Cách chữa bệnh viêm đa dây đa rễ thần kinh (do biến chứng)

Sáng ngày 23/07/2004 bố cháu là Nguyễn Ngọc Thạch làm nhiệm vụ bảo vệ kho Quốc phòng (thuộc đơn vị kho K612, Tổng cục công nghiệp Quốc phòng) về nhà thấy kêu khó chịu đau đầu, buồn nôn (sau này nghe bố cháu kể khi đang đi tuần tra thì trời đột ngột mưa to gió lớn làm cho bị ngã…). Do không được cứu chữa kịp thời nên dẫn đến bố cháu bị di chứng viêm đa dây đa rễ thần kinh luôn kêu đau buốt nửa người phải; nửa đầu phải và mắt phải lác (nhìn đôi), ăn không ngon, ngủ không yên (tính mạng đang bị đe dọa) mà gia đình cháu đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không thấy đỡ. Vậy cháu đăng tin này kính mong các cô, các bác biết ở đâu chữa được thì mách bảo giúp gia đình cháu là Nguyễn Thành Trung theo số điện thoại 04.8765818 hoặc 0983.5262.86 (hoặc qua email: lazyman304@yahoo.com)
vũ thanh nga
vũ thanh nga
Trả lời 14 năm trước
Chào Anh! Bố em năm nay 57 tuổi cũng bị cảm chạy vào gây ra bệnh viêm đa rễ dây thần kinh ( các cơ tay, chân teo dần và liệt, ngón tay sưng do máu không lưu thông xuống tứ chi, não bộ thần kinh hoàn toàn bình thường). Bố em không thể di chuyển, nắm bất động một nơi, và tưởng như không chữa trị được Bố em đã điều trị ở các bệnh viên: Việt Pháp - Bạch Mai ( khoa tim mạch), 108, 203 - Quân đội và Cả Viên châm cứu Trưng Ương của Bác Nguyễn Tài Thu . Hiện nay bố em đã có thể đứng dậy đi lại được, các ngón tay đã cử động được và bắt đầu có phản ứng. Hàng ngày kết hợp tập luyện và kiên trì uống thuốc ( có cả rượu ngâm cây lược vàng) Bố em đã đứng vững tự làm được một số vệ sinh cá nhân Nếu anh cần thêm thông tin để chữa bệnh và trao đôi kinh ngiệm thì có thể liên hệ với ông qua số địên thoại : 031.3583800 - Bác Chiến Hiện nay Bố em có uống thuốc nam của một thầy Lang ở Phú Thọ nên em nghĩ những thông tin này có thể giúp Anh có được chút may mắn trong việc chưa bệnh cho bác
Nguyễn Thị Dạ Hương
Nguyễn Thị Dạ Hương
Trả lời 13 năm trước

Bạn ở HN thì bạn nên đưa Bố đến Khoa nội BV Bạch Mai chưa là được.

chúc bạn và gia đình khỏe mạnh

nguyen thi gam
nguyen thi gam
Trả lời 11 năm trước

Chào bạn! Tôi cũng là người bị bệnh vàđược chuẩn đoán là viêmđa rễ dây thần kinh. Vừa qua tôiđã nhập vàđiều trị tại khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai kết quả cũng rất tốt, tuy nhiên trường hợp của tôi thì khác với bố của bạn vì mắt tôi không bị mờ. Nhưng trongđợt diều trị cùng tôi cũng có bệnh nhânnữa tình trạng như bệnhcủa bố bạn vì mắt cũng bị mờvà sau hơn 2 tuầnđiều trị họ cũng bình phục nhưng mắt thì bình phục chậm hơn.Ở Hà Nội sao bạn khôngđưa bố bạn tới bệnh viện Bạch Maiđểđiều trị xem sao? chúc bạn sớm tìmđược phương thuốc chữa trị cho bố bạn, chúc bố bạn mau khỏe .

Trần Lão Gia
Trần Lão Gia
Trả lời 11 năm trước

Mình có biết một loại thảo dược PHÁP, chắc chắn giúp Bố bạn rất nhiều. Rất tiếc là mình biết thông tin chậm, nhưng kỳ vọng sau 9 tháng - 12 tháng Bố bạn có thể hồi phục 60-70%. Hãy liên lạc 0983 712 866 . Vì chính mình đã bị tê liệt hệ thống thần kinh, tê liệt nửa người, nhưng chỉ sau 9 tháng mình đã hồi phục hơn 90%, và đến nay đã 5 năm, mình hoàn toàn khỏe mạnh 100%.

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Diễn biến bệnh


Cấp tính: Xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc.

Mạn tính: Kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân.

Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng.

các dạng mày đay


1. Mày đay thông thường


Bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.

2. Phù mạch (còn gọi là phù Quincke).


Nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc...), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mày đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.

3. Da vẽ nổi


Còn gọi là mày đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mày đay.

4. Ngoài ra mày đay còn có những dạng khác như sẩn nhỏ, sẩn - mụn nước hay xuất huyết.


Mày đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Các nguyên nhân gây nổi mày đay


1. Mày đay thông thường


a. Thức ăn: Những loại có thể gây dị ứng như sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, rượu, bia. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm.

b. Thuốc: Có thể xảy ra ngay sau khi dùng lần đầu hoặc từ 5-10 ngày sau. Nổi mày đay đơn thuần hay có kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch... Các thuốc thường gây dị ứng nổi mày đay là Pennicillin (nguy hiểm nhất), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp X - quang), thuốc ức chế men chuyển (điều trị cao huyết áp, suy tim), thuốc gây mê, huyết thanh, vaccin v.v...

c. Nọc độc: Ong, kiến, sâu bọ...

d. Kháng nguyên hô hấp: Rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc...

e. Nhiễm:

- Virus (viêm gan siêu vi B, C).

- Vi khuẩn (ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, niệu sinh dục).

- Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán, giun kim).

- Nấm (candida ở da, nội tạng).

2. Mày đay do tiếp xúc (với chất hữu cơ hay hóa học).


3. Mày đay vật lý


a. Da vẽ nổi.

b. Mày đay do vận động xúc cảm.

c. Mày đay do chèn ép, chấn động.

d. Mày đay do lạnh, nóng, nước, ánh sáng mặt trời.

4. Mày đay hệ thống


a. Bệnh chất tạo keo (luput đỏ...).

b. Viêm mạch.

c. Bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp).

d. Bệnh ung thư.

5. Mày đay do di truyền


6. Mày đay tự phát (vô căn).


Điều trị mày đay


- Tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết.

- Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng; Tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê...

Trong cơn cấp:

* Ăn nhẹ, giảm muối.

* Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (một phần giấm hai phần nước) để thoa hay tắm.

* Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).

Hiện nay có một số thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamin) thế hệ mới không gây buồn ngủ, có thể sử dụng như:

Tên thuốc Liều dùng / ngày


Loratadine (Clarityne) 10mg x 1 viên.

Cetirizine (zyrtec) 10mg x 1 viên.

Acrivastine (Semprex) 8mg x 3 viên.

Astemizole (Hismanal) 10mg x 1 viên.

Thuốc corticoides (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản; Một số trường hợp nổi mày đay do viêm mạch, mày đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường; Không nên dùng để điều trị mày đay mạn tính tự phát.

Đối với mày đay mãn tính: vì thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.