Vì sao iPod lại phải biến mất?

 Có thể khẳng định rằng thị trường máy nghe nhạc cao cấp vẫn còn tồn tại, nhưng tại sao một phụ kiện giúp nghe nhạc cao cấp như iPod lại bị khai tử? Nguyên nhân thực sự là gì?

 Thoạt nhìn rất nhiều người cho rằng, nguyên nhân của việc khai tử iPod Nano và Shuffle cùng việc danh mục máy nghe nhạc của Apple trở nên cạn kiệt là do smartphone, mà chính xác là do đứa con ruột của chính Apple mang tới, iPhone. Từ năm 2007, smartphone đã được tích hợp tính năng nghe nhạc và người tiêu dùng không cần phải bỏ tiền ra mua một chiếc máy nghe nhạc nữa vì lúc nào cũng đã có smartphone bên cạnh.

 Nghe rất có lý phải không? Tuy nhiên, nhiều phân tích cho rằng, nguyên nhân trên là không đúng, bởi lẽ trong khi thị trường smartphone bão hòa thì thị trường máy nghe nhạc lại đang khởi sắc. Có thể bạn không tin nhưng rất nhiều thương hiệu quen thuộc từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các tên tuổi mới đến từ Trung Quốc vẫn đang đẩy mạnh việc đưa ra thị trường những mẫu sản phẩm mới thuộc các phân khúc từ bình dân đến cao cấp, tạo nên một thị trường sôi động như: Sony, Astell&Kern, Aune hay iBasso...

 Câu hỏi đặt ra là tại sao Apple lại đứng ngoài cuộc chiến này. Dù hãng chưa bao giờ tập trung vào nâng tầm chất lượng âm nhạc lên audiophile nhưng chất lượng âm thanh mà những chiếc iPod mang lại hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của những tín đồ âm nhạc. Người nghe luôn được Apple mang lại những trải nghiệm tối ưu và dễ chịu nhất về cả âm thanh và tính dễ sử dụng . Bên cạnh đó, Apple luôn có một vị trí vững chắc và chiếm một thị phần lớn nhất định trong thị trường máy nghe nhạc. Như vậy, nếu quyết tâm hồi sinh và phát triển những chiếc iPod, Apple sẽ luôn nhận được sự chào đón của các tín đồ.

 Tuy nhiên, Apple vẫn quyết định từ bỏ mảng thị trường này. Nguyên nhân đầu tiên nằm ở việc Apple sẽ không làm bất kì điều gì để tổn hại đến sự phát triển của iPhone. Nếu sở hữu một chiếc iPod với pin khỏe và chất lượng âm nhạc hoàn hảo, rất có thể người mua sẽ trì hoãn trong việc nâng cấp chiếc iPhone 6 16 GB chật chội. Trong khi đó, nguồn lợi nhuận của iPhone mang lại thì rất lớn, còn với những máy nghe nhạc như iPod thì tỷ suất lợi nhuận khá thấp.

 Ngoài ra, trong những thế hệ iPod, ngoại trừ iPod Touch với khả năng kết nối Internet và chạy Apple music có thể thúc đẩy doanh thu nội dung cho Apple, còn các thế hệ iPod còn lại thì không. Khi sử dụng những chiếc iPod này, người dùng phải bỏ tiền ra để mua 1 album trên iTunes để có thể nghe nhạc, tuy nhiên với số tiền đó bạn đã có thể nghe hàng trăm nghìn bài hát khác trên Apple Music.

 Như vậy, hiển nhiên sẽ không có iFan nào muốn bỏ tiền ra mua nhạc số nữa. Cùng với đó, những thiết bị nghe nhạc offline không có khả năng kết nối Internet như các thế hệ iPod Classic, Nano, Shuffle sẽ bị thất sủng và chìm trong dĩ vãng. Quyết định khai tử của Apple cũng là điều hiển nhiên.

 

Chưa có câu trả lời nào