Gíup em đề bài này:" Nêu suy nghĩ và quan niệm của em về HIV/AIDS"?

Nếu muốn viết về một bài văn nghị luận xã hội : " Nêu suy nghĩ và quan niệm của em về HIV/AIDS" thì phải có dàn i' như thế nào ? Em tìm trên mạng nhìu thông tin quá chẳng biết phải làm sao nữa. Anh chị giúp em nhanh nhanh nha.( em cần gấp lắm ạ)[:(] Cảm ơn anh chị trước.
Nguyen Ha My
Nguyen Ha My
Trả lời 15 năm trước
Em có thể làm theo dàn bài này lấy thông điệp Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS : I. GIỚI THIỆU: Cô- phi-An-nan sinh tại Ga-na, một nước cộng hòa thuộc châu Phi Ông được bầu làm Tổng Thư kí Liên hiệp quốc Cô- phi An- nan đã ra Lời kêu gọi hành động gồm 5 điều về việc đấu tranh với đại dịch HIV/AIDS và kêu gọi thành lập Quỹ sức khỏe và AIDS toàn cầu vào tháng 4/2001. 1.Tác giả: Nêu sơ lược tiểu sử tác giả Cô-phi An-nan 2. Thể loại – Thông điệp Văn bản nhật dụng là loại văn đề cập những hiện tượng, những vấn đề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đang đặt ra trước mắt con mgười trong cuộc sống thường ngày. Thông điệp là những lời thông báo mang ý nghĩa quan trọng đối với nhiều người, nhiều quốc gia. Thế nào là văn bản nhật dụng? Thế nào là một thông điệp? 3. Hoàn cảnh ra đời Nhân ngày toàn thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 Nêu hoàn cảnh ra đời của bản thông điệp? 4. Bố cục - Đoạn 1: Từ đầu đến “chiến đấu chống lại dịch bệnh này”. Cả thế giới nhất trí, cam kết phòng chống, chiến đấu, đánh bại căn bệnh HIV/AIDS - Đoạn 2: Tiếp đó đến “đồng nghĩa với cái chết” + Điểm lại tình hình thực tế + Nhiệm vụ của mỗi người, mọi người, mọi quốc gia - Đoạn 3: còn lại: lời kêu gọi thiết tha + Hiểm họa HIV/AIDS. + Cách phòng chống HIV/AIDS Trình bày bố cục văn bản II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Vấn đề được nêu lên trong bản thông điệp: Đấu tranh quyết liệt chống đại dịch AIDS hiện nay trên thế giới: - Phải “đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân - Mọi cá nhân, mọi quốc gia phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, sát cánh bên nhau, hành động tích cực hơn nữa để chiến thắng “căn bệnh của thế kỷ” Bản thông điệp nêu vấn đề gì? 2. Điểm tình hình thực tế: HS đọc đoạn trích … “Nhưng cũng chính trong lúc này , dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lan nhanh với tốc độ báo động phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn – đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương Chúng ta đã không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay theo Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2005. lẽ ra chúng ta phải giảm được ¼ số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi. Với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005.” 2. Điểm tình hình thực tế: Cứ một phút trôi đi, trên thế giới có 10 người nhiễm HIV - Trong số những người nhiễm HIV thì một nửa là phụ nữ. Nhiều khu vực được coi là an toàn trước đây (Đông Âu, châu Á) nay đã bị lây lan nhanh. Không hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra trong “tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS”: Chưa giảm được ¼ số thanh niên đã bị nhiễm HIV Chưa giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh Chưa triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi. 2. Căn cứ vào đâu để tác giả đề nghị “đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân? (PHT số 1) Những hình ảnh về một số nạn nhân nhiễm HIV/AIDS … “Rõ ràng, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. Chúng ta không tuyên bố rằng những thách thức cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng hơn và cấp bách hơn. Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình. Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết. Nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay, tôi kêu gọi các bạn hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS. Hãy cùng tôi đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này. Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn” HS đọc đoạn trích 3. Nhiệm vụ của mọi người, mọi quốc gia (PHT SỐ2) - Chúng ta không vì một lý do nào đó mà quên đi thảm họa đang cướp đi sinh mệnh và tuổi thọ của con người - Loài người hãy hành động chống lại HIV/AIDS. Đó là ý nghĩa sinh tử, tồn vong “Sống hay không sống” - “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính bạn” - Bỏ thái độ kì thị, phân biệt đối xử với những người không may mắc phải HIV/AIDS: “Nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra thì cuộc chiến chống lại HIV/AIDS còn chậm hơn nữa ”. Trong lời kêu gọi mọi người chống HIV/AIDS, tác giả đã yêu cầu mọi người, mọi quốc gia thực hiện nhiệm vụ gì? Kofi Annan: “Tôi xin bày tỏ sự khâm phục đối với chị Regan Hofmann và bà Bùi Thị Hạnh vì họ đã rất dũng cảm, đương đầu với bệnh tật, cũng như tích cực tham gia tuyên truyền, giúp đỡ cộng đồng.” Em có nhận xét gì về tác giả trước những nhiệm vụ đặt ra? Những nhiệm vụ đặt ra trong bản thông điệp đều xuất phát: - từ tấm lòng nhân ái của tác giả, - từ sự quan tâm, yêu thương đồng loại. 4. Những câu văn để lại ấn tượng “Lẽ ra chúng ta phải” (lập lại 3 lần) Nỗi day dứt, xót xa của tác giả - “Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” - “Hãy cùng tôi vật đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này” - “Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình… trong thế giới AIDS khốc liệt này không có khái niệm chúng ta và họ” Những câu văn có sức thuyết phục mạnh mẽ vì thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc chân chân thành của tác giả. Những câu văn nào để lại ấn tượng nhất? III. CHỦ ĐỀ Thông điệp nêu rõ hiểm họa HIV/AIDS. Biện pháp phòng chống HIV/AIDS. Kêu gọi mọi người coi đó là nhiệm vụ của chính mình, không nên im lặng, kì thị, phân biệt đối xử với những người bị HIV/AIDS. Nêu chủ đề Thông điệp? IV. TỔNG KẾT Phòng chống HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Hãy sát cánh bên nhau, không im lặng và không phân biệt đối xử với những người bị HIV/AIDS. - Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ, thể hiện được những suy nghĩ và cảm xúc chân thành của tác giả. Những yếu tố cần thiết khi làm văn nghị luận: - Xây dựng bố cục rõ ràng, lô gíc - Lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục - Tư liệu chọn lọc, sát thực - Lời văn ngắn gọn, hình ảnh gợi cảm,… IV. LUYỆN TẬP Qua thông điệp trên, em rút ra được bài học gì khi làm văn nghị luận? Suy nghĩ của bản thân: Luôn quan tâm tới cuộc sống đang diễn ra. Biết chia sẻ với mọi người, không vô cảm trước nỗi đau của người khác; Bản thân phải công khai lên tiếng về HIV/AIDS, Tuyên truyền vận động mọi người không kỳ thị và phân biệt đối xử với người bệnh AIDS. Đề cao lối sống lành mạnh, tuyệt đối không đuợc buông thả mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. IV. LUYỆN TẬP Suy nghĩ của em về vấn đề HIV/AIDS? Phạm Thị Huệ, đồng sáng lập ra nhóm Hoa Phượng Đỏ chăm sóc những nạn nhân của căn bệnh chết người AIDS và những đứa con của họ. Phần lớn trong số họ đều bị gia đình chối bỏ. Một số thông tin về HIV/AIDS THẾ NÀO LÀ AIDS? AIDS là loại bệnh gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, và làm tên liệt sức đề kháng của con người. Do đó, khi phát triển tới giai đoạn cuối, nó sẽ dẫn người bệnh đến chỗ tử vong. Nguy hiểm đến thế nhưng cho đến nay, AIDS vẫn nằm trong số những loại bệnh mà con người chưa tìm ra thứ thuốc chữa nào hữu hiệu. Hơn nữa, bệnh AIDS lại có sức lan truyền khủng khiếp, bằng không chỉ một con đường lây nhiễm AIDS (hay SIDA) có gì đặc biệt so với các bệnh thông thường? - Các bệnh thông thường có các triệu chứng đặc thù. Viêm da thì da tấy đỏ, ngứa. Tiêu chảy thì đi ngoài nhiều lượt, đi ra nước, đau bụng. Đau mắt thì mắt đỏ, sưng, có mủ. AIDS không có các triệu chứng đặc thù của bệnh. Cái đặc biệt của nó là người bị AIDS dễ mắc rất nhiều chứng bệnh. Chính vì thế mới gọi AIDS là hội chứng. - Chết vì bệnh AIDS thực chất là chết vì các bệnh cơ hội mà cơ thể mắc phải khi bị suy giảm khả nǎng miễn dịch. - Ví dụ thường cảm cúm hay đau bụng uống thuốc đều khỏi; nhưng bị AIDS thì có thể chết vì những bệnh đó. Triệu chứng của bệnh AIDS: Giai đoạn mới phát bệnh AIDS có thể có các triệu chứng: sụt cân, ỉa chảy, siết sưng hạch, ra mồ hôi đêm, đau họng, lở, có nốt trên da. Giai đoạn AIDS toàn phần thì có thể mắc nhiều bệnh cơ hội như bệnh lao, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa, các bệnh viêm nhiễm khác, có thể nói là bất cứ bệnh gì có tồn tại trong môi trường. Chú ý: Đó là các triệu chứng thường gặp nhưng không phải ai cũng bị tất cả các triệu chứng đó. Mặt khác, các triệu chứng này cũng giống như triệu chứng của bao cǎn bệnh thông thường người ta thường mắc phải. Do đó, thấy một người có những triệu chứng này thì không thể nói người ta bị AIDS được, AIDS khác ở chỗ: * Thứ nhất, AIDS do vi rút HIV gây ra, tức là phải có HIV mới gọi là AIDS được. * Thứ hai, thường các triệu chứng của nhiều thứ bệnh cùng xuất hiện, khả nǎng hồi phục của cơ thể kém, đến giai đoạn phát triển sâu của AIDS thì cơ thể không có khả nǎng phục hồi nữa và đi đến cái chết.
nguyen quang kieu
nguyen quang kieu
Trả lời 13 năm trước

Suy nghĩ và quan niệm của em về HIV/AIDS


HIV /AIDS là 1 trong những tệ nạn nguy hiểm cho xã hội.
Nguyên nhân dấn vào con đường "nàng tiên nâu":Sự quá đà trong lối sống ->đem đến những hậu quả khó lường với bạn trẻ. Chỉ vì thiếu hiểu biết mà họ có tâm lý "thử cho biết " ,thử để "lấy cảm giác", và nhiều khi họ tìm đến ma túy để có được khoái cảm. Nhiều khi chỉ vì thiếu lập trường,đua đòi cho bằng bạn bằng bè mà họ bất chấp nhắm mắt dấn thân vào con đường chết .

Đi vào con đường HIV nhiều khi không phải do tự bản thân mà còn do tác động bên ngoài của bạn bè,GĐ.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn dắt một người đến tình trạng nghiện thuốc, cũng như có nhiều yếu tố bảo vệ giúp cho một người khó bị Ma Túy tấn công. Một thiếu niên bình thường sẽ
chịu tác động của 4 lĩnh vực: quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, môi trường học đường và môi trường cộng đồng, nhưng gia đình là cơ sở chính cho thiếu niên sinh sống, lớn lên và phát triển
tâm lý xã hội, chính gia đình là nơi chứa đựng những yếu tố bảo vệ cũng như nguy cơ nhiều hơn cả.
Một số yếu tố nguy cơ hình thành sớm từ trong gia đình như:
1. Gia đình hỗn loạn, cãi cọ, gia đình kém kỷ cương, đặc biệt là gia đình có cha mẹ nghiện hay
bệnh tâm thần;
2. Cha mẹ bất lực trong giáo dục, nhất là với những trẻ có tính khí bất thường hoặc khó dậy dỗ;
3. Các thành viên trong gia đình thiếu sự liên kết hoặc kém nuôi dưỡng.
4. Cha mẹ ly thân hay quá bận rộn, sự săn sóc và quan tâm đến con cái chưa đủ, ảnh hưởng trên
con cái chưa đúng mức
Một số yếu tố nguy cơ khác có nguồn gốc từ những hoạt động tương tác của trẻ với xã hội
như trường học, bạn bè, cộng đồng như:
1. Có thái độ rụt rè nhút nhát quá, hoặc có thái độ hung hăng quá trong lớp học;
2. Thất bại trong học tập;
3. Khó hòa mình trong tập thể;
4. Nhập bọn với bạn xấu hoặc thích chơi với bạn vô đạo đức;
5. Ngầm đồng tình với những hành vi xấu, như việc sử dụng thuốc trong trường lớp, trong nhóm bạn bè, trong cộng đồng;
6. Kỷ luật trường ốc có sơ hở với những học sinh bất hảo;
7. Môi trường dễ kiếm thuốc.
Nếu không kể đến nguy cơ ban đầu trên, thì giai đoạn có nguy cơ lớn nhất đầu tiên là khi trẻ rời khỏi nơi an toàn của em (gia đình) để đến trường học. Khi học xong tiểu học và lên trung học sơ cấp, các em bước đầu đã có kinh nghiệm về những thách thức xã hội, chẳng hạn làm sao để thích hợp với tập thể, với những loại bạn bè khác nhau, thành phần kinh tế khác nhau. Chính trong giai đoạn này, cá tính và nhân cách từng bước hình thành, mà nếu gia đình phó thác cho các em tự phát "như một bông hoa tự nở", thì giai đoạn thiếu niên sớm này các em thường chạm trán với lần sử dụng thuốc lá, cần sa hay Ma Túy đầu tiên trong đời.
Khi em bước lên trung học cao cấp, bắt đầu chuẩn bị cho tương lai, chàng (hay nàng) tuổi trẻ phải đối mặt với những thách đố xã hội, tâm lý và giáo dục. Hoặc chàng ham chơi tìm cảm giác lạ, hoặc chàng/nàng đầu hàng những thách đố trên, chàng / nàng có thể sử dụng thuốc lá, rượu, hay những loại thuốc tác động tâm trí khác. Vai trò của gia đình vào thời điểm này có thể không mạnh như trước đây, nhưng vai trò của đoàn thể, xã hội vẫn còn giá trị của nó.
Khi thanh niên bước vào đại học, lập gia đình hay đến sở làm, chàng vẫn luôn luôn phải đối phó với những cạm bẫy và nguy cơ của môi trường dành cho người trưởng thành, những thú vui ăn chơi, lạm dụng tình dục, sử dụng Ma Túy, nhậu nhẹt hàng ngày sau giờ tan sở... nếu như gia đình, đoàn thể không còn ảnh hưởng được đến chàng.

Những nguy cơ sử dụng thuốc gây nghiện không chỉ giới hạn ở tuổi trẻ, thanh niên, trung niên, mà còn xảy ra đối với tuổi già. Bởi người già thường đau đớn mãn tính nhiều nơi trong cơ thể, các cụ thường hay sử dụng thuốc có nguy cơ gây nghiện cao như thuốc ngủ, an thần hay chống đau. Thêm nữa, tuổi già dễ bị nghiện cũng như tuổi trẻ. Các cụ hay buồn, giận hờn vì lệ thuộc con cái, tâm trạng thất vọng, cô đơn vì rất nhiều lý do nhân sinh kèm theo suy giảm mắt, tai,sức sống, các cụ dễ nghiện rượu và thuốc an thần. Khác với tuổi trẻ, tình trạng nghiện của các cụ hay bị bỏ sót, vì những tính nết bất thường, những hành vi quái lạ, những trục trặc cơ thể thường bị đổ thừa cho tuổi tác hay bệnh tật.

Trong tình trạng của chúng ta hiện nay, những yếu tố nguy cơ rất nhiều cho mọi lứa tuổi,mà những yếu tố bảo vệ chưa phát huy được tác dụng tối đa vì chưa phối hợp chặt chẽ các biện pháp đa dạng trên nhiều lĩnh vực cá nhân-gia đình-đoàn thể / xã hội. Đối với những người đã từng sa ngã chúng ta cũng ko nên có hành động ruồng bỏ ,xa lánh .Tích cực giúp họ hòa nhập cộng đồng cũng là 1 cách góp phần ngăn chặn ,đẩy lùi nạn HIV/AIDS

Khanh Tran
Khanh Tran
Trả lời 4 năm trước

mở bài: giới thiệu vấn đề

thân bài: đề cập đến nguyên nhân và tác động của HIV/AIDS đến cá nhân và xã hội, từ đó nêu ra suy nghĩ của bản thân, phải làm gì đê phòng tránh HIV/AIDS và giúp những người có bệnhHIV/AIDS có cuộc sống bình thường.

kết bài: bày tỏ suy nghĩ bản thân

Khanh Tran
Khanh Tran
Trả lời 4 năm trước

Trong cuộc chiến tranh giữ chiến trường đầy ác liệt, trước một kẻ thù cụ thể, chúng ta có thể dễ dàng nhận diện kẻ thù và lựa chọn vũ khí, sức lực phù hợp để đánh bại chúng, giành phần thắng về mình. Nhưng cũng có một cuộc chiến dù kẻ thù không hiện hữu ngay trước mắt, nó không giết con người bằng súng đạn nhưng nó có thể dễ dàng đánh bại con người bởi những ma lực không dễ gì ngăn cản được và sức hủy diệt của nó còn gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với những cuộc chiến khác. Chiến trường ấy mới thực sự khốc liệt, kẻ thù ấy mới thực sự hiểm nguy… Đó là đại dịch HIV/AIDS – căn bệnh của thế kỉ, chướng ngoại vật cản trở sự phát triển của loài người. Hiện nay, số người bị nhiễm HIv/AIDS ngày càng tăng cao và hơn nữa rằng họ luôn bị cô lập, xa lánh, hắt hủi, những người xung quanh họ luôn đẩy họ ra khỏi cái quỹ đạo của cuộc sống này!

Vậy HIV/AIDS là gì mà nó gây ra ma lực ghê gớm đến vậy?

HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Human Immuno – Deficiency Virus. Còn AIDS là giai đoạn cuối của HIV được viết tắt từ cụm từ Acquired Immuno Deficiency Syndrone. Hai loại vius này đều phá hủy hồng cầu và giảm sự miễn dịch ở người. Chúng lợi dụng bạch cầu để dần dần phát triển phá hủy hồng cầu. HIV có trong hồng cầu làm giảm sức đề kháng của cơ thể, để rồi những căn bệnh tưởng chừng đơn giản như: Sốt phát ban, tiêu chảy, đường ruột,…phát sinh trong con bệnh không sức đề kháng, không hệ miễn dịch đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cái chết của những người nhiễm H.

Theo thống kê tính đến nay đã có hơn 70 triệu người nhiễm HIV, 30 triệu người chết do AIDS và 119 quốc gia có số người nhiễm HIV nhiều nhất thế giới,… Riêng Việt Nam Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, số ca mắc HIV mới được phát hiện trong 5 tháng đầu năm 2017 là hơn 3500 trường hợp.Theo ước tínhcả nước có gần 210.000 người nhiễm HIV còn sống. Đã có 90.882 trường hợp tử vong do HIV/AIDS tính từ đầu vụ dịch đến nay.Tuy nhiên, 20 tỉnh thành có số bệnh nhân HIV tăng so với cùng kỳ 2016, đặc biệt là Hà Nội, Tây Ninh, Yên Bái, Tiền Giang, Kiên Giang, TP.HCM và Phú Thọ. Thực tế này cảnh báo HIV ngày ngày lây lan và khó kiểm soát.

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai ai khi nghe song số liệu cũng phải suy nghĩ và tự đặt ra câu hỏi: "Vì sao người nhiễm HIV/AIDS lại lớn đến vậy? Nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh đó?" Để trả lời cho câu hỏi đó trước hết ta phải kể đến ba con đường dẫn đến HIV/AIDS: Đường tình dục, xác xuất lây truyền qua con đường tình dục với người nhiễm HIV là 1/1000 đến 1/100. khả năng lây nhiễm có thể tăng gấp nhiều lần nếu một trong hai người bị mắc các bệnh như lậu, giang mai, nấm,…Bên cạnh đó HIV có thể lây qua đường máu hoặc đồ dùng, chế phẩm bị nhiễm HIV. Dùng chung các vật dụng tiêm chích qua da không được khử trùng kim tiêm, kim châm cứu, kim xăm hình,… Ngoài ra HIV còn lây từ mẹ sang con, người mẹ nhiễm HIV có khả năng lây truyền bệnh cho con trong thời kì mang thai, trong khi sinh hoặc cho con bú. Trong thời kì mang thai HIV có khả năng di chuyển từ máu mẹ qua rau thai rồi vào cơ thể bào thai.

Như thông tin, báo đài hiện nay số người bị nhiễm HIV chủ yếu trong độ tuổi 16-29, nó chiếm 62% trong tổng số 100% những người nhiễm HIV, những thanh niên 16-24 có nguy cơ cao. Vì sao vậy? Bởi lẽ đây là giai đoạn tâm lý có nhiều biến đổi,dễ tiếp thu những ảnh hưởng của xã hội, thích cái mới lạ và muốn khẳng định mình. Thực tế hiện nay có một số bạn bạn trẻ quen lối sống buông thả, hưởng thụ, ham chơi lại ít kinh nghiệm về cuộc sống nên họ dễ bị cuốn vào những tệ nạn xã hội, những văn hóa phẩm đồi trụy. Vì thế HIV càng có cơ hội cao hơn xâm nhập vào giới trẻ. Họ đi đến những hố sâu của bờ vực thẳm rơi vào những sai lầm, những cái bẫy mà không hề hay biết. Biết bao thanh niên đã bỏ người thân, bạn bè mà sa vào con đường nghiện ngập, tù tội không lối thoát và dần dần hủy hoại cuộc sống của mình. Gia đình của họ sẽ ra sao? Cuộc sống đâu còn tiếng cười, đâu còn niềm vui khi đứa con mà họ yêu quý đang sống sau bóng đen tàn bạo, nó đang từng bước hủy hoại sức khỏe, hủy hoại tương lai và rồi con đường phía trước là "mây mù che phủ". Đâu chỉ vậy HIV còn gây hại là mối thù của toàn xã hội bởi lẽ: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém.Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống.Phần nhiều hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong.

Đứng từ xa, nhìn vào cuộc sống của những người nhiễm HIV, chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng phần nào hiểu được những cô cực, khó khăn,…mà họ đang phải đối diện. Có thể cuộc sống của họ chỉ mong manh như một chiếc lá đang dần úa tàn trong vô vàn những chiếc lá còn xanh hay một hạ cát trên sa mạc mà cơn gió có thể cuốn đi lúc nào không hay biết. Tuy vậy họ vẫn trân trọng cuộc sống của họ, trân trọng tất cả những gì họ có và tồn tại trên cuộc đời này. Vậy mà nhiều người lại tỏ ra xa lánh, hắt hủi, kì thị, cô lập…và dần đẩy họ ra khỏi quỹ đạo của cuộc sống, nhẫn tâm và vô tình dập tắt ngọn lửa cuối cùng còn sót lại le lói trong tim để họ tin vào cuộc đời – Đó là tình người. Phải chăng ta đã quên câu nói: "Là con người thì không ai được phép quay lưng với nỗi khổ của nhân loại, nỗi khổ của người khác". Chính những hành động, thái độ của sự kì thị đối với những người nhiễm H đã trở thành nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự suy sụp trong họ. Vậy tại sao chúng ta lại không thể mở lòng, không thể trao cho họ những tình cảm chân thật nhất. Biết đâu những điều tưởng chừng nhỏ bé ấy lại trở thành món quà vô giá đối với họ giúp họ đứng dậy và bước tiếp.

Hãy chia sẻ với những người không may nhiễm HIV bởi rằng:Khi ta chia nụ cười ta sẽ nhận về vô số niềm vui, khi ta chia vòng tay ta sẽ nhận được mênh mông ấm áp và khi ta chia niềm yêu thương ta sẽ nhận được rất nhiều niềm hạnh phúc. Và hơn thế nữa ta cần hiểu rõ về căn bệnh HIV/AIDS để từ đó hiểu được tác hại của nó mang lại, biết cách phòng trừ đẩy xa "con quái vật" ấy ra khỏi thế giới của loài người.

Hãy đừng chia ra hai thế giới "chúng ta và họ". Trong thế giới đó im lặng đồng nghĩa với cái chết. Hãy sát cánh bên nhau với bàn tay ấm nóng tình thương, tay trong tay cùng nhau vượt qua mọi thử thách để loài người không phải sống trong sự đe dọa của căn bệnh HIV/AIDS….. Chỉ có tình yêu thương mới đủ sức xoa dịu nỗi đau và thắp lên niềm hy vọng.

nguồn: vndoc.com

Vũ Thu Dung
Vũ Thu Dung
Trả lời 4 năm trước

HIV /AIDS là 1 trong những tệ nạn nguy hiểm cho xã hội. Nguyên nhân dấn vào con đường "nàng tiên nâu": Sự quá đà trong lối sống -> đem đến những hậu quả khó lường với bạn trẻ. Chỉ vì thiếu hiểu biết mà họ có tâm lý "thử cho biết ", thử để "lấy cảm giác" và nhiều khi họ tìm đến ma túy để có được khoái cảm. Nhiều khi chỉ vì thiếu lập trường, đua đòi cho bằng bạn bằng bè mà họ bất chấp nhắm mắt dấn thân vào con đường chết. Đi vào con đường HIV nhiều khi không phải do tự bản thân mà còn do tác động bên ngoài của bạn bè, GĐ. Trích:


Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn dắt một người đến tình trạng nghiện thuốc, cũng như có nhiều
yếu tố bảo vệ giúp cho một người khó bị Ma Túy tấn công. Một thiếu niên bình thường sẽ chịu
tác động của 4 lĩnh vực: quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, môi trường học đường và môi trường
cộng đồng, nhưng gia đình là cơ sở chính cho thiếu niên sinh sống, lớn lên và phát triển tâm lý xã hội, chính gia đình là nơi chứa đựng những yếu tố bảo vệ cũng như nguy cơ nhiều hơn cả. Một số yếu tố nguy cơ hình thành sớm từ trong gia đình như:
1. Gia đình hỗn loạn, cãi cọ, gia đình kém kỷ cương, đặc biệt là gia đình có cha mẹ nghiện hay
bệnh tâm thần;
2. Cha mẹ bất lực trong giáo dục, nhất là với những trẻ có tính khí bất thường hoặc khó dậy dỗ;
3. Các thành viên trong gia đình thiếu sự liên kết hoặc kém nuôi dưỡng. 4. Cha mẹ ly thân hay quá bận rộn, sự săn sóc và quan tâm đến con cái chưa đủ, ảnh hưởng trên con cái chưa đúng mức
Một số yếu tố nguy cơ khác có nguồn gốc từ những hoạt động tương tác của trẻ với xã hội như
trường học, bạn bè, cộng đồng như:
1. Có thái độ rụt rè nhút nhát quá, hoặc có thái độ hung hăng quá trong lớp học;
2. Thất bại trong học tập;
3. Khó hòa mình trong tập thể;
4. Nhập bọn với bạn xấu hoặc thích chơi với bạn vô đạo đức;
5. Ngầm đồng tình với những hành vi xấu, như việc sử dụng thuốc trong trường lớp, trong nhóm
bạn bè, trong cộng đồng;
6. Kỷ luật trường ốc có sơ hở với những học sinh bất hảo;
7. Môi trường dễ kiếm thuốc. Nếu không kể đến nguy cơ ban đầu trên, thì giai đoạn có nguy cơ lớn nhất đầu tiên là khi trẻ rời khỏi nơi an toàn của em (gia đình) để đến trường học. Khi học xong tiểu học và lên trung học sơ cấp, các em bước đầu đã có kinh nghiệm về những thách thức xã hội, chẳng hạn làm sao để thích hợp với tập thể, với những loại bạn bè khác nhau, thành phần kinh tế khác nhau. Chính trong giai đoạn này, cá tính và nhân cách từng bước hình hành, mà nếu gia đình phó thác cho các em tự phát "như một bông hoa tự nở", thì giai đoạn thiếu niên sớm này các em thường chạm trán với lần sử dụng thuốc lá, cần sa hay Ma Túy đầu tiên trong đời. Khi em bước lên trung học cao cấp, bắt đầu chuẩn bị cho tương lai, chàng (hay nàng) tuổi trẻ phải đối mặt với những thách đố xã hội, tâm lý và giáo dục. Hoặc chàng ham chơi tìm cảm lạ, hoặc chàng/nàng đầu hàng những thách đố trên, chàng / nàng có thể sử dụng thuốc lá, rượu, hay
những loại thuốc tác động tâm trí khác. Vai trò của gia đình vào thời điểm này có thể không
mạnh như trước đây, nhưng vai trò của đoàn thể, xã hội vẫn còn giá trị của nó. Khi thanh niên bước vào đại học, lập gia đình hay đến sở làm, chàng vẫn luôn luôn phải đối phó
với những cạm bẫy và nguy cơ của môi trường dành cho người trưởng thành, những thú vui ăn
chơi, lạm dụng tình dục, sử dụng Ma Túy, nhậu nhẹt hàng ngày sau giờ tan sở... nếu như gia đình, đoàn thể không còn ảnh hưởng được đến chàng. Những nguy cơ sử dụng thuốc gây nghiện không chỉ giới hạn ở tuổi trẻ, thanh niên, trung niên, mà còn xảy ra đối với tuổi già. Bởi người già thường đau đớn mãn tính nhiều nơi trong cơ thể, các cụ thường hay sử dụng thuốc có nguy cơ gây nghiện cao như thuốc ngủ, an thần hay chống đau. Thêm nữa, tuổi già dễ bị nghiện cũng như tuổi trẻ. Các cụ hay buồn, giận hờn vì lệ thuộc con cái, tâm trạng thất vọng, cô đơn vì rất nhiều lý do nhân sinh kèm theo suy giảm mắt, tai, sức sống, các cụ dễ nghiện rượu và thuốc an thần. Khác với tuổi trẻ, tình trạng nghiện của các cụ hay bị bỏ sót, vì những tính nết bất thường, những hành vi quái lạ, những trục trặc cơ thể thường bị đổ thừa cho tuổi tác hay bệnh tật. Trong tình trạng của chúng ta hiện nay, những yếu tố nguy cơ rất nhiều cho mọi lứa tuổi, mà những yếu tố bảo vệ chưa phát huy được tác dụng tối đa vì chưa phối hợp chặt chẽ các biện pháp đa dạng trên nhiều lĩnh vực cá nhân-gia đình-đoàn thể / xã hội. Đối với những người đã từng sa ngã chúng ta cũng ko nên có hành động ruồng bỏ, xa lánh. Tích cực giúp họ hòa nhập cộng đồng cũng là 1 cách góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nạn HIV/AIDS. .

Minh Nguyen
Minh Nguyen
Trả lời 3 năm trước
đầu tiên giải thích nó là bệnh gì, sau đó chỉ ra nguyên nhân và hậu quả, và nêu giải pháp vấn đề.