Làm sao khi bé ko chịu ăn?

bé nhà mình hơn 2 tuổi rồi mà vẫn lười ăn.ngày chỉ ăn 3 chén cháo uống 400-500ml sua cô gái hà lan 123,1hu sua chua,uống kid-grow và bio-acimin suot thoi gian dài mà 8 tháng nay bé trai nhà mình ko lên lạng nào có hơn 10kg à.bé lười ăn cơm,ăn cháo rất lâu.giúp mình làm sao đưa bé lên cân với ko thì suy dinh duong quá,đã 8 tháng rùi.

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 13 năm trước

Bạn phải làm gì khi bé không chịu ăn? Ngày nay, nhiều ông bố, bà mẹ gặp phải vấn đề này nhiều hơn bạn tưởng. Các em bé tuổi chập chững (từ 1 tới 3 tuổi) khẳng định sự độc lập của mình bằng cách kén ăn hơn. Khi bé không ăn, thay vì chừng phạt, la mắng để bắt bé ăn, bạn nên tập trung vào việc giúp trẻ phát triển các thói quen ăn uống tốt.

Dưới đây là một số điều Nên và Không Nên khi bé không chịu ăn

Nên

Khi bé tự nhiên bỏ ăn, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để phát hiện ra các dấu hiệu bệnh.

Nếu bé không có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào, bạn có thể giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt.

Bạn nên giúp bé quen dần với 3 bữa chính và 3 bữa phụ trong ngày. Ngoài ra không để bé ăn vặt ngoài các giờ đó khiến ảnh hưởng tới các giờ ăn của các bữa sau. Khi chuẩn bị các bữa ăn cho bé, bạn có thể chuẩn bị nhiều những thức ăn mà bạn biết rằng bé thích và bé đang cố gắng tập làm quen hoặc bé không thích. Đối với thức ăn mà bé không thích, bạn thỉnh thoảng giới thiệu cho bé. Có thể bạn sẽ mất khoảng 10 lần giới thiệu các món ăn mà bé không thích cùng các món ăn mà bé thích, có thể bé sẽ thích sau nhiều lần cố gắng của bạn.

Bạn có thể cho bé chơi với thức ăn khi đến bữa để tạo sự hứng thú. Với các bé chưa biết xúc, bạn có thể cho bé một cái bát và một chiếc thìa con để bé có thể bắt chước bạn xúc cơm. Bé có thêm cơ hội tập xúc ăn. Với các bé đã biết xúc, bạn có thể cho bé vài cọng rau, cà rốt luộc nhừ, bông cải hấp,... để bé có thể nhón ăn. Nếu bé ăn được các món ăn cùng gia đình, bạn có thể cho bé ngồi chung bàn và để bé tự chọn món cho mình. Bé sẽ cảm thấy mình có độc lập hơn và thoải mái trong bữa cơm gia đình hơn.

Lặp đi lặp lại các thói quen hàng ngày. Bạn nên lặp đi lặp lại những thói quen hàng ngày trước bữa ăn để bé có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra. Ví dụ, tới giờ ăn cơm là tắt tivi, tới giờ ăn cơm là ngưng chơi và lên ghế,... Nếu bé tỏ vẻ chưa hứng thú với bữa ăn, bạn có thể đưa cho bé nhấm nháp một vài cọng rau để khuyến khích bé thích thú với giờ ăn.

Nên hạn chế bớt sữa vào nước hoa quả. Nếu bé đã uống no sữa hoặc nước hoa quả, bé sẽ không ăn. Mỗi ngày, bạn có thể để bé uống khoảng 600 - 700ml và 100 - 150ml nước hoa qủa.

Nên thư giãn. Bạn cũng nên thư giãn và giải toả căng thẳng khi bé không ăn. Không chỉ riêng bạn gặp phải vấn đề này, mà rất nhiều các bậc phụ huynh cũng đang cùng hoàn cảnh với bạn. Ăn là bản năng sinh tồn của giống loài, cho nên không đứa trẻ nào chịu nhịn đói cho tới khi kiệt sức. Nếu sau nhiều bữa bé không chịu ăn, bạn có thể thu xếp để những bữa ăn nhẹ có lợi cho sức khoẻ mà bé yêu thích trên bàn ăn và chỉ cho bé thấy để bé có thể tự lấy khi bé đói.

Không nên

Không nên bắt bé phải ăn hết khẩu phần. Khi bạn mệt, cuộc sống có nhiều căng thẳng, hoặc các món nấu không ngon, bạn có cảm thấy không muốn ăn không? Bé cũng vậy, nhưng vì bé chưa trải qua nhiều kinh nghiệm nên bé sẽ không cố gắng ăn như bạn khi chán ăn. Do đó, bạn nên để bé tự quyết định khi nào bé đói và khi nào bé no. Bạn thử tưởng tượng khi bạn vào một nhà hàng với những món rất ngon và hấp dẫn. Bạn đang định ăn thì một anh hầu bàn bước tới, anh ta quàng khăn ăn lên cổ hộ bạn, sau đó anh ta lấy thức ăn đưa vào miệng bạn và bắt bạn phải ăn hết. Lúc đó, liệu bạn có còn tâm trí để thưởng thức các món ăn ngon trên bàn nữa hay không?

Không nên dùng kẹo, bánh, kem để dụ bé ăn hết khẩu phần. Bởi bạn sẽ gặp phải một vấn đề mới: Bé sẽ nhất định không chịu ăn để ăn kẹo, bánh. Hơn nữa, với phần thưởng đó, vô tình bạn đã khuyến khích kẹo, bánh trở thành một món đặc biệt.

Không nên khuyến khích bé vừa ăn vừa xem tivi. Bởi khi bé tập trung xem tivi, bé sẽ không tập trung vào việc ăn uống. Đó là nguyên nhân làm giảm sự ngon miệng của bé.

Không nên làm bé sao nhãng để quên việc ăn uống. Mục tiêu cuối cùng của bạn là giúp bé cảm thấy hứng thú với các thức ăn và giờ ăn chứ không phải cố gắng cho bé ăn hết khẩu phần. Khi bé không ăn, ông, bà, bố, mẹ làm trò để dụ bé ăn. Vô tình, bạn đã truyền cho bé một thông điệp rằng: Nếu bé không ăn, bé sẽ có rất nhiều trò thú vị để xem. Vậy thì vì lý do gì mà bé phải ăn tự giác?

Không nên vừa chạy theo bé vừa xúc ăn. Nếu bạn quan sát, khi bé thực sự cần ăn bé sẽ ngồi yên để bạn xúc. Nhưng khi bé no hoặc khi bé đã chán ăn, bé thường sẽ chạy đi chỗ khác. Do đó, bạn không nên chạy theo bé để xúc cho bé ăn hết khẩu phần của mình. Khi bé bắt đầu chạy đi, bạn nên ngưng bữa lại và nói rõ cho con biết: Nếu con tiếp tục muốn ăn thì cần ngồi một chỗ. Và sau đó để bé tự quyết định có ăn tiếp hay không. Thông thường, nếu bé hơi đói, bé sẽ ăn ngon hơn vào bữa sau.

Nếu cân nặng của bé dưới mức phát triển bình thường hoặc bạn đã thử nhiều cách mà mọi việc vẫn không tiến triển, bạn có thể đưa bé tới gặp bác sĩ để thảo luận những vấn đề mà bạn quan tâm.

(Theo dantri)

Pham Thi Thu Thuy
Pham Thi Thu Thuy
Trả lời 13 năm trước

Chào chị

Chị có thể bổ sung cho bé thêm ANTIBIO (½ gói ngày uống 2 lần uống 3-5 ngày) hoặc yoghurt vì sau nhiều ngày uống kháng sinh, bé đã bị mất các vi khuẩn có ích ở lòng ruột. Việc cho bé ăn thêm yoghurt sẽ giúp cho tiêu hoá của bé tốt hơn.

Càng lớn bé sẽ khó ăn hơn (có thể do bé mê chơi hay thức ăn không ngon miệng...) chị phải chịu khó ”dụ” thôi. Bên cạnh đó việc đổi món, đổi khẩu vị thêm nhiều màu sắc trong các món ăn sẽ kích thích sự thèm ăn của bé. Chị cũng có thể cho bé uống thêm nước trái cây hay sinh tố sau các bữa ăn nữa nhé (như nước cam, dâu, sinh tố bơ...). Bé nhà em rất thích ăn chuối hay bơ dằm sau bữa ăn (chuối xiêm hay chuối cao là bé ăn ngon miệng nhìn dễ thương lắm ạ). Tạo không khí vui nhộn trong bữa ăn sẽ cải thiện tình hình chán ăn uống nữa chị nhé.

Vài dòng gửi chị.