Nguyên tắc khởi động của máy bơm cơ khí ô tô

Gà con
Gà con
Trả lời 15 năm trước
Có phải cái này không bác 1- Hệ thống phun xăng điện tử nhiều điểm -Hệ thống phun xăng điện tử nhiều điểm là hệ thống định lượng và điều khiển hiện đại nhất hiện nay, nó điều khiển tối ưu cả hai quá trình phun xăng và đánh lửa của động cơ. Sơ đồ nguyên lý hoạt động và cấu tạo của hệ thống phun xăng điện tử nhiều điểm Motronic trên hình (4) và (5) gồm ba khối thiết bị sau: a)Các cảm biến ghi nhận các thông số hoạt động của động cơ gồm: -Lưu lượng khí nạp Qa - Đo qua lưu lượng kế không khí 16; -Tốc độ động cơ N - Đo qua cảm biến tốc độ 24; -Vị trí bướm ga n(pc) - Công tắc bướm ga 15; -Nhiệt độ máy Tm - Đo qua nhiệt kế 20; -Nhiệt độ khí nạp Ta - Đo qua nhiệt kế 17; -Điện áp ắc quy đo qua điện thế kế (potentiometre) -Tín hiệu khởi động của động cơ - Đo qua công tắc khởi động 26; -Nồng độ ô xy trong khí xả - đo qua cảm biến Lambda (λ) 18; -Các tín hiệu của các cảm biến được chuyển thành tín hiệu điện. http://i229.photobucket.com/albums/ee91/criket162/Dothi04.jpg Hình 4. Sơ đồ nguyên lý của HTPX điện tử Bosch Motronic Các thông số cảm biến: Qa - lưu lượng không khí; N - vòng quay động cơ; n(pc) - vị trí bướm ga; Tm - nhiệt độ động cơ; Ta - nhiệt độ khí nạp; Ub - điện áp ác quy; Sđ - tín hiệu khởi động động cơ. b)Bộ xử lý và điều khiển trung tâm ECU 7 (gọi tắt là bộ điều khiển trung tâm) tiếp nhận các tín hiệu điện d các cảm biến truyền tới, rồi mã hoá chúng thành tín hiệu số và được xứ lý theo một chương trình được nhà sản xuất cài đặt sẵn trong máy. Những số liệu khác cho việc tính toán đã được ghi trong bộ nhớ của máy tính trên ôtô dưới dạng đồ thị (cartographic) hoặc dạng số (bằng những IC số còn gọi là IC tệp lệnh). Bộ ECU bao gồm các phần sau: -Bộ xử lý CPU (Control Processor Unit); -Bộ nhớ chết ROM (Read Only Memory) và bộ sống RAM (Radom Acess Memory) để lưu giữ những số liệu và chương trình tính; -Mạch "Vào/Ra" (I/O - Input/Output), để lọc, chuẩn hoá các tín hiệu vào và khuyếch đại tín hiệu ra; -Bộ chuyển đổi tín hiệu từ dạng tương tự (Analogique): Cơ, điện, từ, quang sang dạng tín hiệu số (numerique); -Tầng khuyếch đại công suất cho mạch phún xăng: Do dòng điện kích thích vòi phun xăng cần giá trị khá lớn (tới 7A) nên phải đặt một tầng khuyếch đại riêng, để vòi phun hoạt động tin cậy và chắc chắn; -Tầng công suất đánh lửa; -Bộ nguồn nuôi đồng hồ điện tử. c)Bộ chấp hành. Các tín hiệu ra của ECU được khuyếch đại và đưa vào bộ chấp hành (actuateur) để phát xung điện chỉ huy việc phun xăng, đánh lửa và điều hành một số cơ cấu và bộ phận khác (luân hồi khí xả, điều khiển các mạch xăng và mạch khí khác...) đảm bảo động cơ hoạt động tối ưu ở mọi chế độ. http://i229.photobucket.com/albums/ee91/criket162/Hinh05.jpg Hình 5. Sơ đồ cấu tạo hệ thống phun xăng điện tử đa điểm Bosch Tronic 1-Bình chứa xăng 2-Bơm xăng điện 3-Bộ lọc xăng 4-Dàn phân phối xăng 5-Bộ điều chỉnh áp suất xăng 6-Bộ giảm giao động áp suất 7-Bộ điều khiển trung tâm 8-Bô bin đánh lửa 9-Bộ phân phối đánh lửa 10-Buji 11-Vòi phun (chính) 12-Vòi phun khởi động 13-Vít điều chỉnh không tải 14-Bướm ga 15-Cảm biến vị trí bướm ga 16-Lưu lượng kế không khí 17-Cảm biến nhiệt độ 18-Cảm biến Lambda (λ) 19-Công tắc nhiệt khởi động 20-Cảm biến nhiệt độ động cơ 21-Thiết bị bổ sung không khí khi chạy ấm máy 22-Vít điều chỉnh hỗn hợp khi chạy không tải 23-Cảm biến vị trí trục khuỷu (Pha làm việc của các xi lanh) 24-Cảm biến tốc độ động cơ 25-Ác quy 26-Công tắc khởi động 27-Rơ le chính 28-Rơ le bơm xăng Đặc điểm hoạt động của hệ thống phun xăng điện tửđược thể hiện qua các phần sau: -Mạch cấp xăng; -Định lượng hoà khí; -Các chế độ hoạt động đặc biệt của hệ thống. Mạch cung cấp xăng (Hình 5) gồm, bình xăng 1, bơm điện kiểu phiến gạt 2, bình lọc xăng 3, dàn phân phối xăng (bình chứa xăng ở áp xuất không đổi) 4, bộ điều chỉnh áp suất 5, bộ giảm dao động 6 mà áp suất xăng trong dàn phân phối 4 được giữ không đổi khi máy hoạt động. Hình.6 giới thiệu sơ đồ cấu tạo vòi phun xăng.http://i229.photobucket.com/albums/ee91/criket162/Hinh06.jpg Hình 6. Vòi phun xăng kiểu điện từ 1-Lọc xăng; 2- đầu nối điện; 3-cuộn dây kích từ; 4-Lõi từ tính; 5-kim phun; 6-đầu kim phun (réton); 7-dàn phân phối xăng; 8-chụp bảo vệ; 9-joăng trên; 10-joăng dưới. Khi chưa có điện vào cuộn kích từ 3 lò xo ép kim 5 bịt kín lỗ phun. Khi có điện vào, cuộn kích từ 3 sinh lực hút lõi từ 4 kéo kim phun 5 lên khoảng 0,1 mm và xăng được phun vào đường nạp. Quán tính của kim 5 (thời gian để mở và đóng kim) vào khoảng 1 – 1,5 ms. Để giảm quán tính đóng mở thường có thêm điệ trở phụ sao cho cường độ dòng điện kích thích lúc mở là 7,5A và dòng duy trì 3A. Quá trình phun xăng được thực hiện đồng bộ theo pha làm việc của từng xi lanh (cũng có trường hợp phun đồng thời) được xác định qua cảm biến vị trí trục khuỷu 23 (Hình 5). Khi đấu mạch điện của các vòi phun, cần lưu ý thứ tự nổ của từng xi lanh. Định lượng hòa khí (nhờ lưu lượng khí thể tích)Dòng khí đi vào ống nạp sẽ tác dụng một lực làm quay cánh bơm 3 một góc a (hình 7) tỉ lệ với lưu lượng khí Qk, lực ấy cânbằng với lực lò xo kéo đóng cánh bướm ga 3. Để tránh ảnh hưởng động của dòng khí nạp đối với vị trí cánh bườm ga người ta dùng hai cánh cân đối 3 và 4 và không gian hãm phía sau bướm 4. một điện thế kế (potentiometre) tạo ra tín hiệu n(pc) tỉ lệ với góc quay a và do đó tương ứng với lưu lượng Qk (hình 8). Lúc lượng Qk còn nhỏ, cửa 3 đóng gần kín, không khí qua đường 2 và lỗ thông vào máy, có thể điều chỉnh vít 1 để thay đổi lượng khí nạp cấp cho chế độ không tải (gần giống như “vít gi ” để chỉnh warrantee ở chế hoà khí các xe máy hiện nay). http://i229.photobucket.com/albums/ee91/criket162/Hinh07.jpg Hình 7. Lưu lượng kế 1-Vít điều chỉnh thành phần hỗn hợp chạy không tải; 2-kênh nối (by-pass); 3-cửa đo lưu lượng; 4-cửa bù trừ; 5-thể tích giảm giao động.