Sóng wifi có thực sự gây hại cho sức khỏe?

Sóng wifi có thực sự gây hại cho sức khỏe không các bạn, mình thấy giờ chỗ nào cũng có sóng wifi thì chẳng lẽ nếu nó có hại thì phải bị cấm chứ nhỉ?

Trả lời 8 năm trước
Có một thực tế là ngày nay người ta thường “dị ứng” với các loại sóng vô tuyến, và thường “gán” cho nó những tác dụng rất khủng khiếp như gây vô sinh, gây ung thư, rồi ảnh hưởng tới thai nhi trong quá trình phát triển,… Một trong những mối lo lớn nhất của người dùng các thiết bị di động hiện nay, đó chính là sóng Wifi. Với sự phổ biến của công nghệ này, sóng Wifi xuất hiện ở mọi nơi, từ công sở, tới các quán cà phê, và đa phần các hộ gia đình cũng trang bị các router có khả năng phát sóng mạng không dây. Từ sáng đến tối, chúng ta đều tiếp xúc với sóng Wifi, và nếu có những lo ngại về sự nguy hại đến sức khỏe của nó là hoàn toàn dễ hiểu. Trong rất nhiều lời đồn mà chúng ta nghe hàng ngày, từ “bức xạ” luôn được nhắc tới đầu tiên nhằm “nhấn mạnh” sự nguy hiểm của sóng Wifi. Nhưng liệu bạn có thực sự hiểu “bức xạ” là gì? Chúng ta cần biết, bức xạ điện từ có 2 loại, được chia ra tùy theo tác động của nó tới các vật thể xung quanh. Đó là bức xạ ion hóa, và bức xạ không ion hóa. Bức xạ ion hóa sẽ có những tác hại đáng kể cả về mặt vật lý và sinh lý với các vật thể mà nó tiếp xúc, đặc biệt rất nguy hiểm đối với các cơ thể sống. Các ví dụ tiêu biểu là các dạng tia cực tím và tia phóng xạ hạt nhân (trong các vụ thử vũ khí hạt nhân hoặc trong các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân gây ra). Các bức xạ này không chỉ gây nên tác dụng nhiệt, nó còn tạo nên sự thay đổi trong cấu trúc các phân tử tạo nên các mô sống. Nó cũng có thể tạo ra sự thay đổi trong cấu trúc ADN, tạo nên những đột biến mà các bộ phim kinh dị thường sử dụng, cũng như là căn nguyên gây ra bệnh ung thư. Một trong những bức xạ ion hóa phổ biến nhất chính là bức xạ mặt trời. Khi chúng ta phơi nắng lâu dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp mà không có các biện pháp bảo vệ, không chỉ nhiệt độ cơ thể và lớp da cao lên, mà các tia UV trong ánh sáng mặt trời có thể dâm xuyên và tạo nên các tổn hại đặc biệt lên các tế bào biểu bì. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên căn bệnh ung thư da. Ngược lại, bức xạ không ion hóa chỉ đơn thuần là xuyên qua các vật thể, nhưng không để lại tác hại gì. Đôi khi, với sự tập trung cao, bức xạ này cũng có thể tạo ra những hiệu ứng về nhiệt phục vụ các mục đích đặc biệt. Wifi là một trong những bức xạ không ion hóa. Nó chỉ đơn thuần đâm xuyên qua vật thể chứ không thay đổi cấu trúc phân tử. Tất nhiên, nó có thể gây ra tác động về nhiệt, nhưng tác động đó quá nhỏ khó mà đo đếm được. Khi nói về bức xạ, chúng ta nói về 2 khái niệm khác, là “tần số” và “cường độ” bức xạ. Tần số có vai trò quyết định tới mức độ nguy hiểm của bức xạ, nó cũng là thước đo để phân biệt xem bức xạ là ion hóa hay không ion hóa. Xét về mặt vật lý, Wifi cũng như các hình thái thông tin không dây khác đều có tần số rất thấp, khoảng 2.4Ghz (hoặc 5Ghz với các modem đời mới). Những tần số ion hóa, tức là có tác động tới cơ thể để tạo ra đột biến, ung thư,… phải đạt mức ít nhất 1.000.000 Ghz, tức là gấp khoảng vài trăm ngàn lần tần số mà Wifi sử dụng. Nếu xét về tiêu chí này, thì ánh sáng thông thường còn có mức độ … nguy hiểm cao hơn cả sóng Wifi, vì nó có phổ trải từ 500.000 tới 750.000 GHz, tức là rất gần mốc bắt đầu có khả năng gây hại cho cơ thể. Đó là lý do mà các tia UV trong ánh sáng mặt trời có thể gây nên bệnh ung thư ở những người ưa thích tắm nắng mà không có phương pháp bảo vệ thích hợp. Thế nhưng liệu bạn có muốn ở trong nhà cả ngày để tránh ánh sáng mặt trời, nhằm không bị ung thư không? Cường độ là một khía cạnh khác cũng rất quan trọng. Ngay cả những bức xạ không ion hóa (về mặt tần số) cũng sẽ vẫn có thể gây ra những thiệt hại đáng kể nếu phát ở cường độ cao và ngược lại, bức xạ ion hóa nếu phát ở cường độ thấp cũng sẽ không gây nhiều thiệt hại. Khi nói về cường độ, người ta sẽ nói về năng lượng mà sóng mang theo. Các cục phát Wifi thông thường chỉ truyền vào sóng một năng lượng khoảng 200mW (0.2W). Và vì năng lượng của sóng bị suy hao khi đi xa, nên khi tới với cơ thể người, nó cũng sẽ không còn nhiều năng lượng. Theo định luật vật lý, năng lượng tỉ lệ nghịch với khoảng cách. Do đó, nếu như bạn ở cách cục phát Wifi 10m, năng lượng mà cơ thể bạn phải chịu khi sóng đi qua là 200mW/100 = 2mW. Với mức năng lượng này, ngay cả các máy đo phổ nhạy nhất cũng khá khó khăn để phát hiện, và nó không thể gây hại lên cơ thể được. Một vật dụng phát ra bức xạ không ion hóa là lò vi sóng (tần số giống Wifi, 2.4Ghz) có năng lượng tới 1000W, và lại còn được tập trung cao độ trong không gian của lò với nhiều miếng kim loại phản xạ bức xạ. Lượng bức xạ thoát ra khỏi các tấm chắn hiếm khi vượt quá 1W khi lò hoạt động bình thường, tuy nhiên nếu những năng lượng đó thoát ra được khỏi lớp vỏ bọc thì sao? Nó tương đương với công suất trên 1 mét vuông nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp! Và nó sẽ gây ung thư nếu bạn đều đặn vài tiếng một ngày tiếp xúc. Tóm lại, xét về cả cường độ và tần số, sóng Wifi từ các cục phát Wifi bình dân không thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe một cách to lớn như nhiều lời đồn bạn từng nghe. Nó còn không có hại bằng việc bạn đi giữa trưa hè mà không mặc áo dài tay! Do đó, hãy yên tâm sử dụng công nghệ vô cùng thuận tiện này.
Trả lời 8 năm trước
Wi-Fi thực chất là từ viết tắt của Wireless Fidelity là hệ thống mạng không dây, sử dụng sóng vô tuyến, giống như sóng điện thoại di động hay trên truyền hình và radio. Và cái mà con người đang tiếp xúc chính là sóng vô tuyến. Điều này dấy lên một số quan ngại cho rằng, sóng vô tuyến có thể sẽ gây ra ung thư cho con người, bởi trước đó cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác hại của sóng điện thoại với việc phát triển các khối ung thư trong cơ thể người. Tuy nhiên, mối quan ngại này cũng lại đang làm dấy lên một cuộc tranh cãi mới giữa các nhà khoa học về việc liệu sóng vô tuyến có thực sự gây hại cho cơ thể con người. Theo một số khẳng định gần đây của các nhà khoa học đã cho thấy, dường như Wi-Fi không thực sự nguy hại như mọi người vẫn nghĩ. Các nhà nghiên cứu đã đi tìm hiểu hai dạng thử nghiệm sóng vô tuyến khác nhau liên quan đến mạng không dây, cũng như với các thiết bị điện tử khác có phát ra sóng vô tuyến như điện thoại và lò vi sóng. Họ thấy rằng, nguy cơ ung thư trên người và việc tiếp xúc với sóng vô tuyến không hề có sự tương quan với nhau. Mặc dù, họ đã xác nhận rằng có một số thay đổi sinh học trong cơ thể người, theo giả thuyết cũng có thể gây nên ung thư. Có một số lý do giải thích cho khẳng định này là việc Wi-Fi chỉ tạo ra các bức xạ tần số thấp và không ion hóa. Do đó, sóng vô tuyến không đủ mạnh để có thể biến đổi các phân tử và gây nguy hiểm tới cơ thể con người dựa trên cấp độ tế bào. Chưa kể, công suất phát của sóng vô tuyến cũng đặc biệt nhỏ, chỉ vào khoảng 0,1 W và công suất này thậm chí còn thấp hơn cả công suất phát từ điện thoại di động. Trong khi đó, những bức xạ điện từ có tần số cao hơn như máy phát tia X, tia gamma hay tia cực tím mới có khả năng ion hóa và gây hại trực tiếp lên cơ thể và sức khỏe của con người. Nhưng ngược lại, người ta đã tìm ra được khá nhiều tác hại đáng quan tâm gây ra bởi Wi-Fi. Một số nghiên cứu cách đây không lâu cho biết, ngồi gần nguồn phát sóng Wi-Fi sẽ có thể gây nền tình trạng mệt mỏi, căng thẳng do phải tiếp xúc với sóng vô tuyến. Trong khi đó, một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ và Argentina lại cho hay, Wi-Fi còn có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc "tinh binh" của các đấng mày râu bị "chết yểu" do đặt laptop có kết nối Wi-Fi trên đùi. Cho tới nay, các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được những bằng chứng xác thực nhất nào để khẳng định về việc liệu Wi-Fi có thể làm ảnh hưởng tới các tế bào trong cơ thể con người. Tuy nhiên, nếu như vẫn lo ngại về độ an toàn của sóng vô tuyến tới sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ ung thư, bạn vẫn có thể tránh tiếp xúc với mạng Wi-Fi ở nhà hoặc chuyển các thiết bị di động sang chế độ máy bay trong nhiều trường hợp không dùng đến và sử dụng loa ngoài, tai nghe mỗi khi nhận cuộc gọi.
Trả lời 8 năm trước
Ngày nay, khi đến bất kì một quán café hay một nơi nào mới, việc đầu tiên mọi người làm có lẽ là lấy điện thoại, ipad, laptop… dò sóng Wi-Fi. Không chỉ phổ biến ở những nơi công cộng, hiện nay, nhiều hộ gia đình cũng đã trang bị các router có khả năng phát sóng mạng không dây vì sự tiện lợi của nó. Không hề quá lời khi nói rằng chúng ta hiện nay đang tiếp xúc với sóng Wi-Fi hầu hết thời gian của một ngày. Chính điều này đã dấy lên sự lo ngại về ảnh hưởng của sóng Wi-Fi đối với sức khỏe con người. Một số người khẳng định họ gặp các triệu chứng khó ngủ, ngủ mơ, mất tập trung, hay quên khi trong nhà sử dụng thiết bị phát Wi-Fi. Vậy, thực tế, sóng Wi-Fi có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không? Trước tiên, chúng ta nên hiểu rõ bản chất sóng Wi-Fi là gì. Wi-Fi là từ viết tắt của Wireless Fidelity, là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, truyền hình và radio. Wi-Fi là một trong những bức xạ không ion hóa. Sóng Wi-Fi chỉ đâm xuyên qua vật thể chứ không thay đổi cấu trúc phân tử. Wi-Fi có tần số rất thấp, khoảng 2.4Ghz (hoặc 5Ghz với các modem đời mới). Trong khi đó, cơ thể chỉ bị ảnh hưởng tiêu cực khi các tần số đạt mức ít nhất 1.000.000 Ghz. Ngoài ra, các thiết bị phát Wi-Fi thông thường chỉ truyền vào sóng một năng lượng khoảng 200mW (0.2W). Năng lượng của sóng cũng bị suy hao khi đi xa, nên khi tới cơ thể người, sóng Wi-Fi sẽ không còn mang nhiều năng lượng. Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã rút ra kết luận: chưa tìm thấy bất kì dấu hiệu nào cho thấy sóng Wi-Fi có hại đối với con người. Lawrie Challis - giáo sư đang giảng dạy tại trường ĐH Nottingham kiêm chủ tịch uỷ ban quản lý chương trình của Tổ chức Nghiên cứu Sức khoẻ và Viễn thông Di động (MTHR) - khẳng định, sóng Wi-Fi hầu như không có bất kỳ tác động xấu nào đến sức khỏe. Thực hư lời đồn sóng Wi-Fi gây hại tới sức khỏe - ảnh 2 ... nhưng liệu nó có gây hại cho sức khỏe con người? (ảnh: Internet) Về lý do một số người cảm thấy sức khỏe có vấn đề khi ở gần các thiết bị thu phát Wi-Fi, Thạc sĩ Chu Văn Điểu, chuyên khoa thần kinh, từng làm việc tại Bệnh viện Tâm thần TW giải thích: ‘Các nghiên cứu đã khẳng định nếu sử dụng máy tính, ipad, điện thoại thông minh một thời gian dài trong ngày sẽ gây căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ. Từ căng thẳng thần kinh có thể gây mất tập trung, đãng trí. Có nhiều khả năng, khi ở trong khu vực có sóng Wi-Fi, tần suất sử dụng các thiết bị điện tử trên tăng và kéo dài nên dẫn đến tình trạng trên. Khi đến những khu vực không có sóng Wi-Fi, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử giảm, do đó, các triệu chứng mệt mỏi cũng giảm theo. Nếu ở trong khu vực có sóng Wi-Fi, nhưng hạn chế sử dụng các thiết bị này, chắc chắn, các triệu chứng trên cũng sẽ thuyên giảm’. Như vậy, những lời đồn đại như sóng Wi-Fi gây đột biến nhiễm sắc thể, gây ung thư, gây vô sinh… là hoàn toàn vô căn cứ. Khoa học hiện nay chưa tìm ra bất kì tác hại nào của sóng Wi-Fi đến sức khỏe con người. Các nhà khoa học còn cho biết, tiếp xúc thường xuyên với sóng Wi-Fi còn không có hại bằng việc đi giữa trưa hè mà không có biện pháp chống nắng.
Trả lời 8 năm trước
Wifi có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến tình trạng sức khỏe tổng thể và sức khỏe của não bộ, đặc biệt là với trẻ em. Mất ngủ Đã có khi nào bạn cảm thấy tỉnh táo sau khi sử dụng wifi hay đơn giản chỉ là ngủ một đêm thật ngon giấc?. Theo một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy tần số thấp từ sóng điện thoại di động gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Những người tiếp xúc với bức xạ điện từ trong một thời gian dài có thể mất ngủ và thay đổi mô hình sóng não. Những người tiếp xúc với bức xạ điện từ trong một thời gian dài có thể mất ngủ và thay đổi mô hình sóng não. Các chuyên gia cho rằng ngủ gần một chiếc điện thoại trong một ngôi nhà có sử dụng wifi hoặc một căn hộ có nhiều tín hiệu wifi có thể gây ra chứng mất ngủ mãn tính. Đối với nhiều người, việc thiếu ngủ còn là khởi đầu cho những vấn đề nghiêm trọng khác như sự phát triền của bệnh trầm cảm và cao huyết áp. Nguy hại cho trẻ nhỏ Tiếp xúc với tần số vô tuyến bức xạ phi nhiệt từ wifi và điện thoại di động có thể làm gián đoạn sự phát triển của tế bào, đặc biệt là với thai nhi. Theo một nghiên cứu trên động vật năm 2004 cho thấy những động vật thường xuyên tiếp xúc với sóng wifi có hiện tượng trì hoãn sự phát triển của thận. Những loài thực vật trồng gần với bức xạ nhất không có sự tăng trưởng. "Sóng wifi có thể làm gián đoạn sự tổng hợp protein rõ rệt nhất ở các mô sinh trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên", kết quả nghiên cứu năm 2009 của các chuyên gia người Áo. Cản trở tăng trưởng Một nhóm học sinh Đan Mạch có hiện tượng mất tập trung sau khi ngủ cùng điện thoại di động. Họ đã thực hiện một thí nghiệm trên vườn cải xoong để kiểm tra tác động của các bộ định tuyến wifi không dây. Một luống cây cải xoong được trồng trong một phòng không có sóng bức xạ wifi và một luống khác được trồng cạnh hai thiết bị định tuyến có phát hành một lượng bức xạ tương đương với một điện thoại di động. Kết quả cho thấy những loài thực vật trồng gần với bức xạ nhất không có sự tăng trưởng. Giảm hoạt động não bộ Cũng tương tự như trường hợp của các học sinh trung học Đan Mạch, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu các tác động của bức xạ đến chức năng não. Những loài thực vật trồng gần với bức xạ nhất không có sự tăng trưởng. Nghiên cứu sử dụng công nghệ MRI trong năm 2013 đã cho thấy những người tiếp xúc với bức xạ 4G bị suy giảm hoạt động của não bộ. Suy giảm trí nhớ Một nhóm 30 tình nguyện viên khỏe mạnh gồm 15 nam và 15 nữ đã tham gia một bài kiểm tra về bộ nhớ. Đầu tiên, cả nhóm được tiến hành thử nghiệm mà không có bất kỳ sự tiếp xúc nào với bức xạ wifi. Sau đó họ được tiếp xúc với sóng wifi có tần số 2.4 GHz trong khoảng 45 phút. Các chuyên gia đã đo tình trạng hoạt động của não bộ và kết quả cho thấy sự thay đổi đáng kể trong hoạt động và mức năng lượng của bộ não nhất là với nữ giới. Tác động xấu đến tinh trùng Chúng ta đã từng được biết đến tác hại nguy hiểm do nhiệt gây ra cho tinh trùng khi sử dụng máy tính xách tay thường xuyên. Thế nhưng, các chuyên gia đã cảnh báo rằng, nhiệt không phải mối đe dọa duy nhất giết chết tinh trùng của nam giới. Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với các tần số wifi đã làm giảm chuyển động của tinh trùng và gây phân mảnh DNA. Cả hai thử nghiệm trên người và động vật đều cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của sóng wifi đến tinh trùng. Khó thụ thai Theo kết quả của một nghiên cứu trên động vật cho rằng việc tiếp xúc với một tần số nhất định của các thiết bị không dây có thể cản trở trứng thụ tinh (hình thành phôi thai). Tiếp xúc với các tần số wifi đã làm giảm chuyển động của tinh trùng. Trong nghiên cứu, những con chuột tiếp xúc với sóng wifi 2 tiếng liên tục trong 45 ngày đã tăng đáng kể tình trạng mất cân bằng oxi hóa. Các thiệt hại cho tế bào đồng thời tác động vào cấu trúc DNA đã làm suy giảm khả nặng thụ thai. Tăng nhịp tim Các nhà khoa học cho rằng những người sống trong môi trường có nhiều sóng wifi hoặc 3G, sóng điện thoại di động đều sẽ trải qua một phản ứng vật lý cho các tần số điện từ. Chính xác các phản ứng ở đây tương tự như nhịp tim của một người đang gặp căng thẳng. Ung thư Điều này thực sự là một vấn đề gây nên nhiều tranh cãi. Chúng ta không thể phủ nhận một số mô hình nghiên cứu trên động vật cho thấy việc tiếp xúc với bức xạ điện từ làm tăng nguy cơ phát triển khối u. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên con người là rất hiếm. Trong đó phải kể đến một trường hợp liên quan tới một người phụ nữ trẻ 21 tuổi đã phát triển chứng bệnh ung thư vú ngay tại chính vùng ngực, nơi mà cô thường xuyên để điện thoại trong túi áo.
Trả lời 8 năm trước
Các nhà khoa học vừa lên tiếng khẳng định không hề có một dấu hiệu nào cho thấy sóng Wi-Fi có tác động không tốt đến sức khoẻ của con người. Chương trình Panorama của kênh BBC cho biết họ phát hiện thấy lượng sóng Wi-Fi ở một trường học cao gấp 3 lần lượng sóng điện thoại di động trong môi trường thông thường. Nhưng con số này vẫn thấp hơn mức an toàn của chính phủ Anh đặt ra. Sir William Stewart - Chủ tịch cơ quan bảo vệ sức khoẻ Anh - khẳng định cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa về ảnh hưởng của sóng Wi-Fi. Trao đổi với chương trình Panorama ông Stewart khẳng định hiện đã có những bằng chứng cho thấy sóng bức xạ phát ra từ các thiết bị như ĐTDĐ hay bộ phát sóng Wi-Fi dù ở mức thấp có những tác động không tốt đến sức khoẻ con người. Các chuyên gia khác lại tỏ ra không đồng tính với quan điểm của vị chủ tịch Cơ quan bảo vệ sức khoẻ. Ông Lawrie Challis - giáo sư đang giảng dạy tại trường ĐH Nottingham kiêm chủ tịch uỷ ban quản lý chương trình của Tổ chức nghiên cứu sức khoẻ và viễn thông di động (MTHR) - khẳng định: "Sóng Wi-Fi hầu như không có bất kỳ tác động xấu nào đến sức khoẻ. Các bộ phận phát sóng Wi-Fi thường không mạnh và ở cách xa người dùng". "Cũng có trường hợp thiết bị nhận sóng Wi-Fi ở gần người dùng như trường hợp một chiếc máy tính xách tay chẳng hạn. Trường hợp này cũng giống với trường hợp chúng ta khuyên trẻ em không nên sử dụng ĐTDĐ. Chúng ta sẽ khuyên chúng để máy tính xách tay trên bàn thay vì để trên đùi nếu chúng có ý định sử dụng trong một thời gian dài". Cường độ quá thấp Giáo sư Malcolm Sperrin - một chuyên gia trong lĩnh vực y tế - cũng khẳng định với BBC News sóng Wi-Fi không hề có tác động nào đến sức khoẻ con người. "Sóng Wi-Fi là sóng radio cường độ thấp có bước sóng tương tự như bước sóng radio sử dụng trong các lò vi sóng. Nhưng cường độ sóng Wi-Fi thấp hơn 100.000 so với cường độ sóng trong lò vi sóng". Sóng radio sản sinh ra từ các thiết bị phát sóng Wi-Fi, ánh sáng trắng, lò vi sóng hoặc điện thoại di động có thể khiến nhiệt độ bề mặt của vật thể tăng lên nhưng chúng không thể gây ra bất kỳ tác động xấu nào. Cơ quan bảo vệ sức khoẻ cho biết lượng sóng radio phát ra từ một Wi-Fi hotspot trong một năm mới bằng được lượng sóng phát ra từ chiếc ĐTDĐ khi thực hiện một cuộc gọi kéo dài 20 phút. "Một số người cho rằng sóng Wi-Fi còn có nhiều tác hại khác nhưng cho tới nay chưa hề có một bằng chứng thuyết phục nào chứng minh điều đó", giáo sư Sperrin cho biết. Kết quả nghiên cứu Từ hàng thế kỷ nay sóng radio và sóng bức xạ đã trở thành một phần trong cuộc sống của loài người. Nếu chúng có gây ra bất kỳ tác động xấu nào thì có lẽ giờ đây mọi người đã đều biết đến. Chúng sẽ được ghi nhận và nghiên cứu đầy đủ. Giáo sư Sperrin cho biết thếm: "Công việc nghiên cứu về sóng radio hiện vẫn đang tiếp tục được thực hiện tại rất nhiều nước. Các bằng chứng đều cho thấy sóng Wi-Fi ở một ngưỡng cho phép và không hề gây hại cho sức khoẻ con người". Giáo sư Olle Johansson của Viện nghiên cứu Karolinska (Thuỵ Điển) khẳng định ông có những bằng chứng cho thấy sóng radio cường độ thấp có tác động không tốt tới nhiễm sắc thể của con người. Giáo sư Henry Lai của trường ĐH Washington cũng khẳng định với chương trình Panorama rằng ông đã phát hiện được 4 ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ con người dưới ảnh hưởng của sóng radio. Trong khoảng 30 năm trở lại đây đã có khoảng 2 đến 3 nghìn nghiên cứu về sóng radio được tiến hành. Kết quả là 50% cho rằng không có bằng chứng về các tác hại và 50% cho rằng có. Nhưng giáo sư Will J Stewart của Viện hàn lâm kỹ thuật hoàng gia Anh cho biết: "Khoa học đã nghiên cứu về sự an toàn của ĐTDĐ từ nhiều năm nay và hầu hết đều cho rằng chưa thấy có dấu hiệu tác hại nào đáng kể". Không có tác hại Nhưng không phải mọi thiết bị phát ra sóng radio điện từ là hoàn toàn vô hại. Ví dụ ánh sáng mặt trời đôi khi còn gây ra bệnh ung thư da. Chính vì thế khi mà bạn sử dụng máy tính xách tay đừng nên để trên đùi trong thời gian dài mà nên có đệm kê. Giáo sư Sperrin khẳng định khó khăn trong công việc nghiên cứu sóng Wi-Fi chính là hiện nay chưa thể chứng minh tác hại của loại sóng này. "Khó có thể chứng minh được thứ không hề có tác động xấu nào. Sóng Wi-Fi chỉ có thể bị loại bỏ khi nào nó được chứng minh là có hại".