tự vỗ ngực, khoe khoang, với mục đích lòe thiên hạ, để kiếm chức, kiếm lợi cho riêng mình. Cũng có khi, chỉ có chút xíu khả năng nào đó, không hơn gì những người khác, mà cứ kiêu căng, vênh váo, tưởng không ai nắm được “cái thóp” của mình. Họ có “giỏi” chỉ là “giỏi” lừa những người nhẹ dạ cả tin, kém hiểu biết, “giỏi” dọa nạt hoặc bợ đỡ cấp trên, để leo lên ghế này, chức nọ. Cuối cùng, vì không có tài năng thật sự (không có chân tài), nên địa phương, cơ quan, đơn vị mà họ quản lý - dù có hào nhoáng, rùm beng đến mấy - nhưng thực chất chẳng tiến bộ lên được tí nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Chỉ thị “Tìm người tài đức”, đề ngày 20-11-1946, đã kêu gọi: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài”. Bác Hồ tha thiết cầu hiền tài ra giúp nước và Người khiêm tốn, thực sự cầu thị khi tự nhận khuyết điểm: “E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó, tôi xin thừa nhận”. Bác yêu cầu: “Các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết” (“Hồ Chí Minh - Về vấn đề giáo dục”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990, tr.51). Đảng và Nhà nước ta, trong công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, đã xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” (Cương lĩnh của Đảng- 2011). Cho nên, đào tạo con người vừa có Tâm, vừa có Tài là một yêu cầu bức thiết và tất yếu của đất nước hôm nay và mai sau. Tạo điều kiện cho nhân tài xuất thân và phát triển; phê phán thói đố kỵ hiền tài và những kẻ cơ hội mạo danh là “nhân tài” đang là vấn đề thời sự bức xúc, đồng thời có ý nghĩa to lớn và lâu dài để đất nước phát triển nhanh và bền vững, tiến kịp và hòa nhập với thế giới văn minh.
TRANH ĐỒNG VIỆT - ĐỒ ĐỒNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Đ/c : 509 Hoàng Văn Thụ Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
ĐT : 08 667 88 683 - 0972 404 683
CSSX Miền Nam : 42/12 Đường số 9 , P.BHH , Q. Bình Tân, TP.HCM
CSSX Miền Bắc : Cụm KCN Làng Nghề Đại Bái - Gia Bình - Bắc Ninh
Email : dodongthucong@gmail.com - tranhdongviet.vn@gmail.com
Web : http://tranhdongviet.vn/ http://dodongthucong.vn/
http://tranhdongviet.com/
Cam kết Sản Phẩm đúng chất lượng
HẾT HẠN
Mã số : | 15890594 |
Địa điểm : | Toàn quốc |
Hình thức : | Cần bán |
Tình trạng : | Hàng mới |
Hết hạn : | 27/02/2020 |
Loại tin : | Thường |
Gợi ý cho bạn
Bình luận