Giải quyết vấn đề nuôi con như thế nào khi ly hôn?

Xin hỏi: khi chia tay, người vợ đang mang thai đứa con thứ hai, con lớn hơn 2 tuổi thì người vợ có được quyền nuôi đứa con lớn không?

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 12 năm trước

1. Trường hợp thứ nhất: Nếu chị không đồng ý ly hôn thì chồng chị không có quyền đơn phương xin ly hôn, vì theo quy định tại Khoản 2, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Luật HNGĐ) thì : “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.

2. Trường hợp thứ hai: Nếu chị là người đơn phương xin ly hôn hoặc hai anh chị cùng thống nhất yêu cầu Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn thì sẽ giải quyết như sau:

- Nếu chị là người đơn phương xin ly hôn thì chị phải chứng minh cho Tòa án tình trạng vợ chồng anh chị thỏa mãn quy định tại Điều 89 Luật HNGD:Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Về quyền nuôi con: Điều 92 Luật HNGĐ quy định:

Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”.

Như vậy, tại thời điểm chị yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án ly hôn thì cháu bé thứ nhất được hơn 2 tuổi, do vậy về nguyên tắc chị có quyền nuôi con. Còn cháu bé thứ hai sau khi sinh chị cũng được quyền nuôi con.

Tuy nhiên, để được Tòa án quyết định cho chị được nuôi, chị cần chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc cả hai con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục, đồng thời không bị rơi vào trường hợp bị hạn chế quyền nuôi con theo quy định tại Điều 41 Luật HNGD: “Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tuỳ từng trường hợp cụ thể Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Toà án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này”

- Nếu anh chị thuận tình ly hôn thì việc giao con cho ai nuôi sẽ do anh chị tự thỏa thuận và được Tòa án xem xét, công nhận.