Khi bị ho nên ăn gì tốt nhất ?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 12 năm trước
Cổ họng có cảm giác ngứa và cơn ho ập đến. Lúc ấy, ruột như thắt lại, nước mắt, nước mũi trào ra vô cùng khó chịu. Phải làm sao đây?

Ho là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như viêm họng cấp, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản cấp và mạn tính, giãn phế quản, viêm phổi, lao phổi, thậm chí là ung thư phế quản.

Trong khi điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để hạn chế những cơn ho khó chịu, bạn có thể tham khảo những vị thuốc cây nhà lá vườn dưới đây.

1.Húng chanh

Húng chanh còn gọi là tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm lông, có lượng tinh dầu tự nhiên quý với hương thơm dễ chịu như mùi chanh. Các thầy thuốc Đông y cho biết, khả năng chữa bệnh của lá húng chanh chính là nhờ lượng tinh dầu này.

Tinh dầu húng chanh có tác dụng kháng sinh với nhiều loại vi khuẩn. Nhờ thế chúng có mặt trong việc điều trị viêm họng, khản tiếng, đặc biệt là cảm cúm và ho.

Cách chữa ho đơn giản nhất là dùng khoảng bảy lá húng chanh tươi, rửa sạch, sau đó ngâm nước muối để tiệt trùng. Lấy ra, vẩy sạch nước, nhai kỹ, ngậm trong miệng rồi nuốt nước dần.

2.Cải củ

Loại rau này được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy củ ăn, lá làm dưa và hạt làm thuốc. Thành phần chủ yếu của hạt cải củ là chất dầu, có ích trong việc chữa ho, nôn ói, giúp tiêu hóa tốt. Ngày dùng 10 – 15g dưới dạng thuốc sắc. Ngoài ra, củ cải và lá củ cải phơi, sấy khô đều có thể sắc làm thuốc thông tiểu tiện, chữa phù thũng.

Đến mùa quả chín, khoảng tháng Sáu, Bảy, người ta thu hoạch cả cây, phơi khô, đập lấy hạt. Họ làm sạch hạt này rồi tiếp tục phơi khô. Khi dùng, lấy một ít hạt sao vàng cho đến khi có mùi thơm.

3.Cây dâu tằm

Hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều có thể dùng làm thuốc như lá dâu (tang diệp), vỏ rễ cây dâu (tang bạch bì) và quả dâu (tang thầm).

Tang bạch bì dùng làm thuốc lợi tiểu, trị thủy thũng, chữa ho lâu ngày, ho, hen có đờm, băng huyết, sốt và cao huyết áp. Ngày dùng 6 – 18g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.

Ăn gì khi bị ho?, Sức khỏe, chua ho, meo chua ho, chua benh ho, benh ho, suc khoe, ho khan,
Rất nhiều loại cây trong vườn nhà có tác dụng chữa ho. (Ảnh minh họa)

Tang diệp có tác dụng chữa sốt, cảm mạo, trừ đờm, chữa cao huyết áp và còn giúp sáng mắt. Liều dùng 6 – 18g dạng thuốc sắc.

Với 12 – 20g tang thầm cô thành cao mềm, bạn có thể làm thuốc bổ.

Riêng trong chữa ho, nhân dân thường sử dụng tang bạch bì. Trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS-TS. Đỗ Tất Lợi giới thiệu một số bài thuốc chữa ho như sau:

-Chữa ho ra máu: Dùng 600g tang bạch bì ngâm cùng nước vo gạo trong ba đêm. Tước nhỏ, cho thêm 250g gạo nếp sao vàng, tán nhỏ, trộn đều. Mỗi ngày dùng 16g chia đều làm 2 phần, chiêu bằng nước cơm.

-Trẻ ho có đờm: Lấy 4g tang bạch bì sắc với nước cho trẻ uống.

-Chữa ho lâu năm: 10g vỏ cây dâu, 10g vỏ rễ cây chanh, sắc nước uống trong ngày.

4.Cải cúc

Còn gọi là tần ô, có tinh dầu với mùi thơm đặc biệt. Rau có chứa protein, chất béo, chất xơ và nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể.

Nếu dùng làm thuốc chữa ho, bạn lấy 6g lá cải cúc thái nhỏ, cho vào bát, thêm đường vừa đủ rồi hấp trong nồi cơm để nước tiết ra. Nước này chia thành nhiều lần và cho trẻ uống trong ngày. Người ho lâu ngày nên ăn nhiều canh cải cúc để có thể bớt ho.

5.Bồ kết

Ở các vùng quê, người dân trồng bồ kết để lấy quả nấu nước gội đầu. Đây là thứ mỹ phẩm thiên nhiên làm điệu cho những mái tóc dài bóng mượt của các bà, các chị chốn thôn quê yên bình.

Ngày nay, ít người còn thời gian để đun nước gội đầu bằng bồ kết. Cây bồ kết khẳng khiu ở góc vườn cũng bị chặt đi nhiều, thay thế bằng các loại cây ăn trái khác. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn giữ lại cây này vì không chỉ là mỹ phẩm tốt cho bộ tóc, bồ kết còn có thể dùng làm thuốc. Cụ thể: quả bồ kết tán nhỏ chữa sâu răng hay đắp lên vết chốc của trẻ nhỏ.

Đây cũng là vị thuốc có thể dùng trong chữa ho với các thành phần sau: 1g bồ kết, 4g táo đen, 1g quế chi, 2g cam thảo, 1g sinh khương, 600ml nước. Tất cả cho vào sắc đến khi còn 200ml, chia thành ba lần và uống trong ngày.

ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 12 năm trước

Nhiều bệnh nhân suốt thời gian dài cứ chạy chữa mãi với chỉ mỗi triệu chứng ho mà không giải quyết được... Theo BS Nguyễn Chấn Hưng, việc hy vọng vào tác dụng của những viên thuốc đắt tiền mà quên đi chế độ ăn uống chính là thủ phạm.

Chính vì thế, họ phải đi khám nhiều nơi với nhiều chẩn đoán khác nhau (như bị viêm nhiễm đường hô hấp hay hội chứng trào ngược dịch vị...) và được kê toa nhiều loại thuốc đắt tiền như kháng sinh dạng “bom tấn”, kháng histamin, ức chế ho kiểu codein, kháng axít dạ dày, long đàm... Thế rồi cũng có lúc những tiếng ho lụ khụ giảm bớt khi đang dùng thuốc, nhưng khi hết thuốc lại ho như cũ.

Cần kiêng ăn gì khi bị ho?, Sức khỏe, Kieng an khi ho, ho, bi ho, trieu chung, thuoc
Khi bị ho, cần ăn kiêng trứng các loại (nguồn ảnh: internet)

Vì sao thế? Là vì trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân, và cả thầy thuốc, đã quá tin tưởng, quá hy vọng vào tác dụng của những viên thuốc đắt tiền mà quên mất vũ khí tối quan trọng của bản thân. Đó chính là sự hiểu biết về những yếu tố tác động lên bệnh mà chủ yếu là chế độ ăn uống hằng ngày.

Đối với khẩu phần ăn của người đang bị ho, dù ho vì bất kể nguyên nhân gì, cũng cần phải loại bỏ ngay những món ăn như tôm, dừa (kể cả các thực phẩm làm từ dừa), trứng các loại, đậu phộng, hạt điều, dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, nước mía, nước đá, cốm và thói quen hút thuốc lá. Bởi dù vô tình hay hữu ý, nếu để cơ thể hấp thu một trong những món nói trên thì đều làm cho triệu chứng ho thêm nặng, thêm dai dẳng.

Khi bị ho, đã chạy chữa nhiều cách mà không khỏi, hãy thử kiêng ăn những thứ nói trên. Trong rất nhiều trường hợp, nhờ biện pháp này mà triệu chứng ho hết hẳn.