Cẩm nang thông số tốc độ màn trập của NAG Anton Gorlin

Tốc độ màn trập là một trong những thiết lập quan trọng mà mỗi nhiếp ảnh gia đều cần phải nắm được. Có 52 tốc độ màn trập (lên đến 1/4000 giây) hoặc đôi khi là 55 tốc độ màn trập (lên đến 1/8000 giây) khả thi, ngoại trừ chế độ Bulb. Vậy làm thế nào để hiểu được tốc độ màn trập nào là phù hợp nhất cho tình huống chụp ảnh của bạn? Hãy cũng tham khảo ngay cẩm nang tổng hợp các thông số tốc độ màn trập lý tưởng hữu ích do nhiếp ảnh gia nổi tiếng Anton Gorlin chia sẻ.

Tốc độ màn trập là gì?

different-shutter-speeds-seascape-768x513

Mỗi máy ảnh DSLR đều có màn trập, trông tương tự như một tấm màn không trong suốt. Khi bạn nhấn nút bấm màn trập, màn trập mở ra và cho phép ánh sáng đi qua ống kính vào đến máy ảnh. Khi màn trập đóng lại, ánh sáng cũng không vào được. Thời gian giữa lúc mở và đóng màn trập đó được gọi là “tốc độ màn trập”. Một tên gọi khác là “thời gian phơi sáng”. Thời gian phơi sáng cho phép bạn có thể vừa sáng tạo, vừa kiểm soát về mặt kỹ thuật trong ảnh của mình. Tốc độ màn trập ngắn có thể đóng băng mọi chủ thể chuyển động, trong khi tốc độ màn trập dài có thể làm mượt hoặc mờ chủ thể.

Vậy làm thế nào để sử dụng tốc độ màn trập?

Không có một ranh giới nào ở giữa tốc độ màn trập nhanh và chậm. Về cơ bản, tốc độ màn trập nhanh thiên về mọi phần nhỏ nhất của 1 giây, còn tốc độ màn trập chậm là tất cả mọi thứ từ 1 giây trở lên. Đôi khi, tốc độ màn trập chậm hơn 1/10 cũng đồng nghĩa là chậm.

Các chi tiết kỹ thuật của tốc độ màn trập

Có 2 cách để trình bày tốc độ màn trập. Đối với tất cả các thông số dưới 1 giây, nó thể hiện một phần nhỏ của 1 giây. Đối với mọi thông số từ 1 giây trở lên, nó thể hiện toàn bộ giây đó. Lấy ví dụ, 1/200 có nghĩa là 1 phần 200 của 1 giây. Trên máy ảnh hiển thị 200. Một ví dụ khác là 20 giây, sẽ thể hiện trên máy ảnh là 20″. Dấu nháy đôi là ký hiệu toán học của đơn vị giây.

Rất nhiều máy ảnh DSLR ngày nay có chế độ màn trập “Bulb“. Ở chế độ này, bạn có thể đạt được bất kỳ tốc độ màn trập nào lên đến 30 phút. Máy ảnh sẽ giữ màn trập mở cho đến khi bạn thả nút bấm màn trập, hoặc trong trường hợp là điều khiển từ xa thì là cho đến khi bạn nhấn nút bấm màn trập lần thứ hai.

Trở lại với tốc độ màn trập:

Tốc đọ màn trập là một trong ba thông số cùng tạo ra tam giác phơi sáng. Nếu bạn gấp đôi thời gian phơi sáng, lượng ánh sáng đến được cảm biến cũng là gấp đôi. Việc gấp đôi này làm tăng từ cân bằng đến +1 bước phơi sáng, khiến ảnh ra trông sáng hơn. Tương tự, tăng tốc độ màn trập lên nhanh hơn gấp đôi tương đương tăng từ cân bằng đến -1 bước phơi sáng, khiến ảnh ra tối hơn. Để giữ được độ sáng ở mức tương tự, bạn cần điều chỉnh khẩu hoặc ISO để bù sáng.

Các hiệu ứng hình ảnh của tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập kiểm soát thời lượng cảm biến phơi sáng. Trong suốt thời gian mở màn trập, bức ảnh chúng ta đang cố gắng chụp có thể thay đổi vị trí. Đấy là lý do một số ảnh bị nhòe – chỉ là do chúng đã đổi chỗ trong quá trình cảm biến thu nhận ánh sáng. Chính vì vậy, mỗi lần bước khi chụp ảnh, chúng ta phải suy nghĩ trước đâu là hiệu ứng ta muốn thực hiện. Lúc này ta muốn bắt kịp làn nước sắc nét với mọi giọt nước đều có thể nhìn thấy rõ, lúc khác ta lại muốn ghi lại một làn nước uyển chuyển như dải lụa. Cả phơi sáng ngắn và phơi sáng dài đều ổn, không tệ chút nào. Mỗi kỹ thuật đều có thể sử dụng phù hợp trong những tình huống nhất định.

Bảng thông số tốc độ màn trập

freeze-shutter

Rất nhiều nhiếp ảnh gia tính bảng thông số tốc độ màn trập khả thi đầy đủ bắt đầu từ 1/8000 và kết thúc với 30 giây. Tuy nhiên, đối với Gorlin, việc xây dựng bảng thông số như vậy quá là vô bổ. Lời khuyên của Gorlin là, tất cả những gì bạn cần biết đó là thời gian phơi sáng gấp đôi là +1 bước; giảm một nửa là -1 bước. 1 bước bằng 3 lần bánh xe trên máy ảnh của bạn click và là 1/3 mỗi click khi bạn xoay bánh xe. Để bù sáng, bạn cần áp dụng số lần click tương tự lên bánh xe chỉnh khẩu. Tất cả chỉ có thế.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất!

Chưa có câu trả lời nào