Bị gãy xương bàn tay phải phẫu thuật giúp em vz T_T

Bạn em năm nay 18 tuổi bị gãy xương bàn tay khoảng 6 tháng trước đây, cậu ấy cũng đi khám rồi được bác sĩ cho băng bó và uống thuốc. Sau đó do hoạt động thể thao nên đến nay bị đau lại. Khi đi khám ở bệnh viện một lần nữa thì được chẩn đoán là có nhìu sụn, xương bàn tay có 1 lỗ lớn, bị tràn dịch vào,  gãy 1 loại xương khó lành nhất (em không biết đó là xương gì, mong bác sĩ cho em biết loại xương đó như thế nào?), và phải phẫu thuật. Việc phẫu thuật phải mổ chân để lấy sụn chân lắp đầy vào lỗ hổng ở tay. Bạn em rất băn khoăn, em không biết có nên khuyên cậu ấy phẫu thuật hay không nữa. Lỡ đâu việc phẩu thuật không thành sẽ rất nguy hiểm, đến chân và cả tay của cậu ấy. Mong bác sĩ cho em lời khuyên đúng nhất, có còn một cách bó bột nào khác ngoài việc phải phẫu thuật. Em chân thành cảm ơn

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Gẫy xương bàn tay và bác sĩ chỉ định mổ thì phải mổ bạn nhé, bác sĩ chuyên khoa thì có cái nhìn đúng đắn nhất. Bạn nên theo chỉ định của bác sĩ, về xương thì mình thấy bệnh viện Việt Đức là tốt nhất đấy. Nếu ko mổ dịch tràn vào lâu ngày sẽ rất nguy hiểm bạn nhé:

Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Trong cấu trúc của bàn tay, ngón cái giữ một vị trí đặc biệt quan trọng (chiếm 40% chức năng của cả bàn tay) nhờ biên độ vận động rộng và khả năng đối ngón, khiến con người có khả năng cầm nắm, giữ vững các vật với các hình dáng, kích thước khác nhau. Một trong những yếu tố giúp cho sự linh động này chính là cấu trúc đặc biệt của vùng khớp giữa xương thang của cổ tay và nền xương bàn I của bàn tay. Nền xương bàn I là vị trí rất thường gặp trong các gãy xương bàn tay (chiếm khoảng 25% trong tổng số các gãy xương bàn tay), thường do tai nạn lao động và tai nạn

Gãy nền xương bàn tay I là một loại gãy tương đối thường gặp ở bàn tay, đa số là do tại nạn lưu thông. Điểm quan trọng nhất của loại gãy này là sự liên quan tới khớp thang bàn và qua đó là tầm vận động của ngón tay cái. việc chẩn đoán và điều trị tốt là rất cần thiết để phục hồi chức năng bàn tay cho bệnh nhân.