Nôn ra máu là biểu hiện của bệnh gì?

Cháu thường nôn ra máu vào ban đêm, bị sốt liên tục, người mệt mỏi, buồn ngủ, đặc biệt là những khi căng thẳng thì càng nặng hơn. Cháu không rõ mình đang mắc chứng bệnh gi. Kính mong bác sĩ giúp đỡ. Cháu chân thành cảm ơn
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
Nôn ra máu thường là triệu chứng hay gặp của xuất huyết tiêu hoá cao và nguyên nhân gây nôn máu rất đa dạng, có thể gặp do: Loét dạ dày, loét hành tá tràng, ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp chảy máu sau uống thuốc như cocticoid, aspirine, thuốc chống viêm không steroide…, hoặc do polip dạ dày, tá tràng, viêm trợt chảy máu do rượu mạnh, do vi khuẩn H.P, do phình mạch máu, dị dạng mạch máu. Do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản trong một số bệnh như xơ gan, viêm tắc tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách, tĩnh mạch trên gan. Nôn máu còn gặp trong một số bệnh về máu (xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tuỷ xương), bệnh toàn thân gây tăng ure máu, ngộ độc …Để điều trị trước tiên trong giai đoạn chảy máu cần phải nhanh chóng cầm máu, phục hồi thể tích máu bị mất và hồi sức cho bệnh nhân. Ngoài giai đoạn chảy máu cần phải khám để tìm nguyên nhân gây nôn máu và điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể như: Do loét dạ dày tá tràng có thể dùng phương pháp cầm máu qua nội soi, nếu do polip dạ dày có thể cắt polip cấp cứu hoặc đốt cuống polip bằng điện, nếu do vỡ tĩnh mạch thực quản có thể dùng phương pháp tiêm xơ, hoặc thắt tĩnh mạch thực quản qua nội soi kết hợp với thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, các nguyên nhân khác thìbên cạnh xử trí việc cầm máu,truyền máu còn cần phải điều trị nguyên nhân chính của bệnh để chống chảy máu tái phát. Về chế độ ăn uống thì cần chú ý như sau: Trong giai đoạn đang chảy máu cần ăn thức ăn lỏng như cháo, nước quả, sữa, nước thịt và ăn nhiều bữa để đảm bảo dinh dưỡng. Khi máu đã cầm thì cho ăn đặc dần trở lại, giảm các thức ăn dễ kích thích, nhiều gia vị, rượu thuốc lá. Những xét nghiệm cần thiết: Nếu chảy máu nặng, có thể gây sốc thì cần ưu tiên cấp cứu điều trị trước. Các bước chẩn đoán bao gồm hỏi bệnh, khám thực thể toàn thân, soi hậu môn, trực tràng, nội soi đại tràng sớm (urgent colonoscopy). Trước đây người ta e ngại soi đại tràng khi có chảy máu, nhưng hiện nay với những tiến bộ và kinh nghiệm đạt được trong khoa học nội soi, xu hướng là sử dụng rộng rãi nội soi đại tràng sớm trong chảy máu vì tỏ ra rất có ích trong việc phát hiện nguồn gốc chảy máu (70-85% các trường hợp) mà không có hoặc rất ít biến chứng. Chỉ khi có lý do không làm được nội soi đại tràng, người ta mới sử dụng chụp Xquang đại tràng vì Xquang kém nhạy, bỏ sót nhiều thương tổn. Nếu nội soi và Xquang đại tràng không tìm ra nguồn gốc chảy máu, thử hút dịch dạ dày bằng ống thông mũi - dạ dày, nếu có máu thì tiến hành nội soi dạ dày - tá tràng, có thể có loét tá tràng, giãn tĩnh mạch hay dị dạng mao mạch... chảy máu ở tá tràng. Nếu cả nội soi đại tràng và nội soi dạ dày - tá tràng đều không tìm ra tổn thương chảy máu mà chảy máu vẫn tiếp diễn, ở các trung tâm trang bị hiện đại, người ta có thể kiểm tra tiếp bằng nội soi tiểu tràng hoặc chụp Xquang động mạch mạc treo, hoặc chụp lấp lánh sử dụng chất đồng vị phóng xạ technetium. Bạn cần đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị tích cực.