Đánh giá quạt hút gió tản nhiệt cho laptop F1: liệu có tốt như lời quảng cáo?

Laptop bị nóng/quá nhiệt đang là vấn đề khá phổ biến, nhất là đối với những người thường xuyên sử dụng máy phục vụ những mục đích như: chơi game, dựng video, hay làm đồ họa, hoặc thậm chí những loại laptop đời cũ phải ở trong điều kiện nóng nực. Đã có những trường hợp laptop tắt đột ngột vì nóng quá, thậm chí còn có thể dẫn đến bỏng tay khi đang sử dụng nữa. Do đó, quạt hút gió tản nhiệt laptop ra đời với giá thành khá rẻ là một giải pháp khá tối ưu cho vấn đề này.

Tuy nhiên, liệu giá rẻ như thế có tối ưu và hiệu quả như những lời quảng cáo hay không?

Chất liệu nhựa, hơi khó sử dụng

Nếu bạn mua một chiếc quạt hút gió tản nhiệt có giá tầm 100.000 VNĐ, vẻ ngoài của nó sẽ vô cùng hầm hố, mạnh mẽ, đậm chất game thủ. Tuy nhiên, phía bên trong lại chẳng hề có hướng dẫn sử dụng, mà chỉ được trang bị 1 dây nguồn, cùng 3 miếng cao su có 3 kích thước, một “quạt hút gió” hình hộp chữ nhật, kèm thêm 1 miếng nhựa có tác dụng làm bệ đỡ cố định thiết bị này với laptop của bạn.

Bên cạnh đó, một điểm trừ của loại quạt này mà đối với những người dùng laptop có ít cổng kết nối chính là: dây nguồn USB được trang bị khá là ngắn, do đó khi sử dụng, coi như người dùng mất đi một cổng USB trên laptop của mình.

Về cách sử dụng, thiết bị này có vẻ khá khó khăn khi dùng, bởi vì mỗi khi bạn nhấc máy lên, thì bạn cũng phải đẩy chiếc quạt lại sát hơn với chiếc laptop. Hơn nữa, miếng cao su khá dễ bị hở, vì thế quạt hút gió cũng không hiệu quả cho lắm, nói chung khá bất tiện, rườm rà khi sử dụng.

Hiệu quả sử dụng kém

Hiệu quả tản nhiệt và hiệu quả làm mát của dòng máy này cũng kém, chỉ giảm được 1 - 2 độ mà thôi. Đối với trải nghiệm game, dù quạt hút gió đã được gắn chặt vào, chạy với tốc độ tối đa nhất, thế mà nhiệt độ vẫn chỉ giảm được một cách rất nhẹ, tối đa có 2°C mà thôi. Bên cạnh đó, tiếng ồn do quạt phát ra cũng gây ra sự khó chịu vô cùng.

Đặc biệt, khi trải nghiệm chơi các games nặng với công suất tối đa, thì nhiệt độ của GPU/CPU là 92/80°C; sau khi gắn quạt hút gió, chạy khoảng 5 phút, thì chỉ số này chỉ giảm xuống vô cùng nhẹ (91/78°C). Hơn nữa, khi sử dụng máy  vẫn gây ra nóng tay và sự thay đổi là không đáng kể.

Thậm chí là nhiệt độ còn tăng cao hơn so với lúc không dùng khi thử thay 2 miếng cao su kia (kích cỡ khác nhau) rồi gắn quạt vào laptop.

Hơn nữa, chiếc quạt này vừa khó để lắp đặt, vừa không gắn khít hoàn toàn, hoạt động một cách thật sự hiệu quả khi được sử dụng với những chiếc laptop nóng sẵn. Những lúc ấy, bạn nên kê cao hơn phần phía sau máy để nâng cao khả năng hút gió được tốt hơn. Bên cạnh đó, phần keo dính bôi sẵn trên miếng nhựa đỡ quạt đôi khi có thể bám dính rất chặt lên laptop, làm bẩn laptop vì khó lau chùi.

Tóm lại, mặc dù với vẻ ngoài rất ấn tượng, nhưng chiếc quạt hút gió - tản nhiệt laptop vẫn không thể hoạt động hiệu quả với nguyên lý hút gió nóng từ laptop ra ngoài của nó; và khả năng tản nhiệt của nó cũng rất kém, thậm chí còn phiền toái, khó chịu khi sử dụng nữa.

Chưa có câu trả lời nào