Ghi đĩa DVD từ phần mềm Nero 8 như thế nào?

Em mới mua phần mềm Nero 8 và đã cài đặt. Em có 1 clip làm từ phần mềm Ulead Studio (đuôi clip là mpeg). Bây giờ muốn ghi thành đĩa DVD để xem thì phải làm như thế nào? Xin trả lời cho em gấp vì em muốn làm tặng bạn nhân ngày sinh nhật. Em cảm ơn!
gold
gold
Trả lời 16 năm trước
Bạn chạy Nero StartSmart > chọn DVD trong khung chọn ở giữa cạnh trên cửa sổ Nero > bấm vào biểu tượng copy DVD. Trong cửa sổ Nero Express, bạn chỉ định ổ đĩa đọc - Source drive và ổ đĩa ghi - Destination drive (nếu chỉ có 1 ỗ đĩa ghi thì khai báo trong 2 mục này giống nhau), tốc độ ghi - Writing speed, số lượng bản sao – Number of copies, chỉ định ổ đĩa và thư mục lưu file tạm trong quá trình ghi (ổ đĩa phải có dung lượng trống tối thiểu gấp đôi dung lượng đĩa DVD gốc). Nếu muốn Nero kiểm tra lại đĩa DVD sau khi ghi thì đành dấu chọn mục Verify data on disc after burning. Đưa đĩa DVD gốc vào ổ DVD và bấm nút Copy để Nero đọc đĩa, sau đó Nero sẽ nhắc bạn thay đĩa trắng vào để ghi.
styles
styles
Trả lời 16 năm trước
Tôi tặng bạn tài liệu nầy bạn đọc và làm theo là được liền ,dễ lắm bằng tiếng việt luôn..... Nói đến ghi đĩa thì có lẽ rất nhiều người nghĩ ngay đến Nero, Nero là một phần mềm rất thông dụng trong lĩnh vực này, nó được rất nhiều người sử dụng. Kể cả những công ty nổi tiếng về sản xuất ổ CD/DVD cũng thường bán kèm phần mềm này theo ổ CD/DVD. Có nhiều người nói Nero nặng nề, tốn hệ thống lại cồng kềnh khó sử dụng nhưng họ đều nhầm, Nero chỉ tốn hệ thống khi bạn cài đặt cả bộ Nero Express gồm rất nhiều các công cụ, nó không hề cồng kềnh nếu bạn dùng những bản Portable đặc chế. Hơn thế nữa với các phiên bản 7 trở lên Nero có giao diện cảm quan, dễ sử dụng hơn nhiều so với các phần mềm như Easy DVD/CD Burning hay một số phần mềm burn đĩa khác. Ở đây mình dùng dùng Portable Nero Burning 7.2.0.3(11MB) để minh họa, các phiên bản từ 7 trở lên đều tương tự như thế. Ngay khi chạy Nero sẽ xuất hiện một bản mới để các bạn lựa chọn ghi đĩa theo các file muốn ghi phù hợp: 1, Chuẩn bị: Vùng 1: Các kiểu mẫu có sẵn phù hợp cho từng loại file bạn muốn ghi : - CD-Rom(ISO): thường dùng để ghi các dữ liệu, burn các file ảnh, hay các file nhạc dạng nén như: Mp3, Mp4 ... - Audio-CD: thường ghi các file nhạc tiếng - Mixed Mode CD: dùng để ghi file dữ liệu và file nhạc vào chung một đĩa, bạn lưu ý loại này ghi file nhạc nhưng chỉ ổ CD/DVD của máy vi tính mới đọc được thôi. - CD-Extra : để ghi các loại file nhạc tiếng dạng: MP3, MP4 thành các đĩa tiếng dạng Audio - CD copy: tất nhiên là dùng để sao đĩa rồi nhưng thường dùng cho các máy có 2 ổ CD thì thuận tiện hơn - Video CD: dùng để ghi những file Video như mpeg, dat, avi .... - Super VCD : cái này chính là định dạng SVCD đó - CD Boot : hỗ trợ ghi các đĩa Boot ... - Ngoài ra còn có một số thứ không quan trọng lắm các bạn như Audiobook để ghi các file sách dạng audio hay CD-Rom(UDF/ISO) Vùng 2: Đây là vùng chỉnh sửa các thông số đĩa, tùy từng kiểu mẫu mà có các tab chỉnh khác nhau nhưng theo mình nghĩ nên để mặc định hầu hết chỉ lưu ý một số Tab sau : - Multisession: Đây là một lựa chọn rất quan trọng khi ghi các đĩa dữ liệu: Nó cho phép bạn ghi đĩa thành nhiều lần cho đến khi hết dung lượng hoặc chỉ ghi đĩa một lần (dù chỉ vài trăm KB). Lưu ý: Nếu bạn muốn ghi đĩa dữ liệu làm nhiều lần thì lần ghi đĩa đầu tiên phải chọn Start Multisession Disc và lần tiếp theo bạn phải chọn là Continue Multisession Disc. Nếu lần thứ 2 bạn vẫn chọn là Start Multisession Disc thì nó sẽ ghi tiếp dữ liệu lên một Track mới khác với Track dữ liệu cũ, lúc đó bạn chỉ thấy hiển dữ liệu ghi lần sau mà thôi. Để ghi một lần thì bạn chọn No Multisession. - Label: Chính là nhãn đĩa, nói đúng hơn là tên cái đĩa đó hiển thị ra khi chúng ta đưa nó vào ổ CD/DVD của PC. Bạn chỉ việc đánh nhãn đĩa vào phần Disc name, nếu bạn muốn thêm nhiều thông tin cá nhân nữa vào đĩa thì nhấn vào More Labels và khai báo thêm các thông tin như: bản quyền, tiêu đề, tên chương trình ghi đĩa ..... - Dates: nó cho phép bạn chỉnh sửa ngày tháng burn đĩa, cái này dùng để khai man ngày tháng đó .... - Burn: cái này quan trọng đây, bạn phải để ý đến phần Write Speed trong đó nhé. Đó chính là tốc độ ghi đĩa, cái này ảnh hưởng đến khả năng đọc dữ liệu sau này của đĩa. Thường thì các đĩa dữ liệu bạn nên ghi với tốc độ từ 32X trở xuống mà thôi nếu không đĩa chỉ hơi xướt một chút là vất đi ngay( tôi thường ghi 16X ) . Với các đĩa nhạc ghi ra cho các đầu VCD bình thường đọc thì chỉ ghi ở mức 8X thôi nhé kẻo lại phí công ghi ... Ngoài ra thì số Number of copies sẽ là số đĩa cho phép bạn tạo ra thường thì là một 2, Ghi đĩa: Vậy là xong công tác chuẩn bị rồi bây giờ là chọn dữ liệu để ghi: bạn nhấn vào để bắt đầu chọn dữ liệu ghi đĩa, lúc này cửa sổ mới sẽ hiện ra. Đầu tiên bạn chọn folder chứa file ở ô giữa, ô bên phải sẽ hiện ra các file có trong folder đó bạn chọn các file muốn ghi rồi bấm chặt chuột kéo sang ngoài cùng bên phải. Vậy là OK rồi đó, đối với các file nahcj bạn còn có thể chọn file rồi nhấn Play để xem lại nữa Bạn có thể thêm, bớt, cắt file bằng các công cụ trên thanh công cụ hoặc Save những lựa chọn của mình lại để lúc khác ghi.... Cuối cùng thì nhấn Burn để tiến hành Burn đĩa , tất nhiên là lúc này bạn phải bỏ đĩa trắng vào rồi. Lúc này các tùy chọn lúc trước bạn chọn sẽ lại hiện thị lại, nếu muốn thay đổi thì các bạn thay đổi nếu không thì nhấn BURN rồi chờ đợi thôi ... Vậy là cuối cùng bạn đã tự mình ghi được một cái đĩa rồi đó, bây giờ thử làm vài bức ảnh bằng Proshow hay 3D-Album như đã hướng dẫn trong Ebook và in ra xem. Chắc chắn sẽ có người lác mắt vị ngạc nhiên đo LƯU Ý: - Nếu bạn muốn ghi đĩa DVD thì phải chuyển vùng chữ nhật màu đỏ( hình đầu tiên) thành DVD mọi thứ còn lại tương tự như CD thôi - Phải luôn để ý đến lựa chọn MultiSession khi ghi đĩa nhé - Lựa chọn tốc độ ghi phù hợp với mục đích công việc. - Không nên ghi nhiều đĩa một lúc thứ nhất là hại mắt đọc, thứ 2 ảnh hưởng đến chất lượng của đĩa ...
hoang hong manh
hoang hong manh
Trả lời 15 năm trước
po tay toi cung dang tim hieu [:-/]
Nguyễn Tuấn Hùng
Nguyễn Tuấn Hùng
Trả lời 12 năm trước

Tôi tặng bạn tài liệu nầy bạn đọc và làm theo là được liền ,dễ lắm bằng tiếng việt luôn.....


Nói đến ghi đĩa thì có lẽ rất nhiều người nghĩ ngay đến Nero, Nero là một phần mềm rất thông dụng trong lĩnh vực này, nó được rất nhiều người sử dụng. Kể cả những công ty nổi tiếng về sản xuất ổ CD/DVD cũng thường bán kèm phần mềm này theo ổ CD/DVD.

Có nhiều người nói Nero nặng nề, tốn hệ thống lại cồng kềnh khó sử dụng nhưng họ đều nhầm, Nero chỉ tốn hệ thống khi bạn cài đặt cả bộ Nero Express gồm rất nhiều các công cụ, nó không hề cồng kềnh nếu bạn dùng những bản Portable đặc chế. Hơn thế nữa với các phiên bản 7 trở lên Nero có giao diện cảm quan, dễ sử dụng hơn nhiều so với các phần mềm như Easy DVD/CD Burning hay một số phần mềm burn đĩa khác.

Ở đây mình dùng dùng Portable Nero Burning 7.2.0.3(11MB) để minh họa, các phiên bản từ 7 trở lên đều tương tự như thế.

Ngay khi chạy Nero sẽ xuất hiện một bản mới để các bạn lựa chọn ghi đĩa theo các file muốn ghi phù hợp:

1, Chuẩn bị:

Vùng 1: Các kiểu mẫu có sẵn phù hợp cho từng loại file bạn muốn ghi :

- CD-Rom(ISO): thường dùng để ghi các dữ liệu, burn các file ảnh, hay các file nhạc dạng nén như: Mp3, Mp4 ...

- Audio-CD: thường ghi các file nhạc tiếng

- Mixed Mode CD: dùng để ghi file dữ liệu và file nhạc vào chung một đĩa, bạn lưu ý loại này ghi file nhạc nhưng chỉ ổ CD/DVD của máy vi tính mới đọc được thôi.

- CD-Extra : để ghi các loại file nhạc tiếng dạng: MP3, MP4 thành các đĩa tiếng dạng Audio

- CD copy: tất nhiên là dùng để sao đĩa rồi nhưng thường dùng cho các máy có 2 ổ CD thì thuận tiện hơn

- Video CD: dùng để ghi những file Video như mpeg, dat, avi ....

- Super VCD : cái này chính là định dạng SVCD đó

- CD Boot : hỗ trợ ghi các đĩa Boot ...

- Ngoài ra còn có một số thứ không quan trọng lắm các bạn như Audiobook để ghi các file sách dạng audio hay CD-Rom(UDF/ISO)

Vùng 2: Đây là vùng chỉnh sửa các thông số đĩa, tùy từng kiểu mẫu mà có các tab chỉnh khác nhau nhưng theo mình nghĩ nên để mặc định hầu hết chỉ lưu ý một số Tab sau :

- Multisession: Đây là một lựa chọn rất quan trọng khi ghi các đĩa dữ liệu: Nó cho phép bạn ghi đĩa thành nhiều lần cho đến khi hết dung lượng hoặc chỉ ghi đĩa một lần (dù chỉ vài trăm KB).

Lưu ý: Nếu bạn muốn ghi đĩa dữ liệu làm nhiều lần thì lần ghi đĩa đầu tiên phải chọn Start Multisession Disc và lần tiếp theo bạn phải chọn là Continue Multisession Disc. Nếu lần thứ 2 bạn vẫn chọn là Start Multisession Disc thì nó sẽ ghi tiếp dữ liệu lên một Track mới khác với Track dữ liệu cũ, lúc đó bạn chỉ thấy hiển dữ liệu ghi lần sau mà thôi.

Để ghi một lần thì bạn chọn No Multisession.

- Label: Chính là nhãn đĩa, nói đúng hơn là tên cái đĩa đó hiển thị ra khi chúng ta đưa nó vào ổ CD/DVD của PC.

Bạn chỉ việc đánh nhãn đĩa vào phần Disc name, nếu bạn muốn thêm nhiều thông tin cá nhân nữa vào đĩa thì nhấn vào More Labels và khai báo thêm các thông tin như: bản quyền, tiêu đề, tên chương trình ghi đĩa .....

- Dates: nó cho phép bạn chỉnh sửa ngày tháng burn đĩa, cái này dùng để khai man ngày tháng đó ....

- Burn: cái này quan trọng đây, bạn phải để ý đến phần Write Speed trong đó nhé. Đó chính là tốc độ ghi đĩa, cái này ảnh hưởng đến khả năng đọc dữ liệu sau này của đĩa. Thường thì các đĩa dữ liệu bạn nên ghi với tốc độ từ 32X trở xuống mà thôi nếu không đĩa chỉ hơi xướt một chút là vất đi ngay( tôi thường ghi 16X ) . Với các đĩa nhạc ghi ra cho các đầu VCD bình thường đọc thì chỉ ghi ở mức 8X thôi nhé kẻo lại phí công ghi ...

Ngoài ra thì số Number of copies sẽ là số đĩa cho phép bạn tạo ra thường thì là một

2, Ghi đĩa:

Vậy là xong công tác chuẩn bị rồi bây giờ là chọn dữ liệu để ghi: bạn nhấn vào để bắt đầu chọn dữ liệu ghi đĩa, lúc này cửa sổ mới sẽ hiện ra. Đầu tiên bạn chọn folder chứa file ở ô giữa, ô bên phải sẽ hiện ra các file có trong folder đó bạn chọn các file muốn ghi rồi bấm chặt chuột kéo sang ngoài cùng bên phải. Vậy là OK rồi đó, đối với các file nahcj bạn còn có thể chọn file rồi nhấn Play để xem lại nữa

Bạn có thể thêm, bớt, cắt file bằng các công cụ trên thanh công cụ hoặc Save những lựa chọn của mình lại để lúc khác ghi....

Cuối cùng thì nhấn Burn để tiến hành Burn đĩa , tất nhiên là lúc này bạn phải bỏ đĩa trắng vào rồi. Lúc này các tùy chọn lúc trước bạn chọn sẽ lại hiện thị lại, nếu muốn thay đổi thì các bạn thay đổi nếu không thì nhấn BURN rồi chờ đợi thôi ...
Vậy là cuối cùng bạn đã tự mình ghi được một cái đĩa rồi đó, bây giờ thử làm vài bức ảnh bằng Proshow hay 3D-Album như đã hướng dẫn trong Ebook và in ra xem. Chắc chắn sẽ có người lác mắt vị ngạc nhiên đo

LƯU Ý:

- Nếu bạn muốn ghi đĩa DVD thì phải chuyển vùng chữ nhật màu đỏ( hình đầu tiên) thành DVD mọi thứ còn lại tương tự như CD thôi

- Phải luôn để ý đến lựa chọn MultiSession khi ghi đĩa nhé

- Lựa chọn tốc độ ghi phù hợp với mục đích công việc.

- Không nên ghi nhiều đĩa một lúc thứ nhất là hại mắt đọc, thứ 2 ảnh hưởng đến chất lượng của đĩa ...