Cách chọn mua nguồn máy tính?

Em đang build một chiếc PC mới, mọi linh kiện đã mua xong hết rồi nhưng còn bộ nguồn thì em chưa mua vì chưa biết nên chọn hãng nào. Các bác tư vấn cho em cách chọn mua nguồn máy tính với...

Trả lời 8 năm trước
Một case PC thường (ASUSP5GCMLX, Pen E6500, 1DDR3 2GB, 1SS320GB) ngốn khoảng 250W, nguồn công suất thực trên thị trường hiện nay thấp nhất cũng 350W rồi nên bạn ko phải lo.
Trả lời 8 năm trước
Máy thường bạn cứ chọn nguồn công suất 450 - 550W là ngon rồi. Tất nhiên phải chọn loại nguồn tốt để công suất là thực. Còn trừ độ case, lắp thêm quá nhiều tản nhiệt, card mở rộng, thiết bị đi kèm...mới cần nguồn công suất cao hơn thôi.
Trả lời 8 năm trước
Về nguồn máy tính, bạn không phải lo về khả năng cung cấp dòng điện và điện áp cho các thiết bị đâu bạn. Mình khuyên bạn nên quan tâm đến Bộ ổn định điện áp (Gọi tắt là ổn áp như LIOA chẳng hạn) hơn là quan tâm đến nguồn máy tính ! Nếu dùng cho 1 máy tính không thì Ổn áp 500VA là đủ.
Trả lời 8 năm trước
Huntkey, FSP, Cooler MAster, là nhứng tai to mặt lớn trong ngành SX nguồn máy tính.
Trả lời 8 năm trước
Bộ nguồn là linh kiện được lựa chọn sau cùng. Công suất (power): Công suất của bộ nguồn tối thiểu phải đáp ứng đầy đủ cho các thiết bị của máy vi tính, tuy nhiên để đảm bảo cho việc nâng cấp sau này công suất của bộ nguồn luôn được tính dư thêm. Đối với các máy vi tính thông thường thì bộ nguồn có công suất khoảng 300W đến 350W là đủ, còn các máy vi tính có sử dụng bộ vi xử lý tốc độ cao và có gắn thêm nhiều thiết bị, ổ dĩa thì có thể cần bộ nguồn có công suất 450W hoặc hơn. Đầu cắm: Bộ nguồn phải có các đầu cắm tương thích với Mainboard, hiện có 2 loại: 20 chân (20 pin) và 24 chân (24 pin). Một số bộ nguồn có cả 2 loại dây cắm, dây nguồn dành cho các ỗ dĩa chuẩn SATA và cho thiết bị đồ họa VGA.
Trả lời 8 năm trước
Đa số người dùng sẽ mất nhiều thời gian cho việc chọn bộ xử lý mới, Card màn hinh và Motherboard , nhưng khi nói đến bộ nguồn thì hầu hết người mua thường chọn loại rẻ. Không nên như vậy. Bởi không quan tâm tới bộ nguồn, bạn sẽ trả nhiều tiền điện hơn và để cho các thiết bị trong tình trạng nguy hiểm. Hiệu suất là tham số dùng để tính lượng năng lượng mà bộ nguồn cung cấp cho toàn bộ hoạt động của thiết bị và đơn vị của nó tính theo phần trăm . Tỉ lệ phần trăm này cho biết sự chênh lệch giữa lượng điện năng đầu ra và lượng điện năng đầu vào .Ví dụ, nếu bộ nguồn nào đó có hiệu suất là 80%, điều này có nghĩa là cần điện năng 200W ở đầu ra thì bộ nguồn này thực tế đã phải lấy 250W từ lưới điện (80% của 250W là 200W). Hiệu của 2 số lượng điện trên là 50W và nó hoàn toàn bị lãng phí- nhưng bạn vẫn phải trả nó. Bộ nguồn với hiệu suất cao hơn sẽ có lượng điện năng hao hụt ít hơn . Nếu chúng ta thay thế bộ nguồn trên bằng cái khác với hiệu suât là 90%, chúng ta sẽ chỉ lấy 220W từ lưới điện và tiết kiệm 28W nếu so sánh với 1 cái với hiệu suất 80% . Cách này , bộ nguồn với hiệu suất cao sẽ giảm đáng kể số tiền điện mà bạn phải trả mỗi khi nhận hóa đơn tiền điện. Cách này, bạn nên chọn một bộ nguồn với hiệu suất cao nhất mà khả năng tài chính của bạn có thể cho phép. Chúng tôi muốn 5 điều cơ bản cho 1 bộ nguồn: 1 Thứ nhất, đó là thiết bị “trung thực” nghĩa là những thông số kĩ thuật đưa ra khớp với thực tế khi hoạt động. Những thông số này được ghi rõ ràng trên vỏ hộp hoặc cũng như trong sách hướng dẫn nhưng thực tế nhiều người lại không xem kĩ . Những bộ nguồn được sản xuất cho thị trường Mỹ luôn luôn phải ghi chính xác nếu không muốn dính tới những vụ kiện cáo . 2 Thứ hai, chọn loại có hiệu suất cao nhất mà bạn có thể, như đã giải thích trên. 3 Điều thứ ba chúng tôi muốn là những đầu ra của bộ nguồn phải cung cấp giá trị cho phép ,mọi lúc. Ví dụ nếu bạn có bộ nguồn đáng lẽ cấp đầu ra 12V thì lại đưa ra 13V , điều này sẽ dẫn tới quá tải cho các thành phần trong máy và có thể dẫn tới máy tính bị treo và thậm chí bị cháy các bộ phận. 4 Chúng tôi cũng đề cập tới các đầu của bộ nguồn là “sạch” đến mức có thể, không có nhiễu điện hoặc bị biến động . 5 Cuối cùng bộ nguồn có được sự bảo vệ, nó sẽ tự tắt nếu có lỗi xảy ra, giảm thiểu rủi ro của việc các bộ phận của máy tính có thể bị cháy.
Linh Ly
Linh Ly
Trả lời 8 năm trước
Bộ nguồn của máy tính bạn nên mua của hãng CosAir ý, cho dòng điện rất ổn định luôn, sau này dễ nâng cấp :)
Dat Tinh
Dat Tinh
Trả lời 8 năm trước
Nguồn máy tính của Seasonic cũng tốt lắm đấy bạn ạ :)
Thang Du
Thang Du
Trả lời 8 năm trước
Bộ nguồn (PSU - Power Supply Unit) được coi là trái tim của máy tính. Với hàng loạt các thương hiệu và dòng sản phẩm trên thị trường, người dùng sẽ bị choáng nếu không tự trang bị một chút kiến thức cho mình. Vậy những yếu tố nào cần được chú ý tới để chọn mua được bộ nguồn hợp lý cho máy tính? (ở đây Vforum chỉ đề cập đến những bộ nguồn có công suất thực chứ không phải mấy bộ nguồn ATX Noname không đủ công suất danh định và không có tên tuổi) Công suất Yếu tố đầu tiên, thường được người dùng nhắm tới để chọn PSU cho mình. Một bộ nguồn có công suất quá lớn sẽ gây tốn kém mà không tận dụng được hết khả năng, trong khi nguồn công suất quá nhỏ chắc chắn sẽ gây ra nhiều vấn đề, bao gồm cả hư hỏng linh kiện. Dựa vào cấu hình máy, người dùng có thể lựa chọn cho mình công suất phù hợp và bảo đảm khả năng nâng cấp linh kiện trong tương lai. Lựa chọn này mang tính tham khảo, do các bộ máy có thể khác xa nhau về cấu hình. - Nguồn 300-350W: CPU lõi đơn hoặc lõi kép, 1 thanh RAM, đồ họa tích hợp, 1-2 ổ cứng. - Nguồn 350-450W: CPU lõi kép, 2 thanh RAM, card đồ họa tầm thấp (không yêu cầu nguồn phụ), 2 ổ cứng. - Nguồn 500-550W: CPU lõi tứ, 2-4 thanh RAM, card đồ họa tầm trung (yêu cầu một đầu cấp nguồn 6 chân), 2-4 ổ cứng. - Nguồn 600-750W: CPU lõi tứ, 4 thanh RAM, card đồ họa tầm cao (hai đầu cấp nguồn trở lên), 4 ổ cứng. - Trên 750W: Các hệ thống chạy 2 CPU và nhiều card đồ họa (SLI hoặc CrossFire). Tuy nhiên, không phải bộ nguồn nào cũng bảo đảm được công suất như trên bao bì. Có rất nhiều các bộ nguồn có công suất trên giấy lên tới 700W, nhưng các thử nghiệm lại chứng minh chúng chỉ là các bộ nguồn 500W, thậm chí là chưa đạt nổi 350W. Điều này rất nguy hiểm, khi máy tính đòi hỏi lượng điện lớn, các bộ nguồn như vậy rất dễ bốc cháy và phát nổ, phá hủy chúng và các linh kiện khác trong máy. Đánh giá Dynex 400W và Huntkey Green Star 400W. Từ đó dẫn tới yếu tố thứ hai cần chú ý khi lựa chọn nguồn máy tính. Thương hiệu Trên thị trường máy tính hiện có rất nhiều thương hiệu nguồn. Trước đây, Cooler Master (CM) đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam bằng quân bài "bộ nguồn với công suất thực". Tuy nhiên, các bộ nguồn của CM cũng mới chỉ ở tầm cơ bản và chất lượng cũng không được cao như quảng cáo. Những thương hiệu nguồn uy tín trên thị trường mà người dùng nên chọn như sau: - Cấp 1: Cho chất lượng ổn định nhất, sử dụng linh kiện cao cấp, phù hợp với dân ép xung cũng như các hệ thống máy tính đắt giá. Bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như Seasonic, Silverstone, Antec và Corsair (đều sử dụng nguồn của Seasonic). - Cấp 2: Các bộ nguồn tầm trung, giá ở mức tương đối, không sử dụng linh kiện cao cấp như cấp 1 nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, bao gồm FSP, Acbel, Cooler Master, Thermaltake. - Cấp 3: Các bộ nguồn tầm thấp, chỉ vừa đủ đạt chuẩn ATX, sử dụng các linh kiện giá rẻ để cắt giảm chi phí, từ đó làm giảm chất lượng của bộ nguồn. Điển hình như các bộ nguồn cấp thấp của Huntkey, Arrow và Golden Field. - Cấp 4: Cấp thấp nhất, giá cực rẻ hoặc đi kèm với vỏ máy. Chất lượng cực kì tệ hại và có thể phá hủy cỗ máy tính bất cứ lúc nào. Thường không có tên (noname) mà chỉ được gọi là nguồn ATX. Giá thành Khi mua máy tính, người dùng tốt nhất hãy dành ra khoảng 10-15% tổng chi phí bộ máy để đầu tư vào bộ nguồn. Ví dụ, nếu mua một bộ máy giá 10 triệu, hãy đầu tư ít nhất là 900.000 đồng cho một bộ nguồn. Một số bộ nguồn để tham khảo như sau: - Dưới 500.000 đồng: FSP GE-500 (300W) hoặc Acbel CE2 350. - Dưới 1 triệu đồng: Corsair VS450/550, FSP Saga 450W. - Dưới 2 triệu đồng: Seasonic S12II 520/620, M12II 520, JS750 hay Corsair GS600/700. - Dưới 3 triệu đồng: Seasonic M12II 620, SS-850HT (850W). - Dưới 5 triệu đồng: Các dòng Seasonic X, FSP Everest. - Trên 5 triệu đồng: Seasonic X1050/X1250, P1000 hay Corsair AX. Cáp rời hay cáp liền? Hiện nay, các bộ nguồn cao cấp đều có thiết kế cáp rời (modular cable). Nhờ đó, người dùng có thể tháo những cáp không cần thiết và cất đi. Điều này giúp việc đi dây gọn ghẽ hơn, cải thiện nội thất bên trong máy tính cũng như tăng khả năng lưu thông không khí. Một số dòng nguồn còn có thiết kế cáp rời toàn bộ (full modular), tuy nhiên điều này không thực sự cần thiết cho lắm. Với các bộ nguồn tầm trung, người dùng có thể chọn loại nửa rời nửa cố định (semi-modular). Các dây chính như ATX 24 chân và CPU 8 chân sẽ gắn cố định với nguồn, trong khi các dây cáp khác có thể tháo rời. Ở tầm thấp, người dùng sẽ ít quan tâm đến việc trang trí và đi dây bên trong vỏ máy, do vậy có thể chọn loại nguồn dùng cáp cố định để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hãy chọn loại nguồn có bọc lưới bên ngoài (sleeving) để giữ gọn gàng và cải thiện khả năng lưu thông không khí. Hãy luôn cẩn trọng khi chọn mua trái tim cho máy tính, nếu người dùng không muốn một ngày cả cỗ máy ra đi trong một màn khói mù mịt.
Thang Du
Thang Du
Trả lời 8 năm trước
Nhắc đến một PC chơi game khủng, game thủ thường nghĩ ngay đến những linh kiện gì? Card đồ họa khủng, bộ xử lý cực mạnh, kit RAM chiến gắn tản nhiệt, bo mạch chủ nhiều khe cắm VGA... Rất hiếm khi họ nghĩ đến bộ nguồn. Người dùng ít am hiểu thường xem nhẹ bộ nguồn khi xây dựng PC mới. Rất nhiều người hay phó mặc lựa chọn này cho nhân viên bán hàng theo tiêu chí “càng rẻ càng tốt”. Hoặc như khi có nhu cầu nâng cấp, game thủ vẫn thường quên béng mất việc xem xét liệu bộ nguồn mình đang dùng có “cân” được linh kiện mới hay không. Họ không biết rằng một bộ nguồn hoạt động không ổn định sẽ rút ngắn tuổi thọ linh kiện đáng kể. Đặc biệt khi có nhu cầu “về thành dưỡng sức”, có khả năng chúng không ra đi lẻ loi một mình mà lôi kéo theo một vài chiến hữu trong case đi cùng. Sẽ ra sao nếu đó là chiếc card đồ họa đắt tiền hay bo mạch chủ quý giá? Cháy nguồn!! Người viết xin đưa ra cho bạn đọc tham khảo một vài tiêu chí quan trọng đánh giá một bộ nguồn. Sau đó sẽ có danh sách ngắn gọn giới thiệu một số bộ nguồn phổ biến nên quan tâm hoặc nên tránh ở cuối bài viết. Công suất danh định Đây là thông số người tiêu dùng cần quan tâm đầu tiên khi chọn mua nguồn. Công suất danh định (còn gọi là công suất thực hay công suất định mức) là giá trị lớn nhất mà nguồn còn có thể hoạt động được khi cấp điện cho mạch ngoài. Quá giá trị này, dòng điện chạy trong nguồn làm tỏa nhiệt mạnh đến mức khả năng tản nhiệt của các phần tử trong nguồn (cuộn dây, điện trở, chip...) không đáp ứng nổi, dẫn đến cháy hoặc hoạt động hỗn loạn. Quá tải do công suất “đuối” là một trong những cái chết phổ biến nhất trong thế giới PSU. Hãy cảnh giác với cách đặt tên của nhà sản xuất! Ví dụ điển hình là bộ nguồn AcBel E2 470 có công suất thực chỉ 420 W (không thể quy kết NSX lừa đảo vì tên bộ nguồn... không có chữ W). Thông thường, 500 -> 600 W công suất thực là đủ cho hệ thống Intel Core-i mới và card đồ họa yêu cầu 2 nguồn phụ 6 pin. Hiệu suất & Hệ số công suất Hai chỉ số này thể hiện mức độ sử dụng điện năng hiệu quả của bộ nguồn và đều có giá trị nhỏ hơn 1. Không bao giờ có chuyện hiệu suất đạt 100% do một phần năng lượng bị tiêu tốn dưới dạng nhiệt. Cũng khó có thể bắt gặp một bộ nguồn có hệ số công suất đạt 1 do các linh kiện như điện kháng (cuộn cảm) và điện dung (tụ điện) không phải luôn duy trì giá trị cố định (cái này phụ thuộc cả vào điện áp và tần số của điện lưới). Ví dụ nếu hệ thống của bạn tiêu thụ 500 W, bộ nguồn có hiệu suất 80% và hệ số công suất 0,9 thì hóa đơn tiền điện phải trả sẽ là: 500 / (0,8 x 0,9) = 694 W. Một bộ nguồn khủng chuẩn 80 Plus Gold (90%). Để tiết kiệm điện, hãy cố gắng tìm kiếm bộ nguồn có hiệu suất và hệ số công suất càng cao càng tốt. Nhầm lẫn thường gặp: (công suất thực) = (công suất danh định in trên sản phẩm) x (hiệu suất) Dòng điện trên các đường điện ra (rail) Thông số dòng này luôn được in trên nguồn. Một thông số quan trọng nhưng ít ai để ý. Lấy ví dụ về bộ nguồn CoolerMaster Extreme 550 Power Plus. Về mặt công suất, bộ nguồn này hoàn toàn đủ khả năng gánh hệ thống chạy card đồ họa GTX 570. Tuy nhiên dòng trên rail 12 V của nó chỉ đạt 32 A – nhỏ hơn so với yêu cầu tối thiểu của GTX 570 là 38 A. Vì vậy việc sử dụng bộ nguồn này cho GTX 570 là không an toàn. Tính năng bảo vệ quan trọng Bảo vệ quá công suất: khi tổng công suất cung cấp ở đầu ra vượt quá so với công suất tối đa, PSU sẽ tạm thời ngừng hoạt động. Tính năng này nhằm hạn chế trường hợp đột tử do quá tải công suất người viết đã đề cập ở trên. Bảo vệ quá dòng: PSU sẽ ngừng hoạt động khi một trong các đường điện cung cấp (rail) của nó vượt qua giới hạn dòng cực đại cho phép của PSU. Đây là trường hợp của GTX 570 và CoolerMaster Extreme 550 Power Plus đã nói ở trên. Bảo vệ ngắn mạch: PSU lập tức ngừng hoạt động khi hiện tượng ngắn mạch xảy ra (như rơi 1 con ốc lên bo mạch). Không có chế độ bảo vệ này, khả năng ra đi của linh kiện khi ngắn mạch là hầu như chắc chắn. Cả 3 chế độ bảo vệ trên đây đều được trang bị trên các bộ nguồn của các hãng tin cậy như CoolerMaster, AcBel, FSP... Ngoài ra còn một tính năng nữa mà bạn không thể bỏ qua khi tiếp cận các sản phẩm đắt tiền: Active PFC (Power Factor Correction): những bộ nguồn sở hữu Active PFC đều có hệ số công suất khá cao giúp tiết kiệm điện năng (lớn hơn 0,9), đồng thời chúng còn có khả năng khử nhiễu và căn chỉnh đường điện vào. Hiện nay các sản phầm trung cấp giá mềm như FSP Hexa 500 cũng có thể được trang bị tính năng này.