Gian hàng bánRao vặtTư vấn tiêu dùngHỗ trợ
  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập

Nên hay không nên dùng gạch không nung để xây nhà?

AvatarTrần Thanh Trà -
Lượt xem: 1.574

Gạch không nung là một trong những loại gạch xây dựng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với những ưu điểm vượt trội, nên có thể hiểu tại sao nhiều người lại tin tưởng và lựa chọn sử dụng gạch không nung nhiều đến vậy. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm cho công tình xây dựng của mình một loại gạch tốt nhất thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

1. Tìm hiểu chung về gạch không nung

1.1. Gạch không nung là gì?

Gạch không nung (hay còn gọi là gạch block) là một loại gạch mà trong quá trình sản xuất, không cần nung qua nhiệt độ mà sẽ tự đóng rắn, đạt các yêu cầu về cường độ nén, uốn, độ hút nước,... Độ bền của gạch được tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả hai lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.

1.2. Ứng dụng

Gạch không nung được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng công cộng, nhà ở, đường phố. Với các công trình tư nhân, gạch không nung thường được dùng để xây dựng nhà máy, các tòa nhà cao ốc, đường sá, bệnh viện, trường học…

Gạch không nung

Gạch không nung

2. Phân loại gạch không nung

2.1. Gạch không nung xi măng cốt liệu

  • Nguyên liệu sản xuất: Gạch xi măng cốt liệu được tạo thành từ xi măng và một hoặc một số các cốt liệu sau như mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất,...
  • Thông số kỹ thuật: Loại gạch này thường có cường độ chịu lực tốt (trên 75 kg /cm²), tỉ trọng lớn (trên 1.900 kg/ m³), với loại có kết cấu lỗ thì có thể tích nhỏ hơn(dưới 1.400 kg/m³), khả năng chống thấm tốt, cách âm cách nhiệt tốt.

Gạch xi măng cốt liệu

Gạch xi măng cốt liệu

Đây là loại gạch không nung được sử dụng nhiều nhất và luôn được ưu tiên phát triển. Bởi nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường, dễ dàng thi công và sử dụng. Mặc dù nhiều người nhận xét loại gạch này có trọng lượng khá năng nhưng nó vẫn khẳng định được giá trị của mình trong việc xây dựng.

Trong một công trình cao tầng, việc sử dụng gạch xi măng cốt liệu sẽ giúp tạo đối trọng, kết cấu vững chắc với cường độ cao, khẳng định được độ bền, sự vững chãi cho công trình. Thêm vào đó, giá thành của sản phẩm cũng rất có ưu thế, hoàn toàn có thể cạnh tranh được với gạch đất nung.

2.2. Gạch không nung ba vanh

  • Nguyên liệu sản xuất: Gạch ba vanh là loại gạch được sản xuất từ nguyên liệu chính là xỉ than nén cùng với một lượng vôi nhỏ hoặc xi măng để liên kết lại với nhau. 
  • Thông số kỹ thuật: cường độ chịu lực chỉ rơi vào khoảng từ 30 đến 50 kg/ m3 do tỉ lệ xi măng chỉ chiểm 8% tổng số nguyên liệu.
  • Lợi ích khi sử dụng: giá thành thấp, thi công nhanh gọn, được cấu tạo từ những chất liệu tự nhiên không dùng hóa chất hay phụ gia độc hại nên góp phần bảo vệ môi trường, khả năng cách âm, cách nhiệt, dộ bằng phằng tốt

Gạch ba vanh

Gạch ba vanh

Quy trình sản xuất loại gạch này hiện nay còn khá thủ công. Người thợ sẽ tiến hành đóng gạch bằng tay thông qua khuôn tạo hình sẵn hoặc được làm bằng máy nhưng với công suất rất nhỏ, lực rung ép thấp. Chính vì thế mà gạch ba vanh chỉ phù hợp dùng để xây, sửa các công trình phụ. Trên thực tế, các loại gạch không nung, trong đó có cả gạch ba vanh đã được sử dụng từ rất lâu nhưng do phương tiện sản xuất sơ sài, chưa được đầu tư nên không được phổ biến rộng rãi. Theo các chuyên gia xây dựng, việc sử dụng loại gạch này giảm được từ 15 đến 20% chi phí xây dựng.

2.3. Gạch không nung tự nhiên

  • Nguyên liệu sản xuất: làm từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan.
  • Ứng dụng: Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên.

2.4. Gạch bê tông nhẹ

Gạch bê tông nhẹ được chia thành hai loại chính là gạch bê tông nhẹ bọt và gạch bê tông nhẹ khí chưng áp.

a. Gạch bê tông nhẹ bọt

  • Loại gạch này được sản xuất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu nên trọng lượng viên gạch giảm đi đáng kể và trở thành đặc điểm ưu việt nhất của loại gạch này.
  • Thành phành cấu tạo: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc khí, vôi,.... 

Gạch bê tông nhẹ bọt

Gạch bê tông nhẹ bọt

b. Gạch bê tông khí chưng áp

  • Thành phần cấu tạo: vật liệu trơ và các chất vô cơ.
  • Ưu điểm:
  • Thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên nhiên liệu do không phải nung đốt, bảo ôn, chống cháy rất tốt so với vật liệu đất sét nung.
  • Là loại gạch có khối lượng siêu nhẹ do tỷ trọng chỉ bằng ½ hoặc 1/3 so với gạch đất nung thông thường.
  • Tiết kiểm, giảm tối đa chi phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu, góp phần giảm mức đầu tư xây dựng công trình từ 7 - 10%.
  • Khả năng cách âm và cách nhiệt rất cao, có tác dụng làm nhà ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, tiết kiệm tối đa điện năng và chi phí lắp đặt điều hòa nhiệt độ,...
  • Kích thước sản phẩm lớn và chính xác (100 mm x 200 mm x 600 mm) giúp rút ngắn thời gian thi công và thời gian hoàn thiện.
  • Không độc hại, có độ bền rất cao và không bắt lửa.
  • Cấu trúc thông thoáng giúp tự khuếch tán hơi nước, giải phóng độ ẩm và loại bỏ các vấn đề liên quan đến nẩm mốc.

2.5. Gạch đất hoá đá

Gạch đất hoá đá

Gạch đất hoá đá

  • Nguyên liệu: Gạch đất hóa đá là loại gạch sử dụng đất sét trộn thêm Polymer Permazine.
  • Khhả năng chịu lực được đánh giá khá ổn, nhưng độ chịu nước không tốt bằng bởi nó có thể bị tan rã nếu bị ngâm trong nước quá 7 ngày.

2.6. Gạch ống xi măng cát

Gạch ống không nung có chất lượng từ trung bình đến thấp, sau gạch xi măng cốt liệu. Cường độ chịu lực của gạch này khá kém chỉ từ 35 - 50 kg/cm2, trọng lượng mỗi viên gạch khoảng 1.5 kg nên phù hợp với những công trình có chất lượng thấp hoặc trung bình.

Gạch ống không nung

Gạch ống không nung xi măng cát

3. Có nên dùng gạch không nung?

3.1. Chất lượng, giá cả

Sử dụng gạch không nung cho công trình bền đẹp, hiệu quả kinh tế cao

Sử dụng gạch không nung cho công trình bền đẹp, hiệu quả kinh tế cao

  • Gạch không nung có độ cứng cao, bảo ôn và có thể cách nhiệt nên có thể thay thế hoàn toàn các loại vật liệu cách nhiệt khác trên thị trường.
  • Ngoài ra, khả năng chống cháy, chống thấm, chống nước, kích thước chuẩn xác,… cũng giúp nâng cao hiệu quả kiến trúc, giảm thiểu kết cấu cốt thép, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm nguyên liệu xây dưngh, giá thành thấp.
  • Sản phẩm có nhiều chủng loại nên có thể sử dụng rộng rãi từ những công trình phụ có quy mô nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng. Có thể dùng để xây tường, lát nền, kề đê và trang trí.
  • Gạch không nung được sản xuất dựa trên công nghệ, thiết bị tiên tiến của quốc tế, đảm bảo chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác. 
  • Tổng hợp nhiều tính năng ưu việt, tiết kiệm năng lượng.

3.2. Tác động đến môi trường

Gạch không nung không gây ô nhiễm môi trường

Gạch không nung ít gây ô nhiễm môi trường

 

  • Quá trình sản xuất gạch không nung không sinh ra khí thải độc hại, cũng như các chất phế thải hoặc chất thải độc hại.
  • Năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất chiếm một phần nhỏ so với quá trình sản xuất các vật liệu xây dựng khác.
  • Giảm khả năng tác động của nhiệt độ bên ngoài và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng bên trong của tòa nhà, giúp tiết kiệm năng lượng trong việc làm mát hoặc làm ấm cho ngôi nhà.

4. So sánh ưu - nhược điểm của gạch không nung và gạch đất nung

So sánh gạch không nung và gạch đất nung

So sánh gạch không nung và gạch đất nung

Tiêu chí

Gạch không nung

Gạch đất nung

Nguyên liệu

  • Nguyên liệu đa dạng: xỉ than, vôi bột, xi măng, đá vụn, cát, tro từ các nhà máy nhiệt điện, các chất phụ gia, cát vàng,...
  • Sử dụng đất sét được khai thác từ tự nhiên.

Hình dáng

  • Hình dáng đa dạng như gạch đặc, gạch dùng đóng cọc thép, gạch đúc bê tông,.. 
  • Kích thước, quy cách chuẩn xác hơn vật liệu nung. 
  • Đa dạng về màu sắc
  • Gạch đất nung thường là gạch đặc và gạch 4 lỗ hay gạch 6 lỗ,...

Cường độ chịu lực

  • Có tính chịu lực cao
  • Đáp ứng được cường độ chịu lực từ 300 - 400 kg/ cm2
  • Không chịu được cường độ chịu lực từ 300 - 400kg/cm2

Giá thành

  • Thấp hơn so với gạch đất nung
 

Ưu điểm

  • Các nguyên liệu sử dụng để làm ra gạch không nung có ở khắp mọi nơi. Việc khai thác và sử dụng chúng không gây tác động nhiều đến môi trường tự nhiên.
  • Có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống thấm, chống nước tốt. 
  • Giảm thiểu kết cấu cốt thép, tiết kiệm vữa xây.
  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc
  • Được sản xuất trên công nghệ, thiết bị tiên tiến.
  • Dây chuyền sản xuất không tốn nhân công lao động, có thể tự động hóa hầu hết quy trình.
  • Có thể sử dụng cho những hạng mục yêu cầu cao về khả năng chịu lực và chống thấm như tường chịu lực, tường bao, tường vệ sinh,... (chỉ áp dụng với gạch đặc đất nung)
  • Được ứng dụng để làm lớp chống nóng cho mái hoặc xây tường dày.
  • Gạch nhẹ

Nhược điểm

  • Nguyên liệu chính để sản xuất gạch không nung là cát đá nên sẽ đẩy mạnh nhu cầu khai thác đá, cát.
  • Các nguyên liệu gây ô nhiễm khác như xi măng, bột nhôm cũng được sử dụng nhiều trong quá trình sản xuất.
  • Mất nhiều đất canh tác, ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
  • Sử dụng một lượng lớn than và củi đốt gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. 

5. Bảng báo giá gạch không nung năm 2019

Bảng báo giá gạch không nung năm 2019

Bảng báo giá gạch không nung 2019

Tên sản phẩm

Trọng lượng (Kg)

Giá tiền (VNĐ)

Giá gạch cho 1m3

Gạch không nung đặc

Gạch không nung đặc KM 95DA (200x95x60)

2.3

850

746.000

Gạch không nung đặc KM 100DA (210x100x60)

2.5

950

754.000

Gạch không nung đặc KM 105DA (220x105x60)

2.9

1.050

758.000

Gạch không nung đặc KM 120DA (220x120x60)

3.3

1.250

789.000

Gạch không nung đặc KM 150DA (220x150x60)

4.2

1.580

789.000

Gạch không nung cốt liệu rỗng 3 thành vách

Gạch không nung XMCL rỗng 3 vách KM 100V3 (kích thước 210x100x15)

5.2

2.490

790.000

Gạch không nung XMCL rỗng 3 vách KM 150V3 (kích thước 390x150x19)

16.5

7.590

683.000

Gạch không nung XMCL rỗng 3 vách KM 150V3N (kích thước 390x150x12)

9.1

4.890

697.000

Gạch không nung XMCL rỗng 3 vách KM 200V3 (kích thước 390x200x19)

19.8

9.890

667.000

Gạch không nung XMCL rỗng 3 vách KM 200V3N (kích thước 390x200x12)

10.8

6.290

672.000

Gạch không nung XMCL rỗng 3 vách KM 200V4N (kích thước 390x200x12)

12.1

6.535

698.000

Gạch không nung cốt liệu rỗng T3

Rỗng 3T KM 100T3 (kích thước 390x100x19)

11.5

4.990

673.000

Rỗng 3T KM 150T3 (kích thước 390x150x19)

15.1

6.990

629.000

Rỗng 3T KM 190T3 (kích thước390x190x190)

18.5

8.990

639.000

Gạch không nung cốt liệu rỗng 3 lỗ 2 vách

Gạch không nung XMCL 3 lỗ 2 vách KM 100L3 (kích thước 400x100x19)

11.1

4.890

643.000

Gạch không nung XMCL 3 lỗ 2 vách KM150L3 (kích thước 400x150x19)

15.5

7.290

639.000

Gạch không nung XMCL 3 lỗ 2 vách KM 200L3 (kích thước 400x200x19)

19.9

9.590

631.000

Gạch không nung cốt liệu rỗng 2 lỗ 2 vách

Rỗng 2 lỗ KM 105L2 (kích thước 220x105x12)

4.2

2.090

754.000

Rỗng 2 lỗ KM 200L2 (kích thước 390x200x19)

15.6

7.990

539.000

Trên đây là một số thông tin cơ bản, cần thiết về gạch không nung mà bạn có thể tham khảo lựa chọn cho công trình của mình một sản phẩm gạch tốt nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Theo: Trần Thanh Trà