Ổn Áp 100 Kva

Liên hệ

Khu Công Nghiệp An Khánh, Hoài Đức

 

ỔN ÁP 100KVA GIÁ RẺ


Ổn áp cơ bản được cấu tạo gồm 3 bộ phận :100 KVA
- Vỏ thép : Được sơn tĩnh điện 2 lớp bảo đảm chống xước do va quệt. Có độ bóng, độ thẩm mỹ bên ngoài.

- Biến Áp : Được cấu tạo gồm 1 lõi tôn Feranit, hình xuyến hoạt động theo nguyên lý cảm ứng hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp

- Bộ phận ổn áp: Là cơ và mạch. Động cơ 1 chiều (Động cơ Servo) cùng hệ thống mạch điều khiển nhạy bén đáp ứng điện áp một cách nhanh nhất (Mạch so sánh).

Nguyên lý hoạt động:
- Dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ giữa cuộn sơ cấp và cuộng thứ cấp. Máy ổn áp hoạt động theo nguyên lý mạch điều khiển và động cơ Servo Motor 1 chiều. Loại cơ bản nhất là dùng mạch so sánh điện áp giữa ngõ vào và ngõ ra (Mạch này khá đơn giản dùng máy cổng flip-flop, hay còn gọi là IC so sánh), điều khiển 1 động cơ servo di chuyển chổi than trên cuộn dây.
- Chế độ hoạt động của thế hệ ổn áp loại này khá đơn giản. Nhược điểm của thế hệ này là khi mất điện thì chổi than đứng nguyên - không quay về phía nào cả, do đó khi mất điện khi đang ở trạng thái 150V thì khi có điện ở trạng thái 220V thì điện áp tức thời của nó hoạt động sẽ cho ra ở mức 322V- tức là rất cao - dẫn đến có thể gây hư hỏng thiết bị điện đang sử dụng. Hiện nay trên thị trường đã có một số loại ổn áp mới, tự reset lại và dùng loại kháng bão hòa như bạn duongpgd đã nói. Nói chung nhiều loại và nhiều hãng trên thị trường lắm.

Ổn áp Sumoel có nhiều model nhiều công suất khác nhau nhưng về nguyên lý thì đều giống nhau :
1- Dùng biến áp tự ngẫu dạng tròn trên đó có một chổi than có thể di chuyển trên 80% khoảng chạy của các vòng dây quấn trên lõi sắt hình xuyến
dùng để thay đổi điện áp .
2- Một mạch điện tử dùng để so sánh điện áp chuẩn với điện áp ra nhằm tự động điều chỉnh mức ra luôn luôn ổn định với giá trị đặt trước .
3- Phần cơ có động cơ và các bánh răng truyền động để làm quay chổi than .
Các bệnh thường gặp :
Mức điện áp ra tăng và giảm theo mức điện áp vào ( không ổn áp ) thường do mạch điện tử có sự cố không điều khiển được động cơ quay chổi than , ở những model đời đầu công suất nhỏ thường dùng động cơ DC truyền động bằng dây cu-roa giống như trong các máy cassete lâu ngày dây này hỏng ( bị đứt hay bị giãn ) cũng không làm quay được chổi than . Các model sau này công suất lớn dùng motor AC hệ thống bánh răng chắc chắn và bảo đảm hơn nên ít gặp vấn đề về truyền động nhưng sự cố về vấn đề tiếp xúc giữa chổi than và các vòng dây thường gặp do chổi than hoạt động liên tục lâu ngày dẫn đến bị mòn bề mặt tiếp xúc trở nên rộng và thay vì chỉ tiếp xúc vởi một hay hai vòng dây nay đã tiếp xúc nhiều hơn , điều này gây ra chạm giữa các vòng dây , vấn đề khác nữa là bụi than do chổi than mòn tạo ra sẽ đọng lại nếu nhiều quá cũng gây ra chạm giữa các vòng dây . Các lỗi trên có thể gây ra hiện tượng nhảy CP . Hãy mở ổn áp ra và làm sạch lớp bụi than bám trên bề mặt các vòng dây thay chổi than mới nếu nó mòn quá và chú ý vì ổn áp công suất lớn nên dòng cũng lớn áp lực tiếp xúc giữa chổi than và các vòng dây cần phải chặt nếu không tốt tia lửa điện sẽ phát sinh nhiều làm chổi than mau mòn đồng thời gây chập chờn về điện . Hư hỏng về mạch điện tử cần phải có kiến thức về điện tử và có đồ nghề mới làm được mặc dầu nó không có gì khó . Khuyết điểm của loại ổn áp điều chỉnh bằng cơ là đáp ứng chậm , ở những khu vực có lưới điện bị sử dụng nhiều bởi các máy hàn điện thì điện áp thường tăng giảm với biên độ lớn khiến cho bộ phận điều chỉnh liên tục làm việc và tuổi thọ của chổi than vì thế mà không bền . Nếu có dùng máy vi tính ở các khu vực này thì tốt nhất là dùng ổn áp điện tử . Vấn đề còn nhiều nhưng trong khuôn khổ bài viết của bạn tôi gợi ý như trên để xử lý cái ổn áp của bạn , chúc thành công .

1.1 – Bộ nguồn trong các mạch điện tử .
        Trong các mạch điện tử của các thiết bị như Radio -Cassette, Âmlpy, Ti vi mầu, Đầu VCD v v… chúng sử dụng nguồn một chiều DC ở các mức điện áp khác nhau, nhưng ở ngoài zắc cắm của các thiết bị này lại cắm trực tiếp vào nguồn điện AC 220V 50Hz, như vậy các thiết bị điện tử cần có một bộ phận để chuyển đổi từ nguồn xoay chiều ra điện áp một chiều , cung cấp cho các mạch trên, bộ phận chuyển đổi bao gồm :
    Biến áp nguồn : Hạ thế từ 220V xuống các điện áp thấp hơn như 6V, 9V, 12V, 24V v v …
    Mạch chỉnh lưu : Đổi điện AC thành DC.
    Mạch lọc Lọc gợn xoay chiều sau chỉnh lưu cho nguồn DC phẳng hơn.
    Mạch ổn áp : Giữ một điện áp cố định cung cấp cho tải tiêu thụ

1.2 – Mạch chỉnh lưu bán chu kỳ .
Mạch chỉnh lưu bán chu kỳ sử dụng một Diode mắc nối tiếp với tải tiêu thụ, ở chu kỳ dương => Diode được phân cực thuận do đó có dòng điện đi qua diode và đi qua tải, ở chu kỳ âm , Diode bị phân cực ngược do đó không có dòng qua tải.

1.3 Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ
Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ thường dùng 4 Diode mắc theo hình cầu (còn gọi là mạch chỉnh lưu cầu)

+ Ở chu kỳ dương ( đầu dây phía trên dương, phía dưới âm) dòng điện đi qua diode D1 => qua Rtải => qua diode D4 về đầu dây âm
   + Ở chu kỳ âm, điện áp trên cuộn thứ cấp đảo chiều ( đầu dây ở trên âm, ở dưới dương) dòng điện đi qua D2 => qua Rtải => qua D3 về đầu dây âm.
   + Như vậy cả hai chu kỳ đều có dòng điện chạy qua tải.

2 – Mạch lọc và mạch chỉnh lưu bội áp
2.1 – Mạch lọc dùng tụ điện.
Sau khi chỉnh lưu ta thu được điện áp một chiều nhấp nhô, nếu không có tụ lọc thì điện áp nhấp nhô này chưa thể dùng được vào các mạch điện tử , do đó trong các mạch nguồn, ta phải lắp thêm các tụ lọc có trị số từ vài trăm µF đến vài ngàn µF vào sau cầu Diode chỉnh lưu.

+ Sơ đồ  các trường hợp mạch nguồn có tụ lọc và không có tụ lọc.
+  Khi công tắc K mở, mạch chỉnh lưu không có tụ lọc tham gia , vì vậy điện áp thu được có dạng nhấp nhô.
+  Khi công tắc K đóng, mạch chỉnh lưu có tụ C1 tham gia lọc nguồn , kết quả là điện áp đầu ra được lọc tương đối phẳng, nếu tụ C1 có điện dung càng lớn thì điện áp ở đầu ra càng bằng phẳng, tụ C1 trong các bộ nguồn thường có trị số khoảng vài ngàn µF .

Trong các mạch chỉnh lưu, nếu có tụ lọc mà không có tải hoặc tải tiêu thụ một công xuất không đáng kể so với công xuất của biến áp thì điện áp DC thu được là DC = 1,4.AC

2.2 – Mạch chỉnh lưu nhân 2

 + Để trở thành mạch chỉnh lưu nhân 2 ta phải dùng hai tụ hoá cùng trị số mắc nối tiếp, sau đó đấu 1 đầu của điện áp xoau chiều vào điểm giữa hai tụ => ta sẽ thu được điện áp tăng gấp 2 lần.
 + Ở mạch trên, khi công tắc K mở, mạch trở về dạng chỉnh lưu thông thường
 +  Khi công tắc K đóng, mạch trở thành mạch chỉnh lưu nhân 2, và kết quả là ta thu được điện áp ra tăng gấp 2 lần.

3 – Mạch ổn áp cố định
3.1 – Mạch ổn áp cố định dùng Diode Zener.

+ Từ nguồn 110V không cố định thông qua điện trở hạn dòng R1 và gim trên Dz 33V để lấy ra một điện áp cố định cung cấp cho mạch dò kệnh
+  Khi thiết kế một mạch ổn áp như trên ta cần tính toán điện trở hạn dòng sao cho dòng điện ngược cực đại qua Dz phải nhỏ hơn dòng mà Dz chịu được, dòng cực đại qua Dz là khi dòng qua R2 = 0
    Như sơ đồ trên thì dòng cực đại qua Dz bằng sụt áp trên R1 chia cho giá trị R1 , gọi dòng điện này là I1 ta có

I1 = (110 – 33 ) / 7500 = 77 / 7500 ~ 10mA
Thông thường ta nên để dòng ngược qua Dz ≤ 25 mA

3.2 – Mạch ổn áp cố định dùng Transistor, IC ổn áp .
Mạch ổn áp dùng Diode Zener như trên có ưu điểm là đơn giản nhưng nhược điểm là cho dòng điện nhỏ (≤ 20mA). Để
có thể tạo ra một điện áp cố định nhưng cho dòng điện mạnh hơn nhiều lần người ta mắc thêm Transistor để khuyếch đại về dòng

+ Ở mạch trên điện áp tại điểm A có thể thay đổi và còn gợn xoay chiều nhưng điện áp tại điểm B không thay đổi và tương đối phẳng.
+ Nguyên lý ổn áp : Thông qua điện trở R1 và Dz gim cố định điện áp chân B của Transistor Q1, giả sử khi điện áp chân
       E đèn Q1 giảm => khi đó điện áp UBE tăng => dòng qua đèn Q1 tăng => làm điện áp chân E của đèn tăng , và ngược lại …
+ Mạch ổn áp trên đơn giản và hiệu quả nên được sử dụng rất rộng dãi và người ta đã sản xuất các loại IC họ LA78.. để thay thế cho mạch ổn áp trên, IC LA78

* Một số đặc điểm của mạch ổn áp có hồi tiếp :
    Cung cấp điện áp một chiều ở đầu ra không đổi trong hai trường hợp điện áp đầu vào thay đổi hoặc dòng tiêu thụ của tải thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi này phải có giới hạn.
    Cho điện áp một chiều đầu ra có chất lượng cao, giảm thiểu được hiện tượng gợn xoay chiều.
* Nguyên tắc hoạt động của mạch.
    Mạch lấy mẫu sẽ theo dõi điện áp đầu ra thông qua một cầu phân áp tạo ra ( Ulm : áp lấy mẫu)
    Mạch tạo áp chuẩn => gim lấy một mức điện áp cố định (Uc : áp chuẩn )
    Mạch so sánh sẽ so sánh hai điện áp lấy mẫu Ulm và áp chuẩn Uc để tạo thành điện áp điều khiển.
    Mạch khuếch đại sửa sai sẽ khuếch đại áp điều khiển, sau đó đưa về điều chỉnh sự hoạt động của đèn công xuất theo hướng ngược lại, nếu điện áp ra tăng => thông qua mạch hồi tiếp điều chỉnh => đèn công xuất dẫn giảm =>điện áp ra giảm xuống.  Ngược lại nếu điện áp ra giảm => thông qua mạch hồi tiếp điều chỉnh => đèn công xuất lại dẫn tăng => và điện áp ra tăng lên =>> kết quả điện áp đầu ra không thay đổi.

* Ý nghĩa các linh kiện trên sơ đồ.
    Tụ 2200µF là tụ lọc nguồn chính, lọc điện áp sau chỉnh lưu 18V , đây cũng là điện áp đầu vào của mạch ổn áp, điện áp này có thể tăng giảm khoảng 15%.
    Q1 là đèn công xuất nguồn cung cấp dòng điện chính cho tải , điện áp đầu ra của mạc ổn áp lấy từ chân C đèn Q1 và có giá trị 12V cố định .
    R1 là trở phân dòng có công xuất lớn ghánh bớt một phần dòng điện đi qua đèn công xuất.
    Cầu phân áp R5, VR1 và R6 tạo ra áp lấy mẫu đưa vào chân B đèn Q2 .
    Diode zener Dz và R4 tạo một điện áp chuẩn cố định so với điện áp ra.
    Q2 là đèn so sánh và khuyếch đại điện áp sai lệch => đưa về điều khiển sự hoạt động của đèn công xuất Q1.
    R3 liên lạc giữa Q1 và Q2, R2 phân áp cho Q1
* Nguyên lý hoạt động .
    Điện áp đầu ra sẽ có xu hướng thay đổi khi Điện áp đầu vào thay đổi, hoặc dòng tiêu thụ thay đổi.
    Giả sử : Khi điện áp vào tăng => điện áp ra tăng => điện áp chân E đèn Q2 tăng nhiều hơn chân B ( do có Dz gim
    từ chân E đèn Q2 lên Ura, còn Ulm chỉ lấy một phần Ura ) do đó UBE giảm => đèn Q2 dẫn giảm => đèn Q1 dẫn giảm => điện áp ra giảm xuống. Tương tự khi Uvào giảm, thông qua mạch điều chỉnh => ta lại thu được Ura tăng. Thời gian điều chỉnh của vòng hồi tiếp rất nhanh khoảng vài µ giây và được các tụ lọc đầu ra loại bỏ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng của điện áp một chiều => kết quả là điện áp đầu ra tương đối phẳng.
    Khi điều chỉnh biến trở VR1 , điện áp lấy mẫu thay đổi, độ dẫn đèn Q2 thay đổi , độ dẫn đèn Q1 thay đổi => kết quả là điện áp ra thay đổi, VR1 dùng để điều chỉnh điẹn áp ra theo ý muốn .

Điện tử cơ bản- Mạch chỉnh lưu và ổn áp

1 - Mạch chỉnh lưu điện xoay chiều
1.1 - Bộ nguồn trong các mạch điện tử .
Trong các mạch điện tử của các thiết bị như Radio -Cassette, Âmlpy, Ti vi mầu, Đầu VCD v v... chúng sử dụng nguồn một chiều DC ở các mức điện áp khác nhau, nhưng ở ngoài zắc cắm của các thiết bị này lại cắm trực tiếp vào nguồn điện AC 220V 50Hz, như vậy các thiết bị điện tử cần có một bộ phận để chuyển đổi từ nguồn xoay chiều ra điện áp một chiều , cung cấp cho các mạch trên, bộ phận chuyển đổi bao gồm :


  • Biến áp nguồn : Hạ thế từ 220V xuống các điện áp thấp hơn như 6V, 9V, 12V, 24V v v ...
  • Mạch chỉnh lưu : Đổi điện AC thành DC.
  • Mạch lọc Lọc gợn xoay chiều sau chỉnh lưu cho nguồn DC phẳng hơn.
  • Mạch ổn áp : Giữ một điện áp cố định cung cấp cho tải tiêu thụ

 

1.2 - Mạch chỉnh lưu bán chu kỳ .
Mạch chỉnh lưu bán chu kỳ sử dụng một Diode mắc nối tiếp với tải tiêu thụ, ở chu kỳ dương => Diode được phân cực thuận do đó có dòng điện đi qua diode và đi qua tải, ở chu kỳ âm , Diode bị phân cực ngược do đó không có dòng qua tải.

1.3 Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ
Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ thường dùng 4 Diode mắc theo hình cầu (còn gọi là mạch chỉnh lưu cầu) như hình dưới.


  • Ở chu kỳ dương ( đầu dây phía trên dương, phía dưới âm) dòng điện đi qua diode D1 => qua Rtải => qua diode D4 về đầu dây âm


  • Ở chu kỳ âm, điện áp trên cuộn thứ cấp đảo chiều ( đầu dây ở trên âm, ở dưới dương) dòng điện đi qua D2 => qua Rtải => qua D3 về đầu dây âm.


  •  Như vậy cả hai chu kỳ đều có dòng điện chạy qua tải.

  2 - Mạch lọc và mạch chỉnh lưu bội áp
2.1 - Mạch lọc dùng tụ điện.
Sau khi chỉnh lưu ta thu được điện áp một chiều nhấp nhô, nếu không có tụ lọc thì điện áp nhấp nhô này chưa thể dùng được vào các mạch điện tử , do đó trong các mạch nguồn, ta phải lắp thêm các tụ lọc có trị số từ vài trăm µF đến vài ngàn µF vào sau cầu Diode chỉnh lưu.
Dạng điện áp DC của mạch chỉnh lưu trong hai trường hợp có tụ và không có tụ


  •  Sơ đồ trên minh hoạ các trường hợp mạch nguồn có tụ lọc và không có tụ lọc.


  •  Khi công tắc K mở, mạch chỉnh lưu không có tụ lọc tham gia , vì vậy điện áp thu được có dạng nhấp nhô.


  •  Khi công tắc K đóng, mạch chỉnh lưu có tụ C1 tham gia lọc nguồn , kết quả là điện áp đầu ra được lọc tương đối phẳng, nếu tụ C1 có điện dung càng lớn thì điện áp ở đầu ra càng bằng phẳng, tụ C1 trong các bộ nguồn thường có trị số khoảng vài ngàn µF .

Khi công tắc K đóng, mạch chỉnh lưu có tụ C1 tham gia lọc nguồn , kết quả là điện áp đầu ra được lọc tương đối phẳng, nếu tụ C1 có điện dung càng lớn thì điện áp ở đầu ra càng bằng phẳng, tụ C1 trong các bộ nguồn thường có trị số khoảng vài ngàn µF . 


  •  Trong các mạch chỉnh lưu, nếu có tụ lọc mà không có tải hoặc tải tiêu thụ một công xuất không đáng kể so với công xuất của biến áp thì điện áp DC thu được là DC = 1,4.AC

2.2 - Mạch chỉnh lưu nhân 2 .
 


  •  Để trở thành mạch chỉnh lưu nhân 2 ta phải dùng hai tụ hoá cùng trị số mắc nối tiếp, sau đó đấu 1 đầu của điện áp xoau chiều vào điểm giữa hai tụ => ta sẽ thu được điện áp tăng gấp 2 lần.


  •  Ở mạch trên, khi công tắc K mở, mạch trở về dạng chỉnh lưu thông thường .


  •  Khi công tắc K đóng, mạch trở thành mạch chỉnh lưu nhân 2, và kết quả là ta thu được điện áp ra tăng gấp 2 lần.

3 - Mạch ổn áp cố định
3.1 - Mạch ổn áp cố định dùng Diode Zener..
Mạch ổn áp tạo áp 33V cố định cung cấp cho mạch dò kênh trong Ti vi mầu


  • Từ nguồn 110V không cố định thông qua điện trở hạn dòng R1 và gim trên Dz 33V để lấy ra một điện áp cố định cung cấp cho mạch dò kệnh
  • Khi thiết kế một mạch ổn áp như trên ta cần tính toán điện trở hạn dòng sao cho dòng điện ngược cực đại qua Dz phải nhỏ hơn dòng mà Dz chịu được, dòng cực đại qua Dz là khi dòng qua R2 = 0
  • Như sơ đồ trên thì dòng cực đại qua Dz bằng sụt áp trên R1 chia cho giá trị R1 , gọi dòng điện này là I1 ta có

I1 = (110 - 33 ) / 7500 = 77 / 7500 ~ 10mA

Thông thường ta nên để dòng ngược qua Dz ≤ 25 mA

3.2 - Mạch ổn áp cố định dùng Transistor, IC ổn áp .
Mạch ổn áp dùng Diode Zener như trên có ưu điểm là đơn giản nhưng nhược điểm là cho dòng điện nhỏ (≤ 20mA). Để
có thể tạo ra một điện áp cố định nhưng cho dòng điện mạnh hơn nhiều lần người ta mắc thêm Transistor để khuyếch đại về dòng như sơ đồ dưới đây.


  •  Ở mạch trên điện áp tại điểm A có thể thay đổi và còn gợn xoay chiều nhưng điện áp tại điểm B không thay đổi và tương đối phẳng.


  •  Nguyên lý ổn áp : Thông qua điện trở R1 và Dz gim cố định điện áp chân B của Transistor Q1, giả sử khi điện áp chân
    E đèn Q1 giảm => khi đó điện áp UBE tăng => dòng qua đèn Q1 tăng => làm điện áp chân E của đèn tăng , và ngược lại ...


  •  Mạch ổn áp trên đơn giản và hiệu quả nên được sử dụng rất rộng dãi và người ta đã sản xuất các loại IC họ LA78.. để thay thế cho mạch ổn áp trên, IC LA78.. có sơ đồ mạch như phần mạch có mầu xanh của sơ đồ trên.


  •  LA7805 IC ổn áp 5V


  •  LA7808 IC ổn áp 8V


  •  LA7809 IC ổn áp 9V


  •  LA7812 IC ổn áp 12V

Lưu ý :
Họ IC78.. chỉ cho dòng tiêu thụ khoảng 1A trở xuống, khi ráp IC trong mạch thì U in > Uout từ 3 đến 5V khi đó IC mới phát huy tác dụng.
  
IC ổn áp họ 78.. được dùng rộng rãi trong các bộ nguồn , như Bộ nguồn của đầu VCD, trong Ti vi mầu, trong máy tính...

I. Cách chọn ổn áp tốt nhất:

Thông thường ở những nơi có điện áp quá thấp (các đèn néon không bật sáng lên được), bạn phải mua một ổn áp dùng chung cho cả nhà. Với khu vực điện áp sụt giảm không nhiều, bạn nên mua ổn áp dùng riêng cho các thiết bị như tivi, máy vi tính, máy giặt…

Vấn đề là phải mua kích cỡ công suất ổn áp thích hợp đảm bảo hoạt động của thiết bị điện trong nhà và tiết kiệm được số tiền đầu tư ban đầu, nếu bạn chọn mua loại công suất lớn quá thì có giá thành cao, điều này không cần thiết.

Khi bạn phải mua một ổn áp dùng cho cả nhà, thì tính toán công suất ổn áp như sau: với thiết bị không có động cơ như tivi, máy vi tính… nên lấy công suất các thiết bị đó nhân thêm 25%. Còn với các loại đồ điện có lắp động cơ bên trong như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa không khí… bạn phải lấy công suất các thiết bị này nhân thêm 3 lần (do dòng khởi động các động cơ thường tăng rất cao). Ví dụ một gia đình sử dụng các thiết bị điện như sau: một tủ lạnh 200 lít (100 - 150 W), ti vi 21 inch (80 W), một máy giặt (500 W), một nồi cơm điện (1.000 W), lò vi ba (1.000 W), 2 máy điều hòa không khí (2.500 W), một máy nấu nước Ariston có hình dạng chữ nhật cỡ trung bình (1.500 W), bơm nước (khoảng 1.000 W), một bàn ủi (1.000 W). Sau khi tính toán, có thể dùng loại ổn áp có công suất khoảng 15 KVA (1 KVA = 1.000 W) chung cho cả nhà. Nếu điện áp khu vực không thấp quá, để tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, bạn nên lắp riêng ổn áp chỉ cho các thiết bị điện và điện tử đắt tiền như tivi, tủ lạnh, máy vi tính…

Những loại ổn áp thông dụng hiện nay có những khoảng điện áp vào như sau: 40-250 V, 60-250 V, 90-250 V, và 150-250 V với các mức điện áp ra là 100 V/110 V/220 V có sai số 1,5 - 2%. Thời gian đáp ứng với điện áp vào thay đổi là 0,4 giây (loại 350 -10.000 VA) và 0,8 giây (15.000 - 50.000 VA).

Để kéo dài tuổi thọ của ổn áp, bạn cần chú ý những điểm như phải dùng dây điện tốt và đủ lớn để nối ổn áp với nguồn điện; tránh để gần nơi có nước hay dầu rơi vào; sử dụng đúng điện áp của thiết bị điện cho phép, cũng như khoảng điện áp vào của từng loại ổn áp; không dùng quá công suất của ổn áp cho phép.

II. Sử dụng máy ổn áp và các thông số kỹ thuật ổn áp 100kva

Để sử dụng máy ổn áp Sumoel một cách hiệu quả và an toàn cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

1. Chọn mua ổn áp: Ngay từ khi có ý định mua một máy ổn áp phục vụ cho nhu cầu nào đó, bạn nên cân nhắc để lựa chọn một máy ổn áp cho phù hợp. Việc lựa chọn một máy ổn áp phù hợp không những đáp ứng tốt yêu cầu cần thiết mà còn tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí và đem lại sự thoải mái cho bạn.  Để chọn một máy ổn áp phù hợp, bạn nên tham khảo các tiêu chí dưới đây:

+ Ổn áp Sumoel được thiết kế hình thức đẹp, kiểu dáng chắc chắn nhất là có đầy đủ các tính năng như: bảo vệ quá tải, bảo vệ quá áp thông minh, auto-reset chống sốc điện.... Bởi vậy máy ổn áp Sumoel ngoài khả năng ổn định điện áp còn bảo vệ an toàn cho mọi thiết bị điện sử dụng qua nó.

+ Chọn loại ổn áp có dải điện áp làm việc phù hợp với khu vực cần lắp đặt: Máy ổn áp Sumoel có nhiều loại dải làm việc khác nhau, nếu chọn loại có dải làm việc hẹp hơn mức độ giao động của điện lưới trong khu vực thì có những lúc ổn áp sẽ không thể hoạt động được, nếu chọn loại có dải làm việc rộng hơn mức độ giao động của điện lưới một cách không cần thiết thì sẽ gây thiệt hại về tài chính cho bạn.

+ Chọn công suất máy: Để chọn công suất máy sao cho khi ta sử dụng tải lớn nhất, ở điện áp thấp nhất máy vẫn cho phép hoạt động, nên tham khảo công thức sau đây:

Ptải x 220(V)

Pmáy = -----------------  x  K  x  N

Uthấp

Trong đó:         - Pmáy : Công suất máy cần chọn.

- Ptải : Công suất tổng phụ tải cần sử dụng qua máy.

- Uthấp : Điện áp thấp của dải điện áp làm việc của máy ổn áp.

- K      : Hệ số khởi động (sử dụng khi chạy các tải là động cơ điện, tuỳ thuộc vào động cơ chiếm bao nhiêu phần trăm tải để tính K= 1¸1,5).

- N       : Hệ số sử dụng đồng thời (tùy thuộc vào tính chất sử dụng của các phụ tải có thể tính N = 0, 7¸1,0)

Ví dụ: Tại một khu vực, điện giờ cao điểm thấp nhất là 160V, cần mua 01 máy ổn áp để phục vụ gia đình, trong nhà có các thiết bị sau: 01 máy điều hoà không khí 12.000BTU, 01 máy bơm nước 400W, 01 tủ lạnh 180Lít, 01 máy giặt 6Kg, 01 Bình nóng lạnh 2500W, nồi cơm, phích nước điện, ti vi, quạt điện, đèn chiếu sáng... cần mua máy ổn áp loại nào cho phù hợp.

a. Tổng công suất của tải là:   

Điều hoà không khí          : 2000W

Máy bơm nước           :   400W

Tủ lạnh 180Lít            :   300W

Máy giặt 6Kg              :   300W

Bình nước nóng           : 2500W

Nồi cơm                     :   600W

Phích nước điện          : 1000W

Ti vi: 02 cái               :   200W

Quạt: 02 cái              :   150W

Đèn chiếu sáng           :   100W

--------------------------------------

Tổng công suất Ptải : 7550W

b. Khi giờ cao điểm, điện áp thấp nhất là 160V, để máy chạy tốt khi điện áp thấp nhất  nên chọn loại máy có dải làm việc từ 150V đến 250V.

c. Trong tất cả các thiết bị sử dụng tại gia đình có gần một nửa là thiết bị chạy chế độ động cơ nên ta lấy hệ số K = 1.2. Xét các thiết bị khả năng làm việc đồng thời là không cao nên lấy N= 0,8.

 d.Biểu đồ công suất điện cho người sử dụng:


Từ a, b, c, áp dụng công thức ta tính được công suất máy cần mua là:

 

7550(W) x 220(V)

Pmáy = -----------------------  x  1,2  x 0,8 = 10631(W)

150(V)

 

 

2) Ổn áp:
Nhìn chung các loại ổn áp trên thị trường rất đa dạng. Tuy nhiên ta có thể phân ra làm ba loại chính: ổn áp sắt từ, ổn áp sử dụng rơle, ổn áp sử dụng mạch servo để điều chỉnh điện áp. Do hai mạch sau có liên quan nhiều về những kiến thức điện tử nên sẽ được xét ở môn Điện tử ứng dụng.
Ở đây chỉ giới thiệu sơ bộ nguyên lý làm việc và sơ đồ khối của chúng.
a. Mạch ổn áp sắt từ:
Nguyên lý cơ bản của mạch này là lợi dụng đặc tính ổn định điện áp của mạch LC để tạo một điện áp ổn định ở đầu ra. Tiêu biểu cho loại này là ổn áp sắt từ 500W của Liên Xô rất thông dụng trên thị trường
Điện áp mào một đầu được nối với biến áp chính hình xuyến đồng thời nối với một cuộn kháng có lỏi sắt hình chữ U để tạo cảm ứng. Đầu giữa của cuộn kháng này được lấy làm ngỏ ra còn đầu kia được nối với một tụ điện khoảng 16mF. Đầu điện áp vào còn lại được đi qua cuộn kháng thứ hai trước khi vào biến áp chính hình xuyến. Một cuộn dây thứ ba quấn chung trên lỏi cuộn kháng thứ hai một đầu nối với đầu cuối của biến áp chính còn đầu kia nối mới đầu còn lại của tụ.
Do tính chất bảo hòa từ của lỏi sắt và mạch LC, điện áp ở hai đầu ra hầu như không đổi trong khi điện áp đầu vào thay đổi rất nhiều. Sự chênh lệch giữa hai điện áp ra và vào nằm ở hai cuộn kháng trên.
Ưu điểm của loại ổn áp sắt từ là điện áp ra không dao động khi điện áp vào thay đổi, độ ổn định điện áp cao ( 5%) trong khi điện áp vào thay đổi đến 50%. Khuyết điểm của nó là lỏi sắt nóng vì chạy ở chế độ bảo hòa. Vì vậy chỉ nên sử dụng khi công suất trên 50% công suất định mức. Điều cần nhớ thứ hai là không nên để quá gần những thiết bị điện tử dễ bị ảnh hưởng của từ trường như TV, đầu máy VHS vì từ trường của ổn áp sắt từ rất mạnh.
b. Ổn áp sử dụng rơ le
Ổn áp dùng rơ le có cấu tạo tương tự như survolteur chỉ khác ở chỗ là dùng rơle để chuyển đổi điện áp tự động ở cả hai đầu của biến áp. ở đây mạch điện tử đóng vai trò so sánh điện áp, giải mã tín hiệu và điều khiển rơle đóng mơ sao cho điện áp ra chỉ dao động trong một phạm vi nhỏ.
Trong sơ đồ, ta nhận thấy rằng tín hiệu điện áp vào được giảm áp và so sánh với các mức điện áp chuẩn. Sự sai lệch này sẽ được khuếch đại lên và đưa qua bộ giải mã để đóng các rơ le giữ cho điện áp ra ổn định.
Ưu điểm của loại ổn áp này là có cấu tại tương đối đơn giản, giá thành hạ. Khuyết điểm của nó là điện áp ra thay đổi trong một khoảng chứ không ổn định cao như trong trường hợp ổn áp dùng mạch servo, sau một thời gian sử dụng rơle thường bị hư hỏng mặt vít.
c. ổn áp dùng mạch servo:
Để khắc phục những khuyết điểm của mạch ổn áp dùng rơle, người ta chế tạo ổn áp dùng mạch servo. Cấu tạo mạch này gồm một cuộn dây có hai lớp được quấn trên một lỏi sắt hình xuyến. Lớp ngoài của cuộn dây được mài mòn lớp êmay cách điện. Một giá than có gắn động cơ DC được điều khiển bởi một mạch servo. Mạch này có nhiệm vụ lấy điện áp chuẩn ở đầu ra để đem về so sánh và điều khiển động cơ DC quét trên cuộn dây để có được một điện áp ra không đổi.
Điện áp đầu vào một đầu được nối với giá than còn đầu kia nối với đầu dây 110V hoặc 220V. Ngỏ ra được lấy trên cuộn dây sao cho ổn áp có thể làm được cả hai chức năng: tăng áp và giảm áp.
Để bảo vệ quá áp trong trường hợp mạch có sự cố, các nhà sản xuất còn thiết kế thêm bộ bảo vệ quá áp. Khi điện áp cao so với mức chỉnh định, rờ le sẽ tác động làm cắt mạch ra, bảo vệ các thiết bị không bị hư hỏng. Ngoài ra một số loại ổn áp còn có trang bị thêm mạch trể (Delay times) để sử dụng cho tủ lạnh, máy lạnh...Khi điện áp vào nhấp nháy, mạch sẽ tự động cắt. Sau 5 phút mạch mới tự động đóng điện trở lại. Thời gian trể này để cho lượng ga trong tủ lạnh, máy lạnh kịp ngưng tụ về bầu chứa, không bị quá tải trong lúc khởi động làm cháy bơm.
Ưu điểm của loại ổn áp này là điện áp ra rất ổn định, có thể chế tạo công suất từ vài trăm watt đến hàng trăm kW, điện áp vào có thể thay đổi rất rộng và điện áp ra vẫn đứng vững.
Khuyết điểm của chúng là giá thành cao, thời gian điều chỉnh chậm vì phải chờ động cơ quay chổi than. Ngoài ra những hư hỏng về phần cơ khí và điện tử cũng thường hay xảy ra.

* Bảng giá ổn áp 1 pha 3 pha thương hiệu Sumoel:


*Thông số kỹ thuật ổn áp 100kva  :

Ổn áp 3 phase 100kva :

-Thông số kỹ thuật :

Công suầt (Power rating):5KVA-2500kVA

Tiêu chuẩn(Specifications):IEC76,thiêu chuẩn điên lục

Hình ảnh máy ổn áp 1 pha 100% dây đồng


Thông số kỹ thuật ổn áp 100 KVA 3 phase:

-Model:SM100 KVA-3 Pha

- Tổ đấu dây Yo/Yo

- Điện áp đầu vào:235V-430V,3 pha

- Điên áp đầu ra phụ tải: 380V/200V/220V±2%,3 pha

-Tần số làm việc: 49-62Hz

- Nhiệt độ môi trường làm việc: -5ºC~ +40ºC

- Độ cách điện: 5MΏ

- Độ bền điện : Kiểm tra ở điện áp 1500V/1 phút

- Vật liêu: Tôn silic đẳng hướng hiệu suất cao

- Kiểu dáng:ổn áp xuyến tổn hao thấp

- Vỏ máy" Sơn tĩnh điện

- Bảo vệ quá dòng bằng Aptomat

-Tự động bảo vệ mất pha

-Tự động đóng điện khi sự cố

- Giá bán :20.000.000 VNĐ


Thông số kỹ thuật ổn áp 3 phase 100kva :

- Model: SM100KVA-3 PHA

- Sơ đồ đấu nối máy : Yo/Yo

- Điện áp đầu vào: 160V-430V, 3 pha

- Điên áp đầu ra phụ tải: 380V/220V/200V±2% , 3 pha

- Tần số làm việc: 49-62Hz

- Nhiệt độ môi trường làm việc: -5ºC~ +40ºC

- Độ cách điện: 5MΏ

- Độ bền điện : Kiểm tra ở điện áp 1500V/1 phút

- Bảng giá công bố của nhà máy: ổn áp 1 pha

- Nguyên lý làm việc điều chỉnh Secvo

- Vật liêu: Tôn silic đẳng hướng hiệu suất cao

- Kiểu dáng:ổn áp xuyến tổn hao thấp

- Vỏ máy" Sơn tĩnh điện

- Bảo vệ quá dòng bằng Aptomat

- Tự động bảo vệ mất pha

- Tự động đóng điện khi sự cố

- Giá bán: 25.000.000 VNĐ

III.Một số biện pháp khắc phục sự cố ổn áp


Sau một thời gian sử dụng Ổn áp có thể Quý khách sẽ gặp phải chút sự cố nho nhỏ. Làm thế nào để khắc phục nó mà không cần đem bảo hành? Sau đây là một số hiện tượng và cách khắc phục (nếu sau khi kiểm tra và khắc phục nhưng vẫn chưa được,  Quý khách vui lòng đem máy tới công ty cổ phần thiết bị điện 368 để bảo hành) hoặc LIÊN HỆ Mr Vinh 0904.959.963

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Ổn áp 100KVA

Ổn áp 100KVA

Giá thị trường:84.000.000 VNĐ
Giá: 70.000.000 VNĐ

(Click hình ảnh để mua hàng)


HIỆN TƯỢNG

NGUYÊN NHÂN

CÁCH KHẮC PHỤC

KHÔNG CÓ ĐIỆN RA

-Các đèn báo trên mặt máy không sáng, đồng hồ không chỉ.

 

 

 

 

 - Đèn đỏ sáng, đèn xanh không sáng.

 

- Chưa bật aptomat trên mặt máy.

 

-Có thể chưa có điện vào.

 

 

 

- Máy bị quá tải, aptomat tự động ngắt điện.

- Điện áp lưới quá cao (trên 270V), bộ phận bảo vệ điện áp cao tự động ngắt để bảo vệ an toàn cho thiết bị



Bình luận

HẾT HẠN

0126 826 1908
Mã số : 7004816
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 31/12/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn