Có nên trang bị túi khí cho xe ô tô?

Có nên trang bị túi khí cho xe ô tô không các cụ, em đang định lắp thêm cái này để đi cho an toàn nhưng nhiều người lại nói là không cần thiết ạ, các cụ tư vấn cho em với...

Trả lời 8 năm trước
Túi khí ngày nay khác xa so với thời điểm 10 năm trước đây và trở thành một tiêu chí an toàn bắt buộc của nhiều thành phố trên thế giới. Hơn thế nữa, các hãng xe luôn nghiên cứu để đưa ra loại túi khí phù hợp với từng loại xe. Nhằm tăng cường lợi ích và giảm thiểu rủi ro Một số loại túi khí thực sự nguy hiểm đối với trẻ em nếu bạn cho đứa trẻ ngồi ghế trước trong khi xe bị va chạm. Tuy nhiên công nghệ về túi khí ngày càng phát triển, tát cả các mẫu xe của năm 2006 sản xuất tại Mỹ đều được trang bị bộ cảm biến có thể nhận biết được trẻ em hoặc những người nhỏ bé để vận hành túi khí với áp lực thấp hoặc không có áp lực. Túi khí và công nghệ an toàn được các hãng đầu tư nghiên cứu nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. Điều này không có nghĩa là có thể cho trẻ em ngồi ghế trước nhưng ngược lại có thể giảm rủi ro cho trẻ và những người có vóc dáng nhỏ bé. Các nhà sản xuất ôtô còn đang nghĩ đến một bước xa hơn đó là việc thiết kế hệ thống túi khí không những có thể thay đổi áp suất khi vận hành túi khí mà còn có thể thay đổi hình dạng cũng như kích thước của túi khí. Những tiến bộ về công nghệ này là nỗ lực nhằm cải thiện tính an toàn của túi khí và các lợi ích của nó. Trẻ em trước những rủi ro Trong khi các chuyên gia về an toàn và các nhà sản xuất ôtô đều cho rằng nơi an toàn nhất dành cho trẻ em dưới 12 tuổi là ngồi ghế sau, một số lái xe đã thử nghiệm cho trẻ em ngồi phía trước của xe và nghiên cứu mức độ an toàn cũng như ảnh hưởng của túi khí khi vận hành. Sau khi nghiên cứu người ta nhận thấy túi khí của những xe hơi cũ thường đem lại rủi ro nhiều nhất, cụ thể, các xe hơi thiết kế từ năm 1997 trở về trước gây ra mức độ thương tích là 14.9%, trong khi tỷ lệ này ở các xe đời từ 1998 đến 2001 là 9.9%. Các loại xe đời cũ thường phù hợp hơn với những túi khí đời đầu, những túi khí loại này có thể gây hại hoặc thậm chí gây tử vong đối với trẻ nhỏ hoặc người có tầm vóc nhỏ, đặc biệt đối với những người không thắt dây an toàn do áp lực cực lớn khi túi khi bật ra. Vào năm 1997, theo Ủy ban quản lý an toàn giao thông cao tốc Mỹ trong một va chạm xe hơi, có 53 người bị tử vong khi túi khí bật ra trong đó có 31 trẻ em. Nhiều nhà sản xuất ôtô đã phản bác lại yêu cầu bắt buộc xe xuất xưởng phải có túi khí vì lo sợ thương tích do túi khí gây ra. Sau khi xem xét các con số thương vong, các nhà làm luật về an toàn giao thông đã thay đổi yêu cầu về túi khí và cho phép sử dụng các túi khí có áp lực thấp hơn, điều này đã tạo cơ hội cho các nhà sản xuất ôtô giảm áp lực của túi khí. Quyết định này đã tăng độ an toàn của túi khí trong khi vẫn là một yếu tố đắc lực bảo vệ con người trong các vụ va chạm bên cạnh dây an toàn. Giảm áp lực, giảm kích cỡ Công nghệ về túi khí của những mẫu xe năm 2006 ngày càng đảm bảo độ an toàn lớn hơn. Cả General Motor và Ford đều giới thiệu những túi khí mới không những có thể vận hành với áp lực linh hoạt mà còn có kích cỡ cũng linh hoạt không kém để phù hợp với vị trí và kích cỡ của người dùng bằng cách chuyển bớt một lượng khí gas đáng lẽ đi vào túi khí ra một dụng cụ khác kèm theo. Các xe ra đời năm 2006 đã có những bước đột phá trong công nghệ túi khí. Trên thực tế cảm biến quyết định hình dạng, kích thước và áp lực của túi khí hoặc quyết định có bật túi khí hay không chỉ trong một phần nghìn giây. Cả hai hãng xe này đều sử dụng các loại túi khí này trong các mẫu xe năm 2006. Hãng xe Toyota còn áp dụng một loại túi khí mới “hai khoang” cho chiếc Lexus IS mới ra. Loại túi khí này không tập trung áp lực một chỗ mà tản lực xung quanh phần trên của người dùng, giúp giảm bớt áp lực quá mạnh vào một vùng nhất định trên cơ thể. Các công nghệ này chính là một bước tiến hoá mới vì trước đó các túi khí chỉ có một kích cỡ cho tất cả mọi người. Và chính những cải tiến này đã giảm thiểu tối đa những trấn thương cho con người khi gặp tai nạn, tuy nhiên cho dù công nghệ về túi khí có phát triển thay đổi đến đâu đi chăng nữa thì có một điều vẫn không thay đổi: ghế sau là chỗ ngồi tốt nhất cho trẻ dưới 13 tuổi. Những túi khí đời mới Khi công nghệ túi khí phát triển, các nhà sản xuất ôtô đã phát triển các phương pháp làm giảm áp lực của túi khí dựa vào tầm thước của người sử dụng. Đầu những năm 2000, người ta đã giới thiệu các loại túi khí mới có tên gọi “túi khí tiến bộ”, “túi khí thông minh”... Những loại túi khí này được tạo ra nhằm giảm những thương vong cho trẻ em hoặc người nhỏ bé bằng việc điều chỉnh giảm bớt hoặc toàn bộ áp lực của túi khí tuỳ từng tình huống cụ thể. Bộ cảm biến nằm trong ghế hoặc dây an toàn thường gửi tín hiệu cung cấp cho máy tính của xe những thông tin như trọng lượng, vị trí ngồi của người sử dụng và liệu người sử dụng có thắt dây an toàn hay không. Trong trường hợp có tai nạn, chỉ nửa giây sau máy tính sẽ đưa ra quyết định có vận hành túi khí với áp lực tối đa hay giảm áp lực hay không có áp lực. Tuy nhiên cũng không phải trong mọi tình huống túi khí đều vận hành chính xác. Trong một số trường hợp người ta nhận thấy bộ phận cảm biến quá nhạy bén đến nỗi túi khí có thể ngừng hoạt động như cài đặt lại ghế ngồi, hay lau chùi mạnh vào ghế. Ngoài ra, khi phanh gấp hoặc chuyển hướng gấp làm người ngồi mất cân bằng có thể khiến cảm biến túi khí ngừng kích hoạt túi khí. Một số hãng xe như Mercedes-Benz và BMW còn áp dụng công nghệ tiên tiến hơn một bước theo đó bộ cảm biến có thể phân biệt cả ghế dành riêng cho trẻ em ở ghế trước và sẽ ngăn cản hoạt động của túi khí khi có va chạm xảy ra.
Trả lời 8 năm trước
Túi khí là một trong những bộ phân quan phát huy nhiều tác dụng để bảo vệ người lái cũng như hành những người ngồi trên xe khi chiếc xe gặp nạn. Khi xe bạn gặp nạn thì điều mà đa số người mong muốn là túi khí bung ra kịp thời để bảo vệ bạn và những người ngồi trên xe. Túi khí được ví như một chiếc phao cứu sinh duy nhất để bảo đảm sự sinh tồn. Hiện nay, hầu như trên chiếc xe nào cũng được trang bị túi khí, tuy nhiên cũng có một vài chiếc xe đời cũ vẫn còn sử dụng thì không được trang bị an toàn này.Thời gian vừa qua, rất nhiều nhà sản xuất ô tô từ nhỏ tới lớn đều vướng phải lỗi chung là lỗi túi khí. Để hiểu rõ về cấu tạo, hoạt động cũng như tầm quan trọng của túi khí từ lúc căng phồng cho tới khi xẹp đi nhanh chóng sẽ được giới thiệu trong bài viết này. Túi khí được trang bị trên xe hơi chỉ được sử dụng một lần. Khi xe bị va chạm dù là chính diện hay bên sườn đều sẽ kích hoạt một loạt các cảm biến của xe bao gồm các cảm biến: cảm biến gia tốc, cảm biến va chạm, cảm biến áp suất sườn, cảm biến áp suất phanh, con quay hồi chuyển, cảm biến trên ghế. Tất cả cảm biến này đều được kết nối tới bộ phận điều khiển ACU- được ví như bộ não của hệ thống túi khí. Mỗi túi khí lại kết hợp với một thiết bị phóng do hệ thống điều khiển nằm trong một hỗn hợp gồm Natri, Kali và Nitrate dễ cháy. Khi bộ điều khiển được kích hoạt sẽ làm cháy các hợp chất trên, khi bị đốt cháy sẽ tạo ra các phản ứng hóa học chuyển hóa hợp chất thành khí Natri, khí Hydro, Oxy lấp đầy phần túi khí nylon. Lượng khí gas lớn nén trong thể tích nhỏ khiến túi khí bung ra khỏi vô –lăng và các vị trí lắp đạt khác. Sau khi qúa trình bơm phồng hoàn thành thì cũng là lúc túi khí sau khi bung bị xẹp hơi. Khi đó lượng khí ga thoát ra ngoài thông qua các lỗ thông hơi trên bề mặt túi khí sẽ giúp người cho những người ngồi trên xe tránh được những chấn thương do sự tác động lớn. Ngoài ra, một tác dụng nữa của túi khí khi xệp là sự xuất hiện các hạt bụi chủ yếu là bột ngô và bột tan có tác dụng bôi trơn cho túi khí. Trên ô tô, phổ biến nhất vẫn là lắp túi khí phía trước người lái hành khách, trên mặt vô lăng và táp lô. Túi khí khi bung ra và xệp đi trong thời gian rất ngắn để giúp hành khách tránh được va chạm vào các chi tiết nội thất trên xe. Hệ thống túi khí tiên tiến sẽ cung cấp những mức độ bảo vệ khác nhau bằng cách bơm phồng túi khí với áp suất thấp hơn, hoạt không kích hoạt túi khí nếu như va chạm chính diện với tốc độ nhỏ. Túi khí gắn bên sườn xe- side airbag (SAB) là loại túi khí cũng khá phổ biến, nó chỉ hoạt động khi có va chạm bên sườn xe. Khi có va chạm bên sườn thân xe, SAB sẽ được kích hoạt bảo vệ đầu và vai để tránh được chân thương. Cấu tạo của SAB gồm 3 loại chính: túi khí bảo vệ vực ngang ngực, túi khí bảo vệ vực ngang đầu và loại cuối cùng là kết hợp bảo vệ hai khu vực trên. Cục an toàn giao thông của Mỹ nhận định nếu so sánh một chiếc xe có túi khi bên sườn thì mỗi năm có tới 976 người được cứu sống nếu xe xảy ra va chạm. Và 923 người trong tình trạn nguy hiểm nếu chiếc xe đó không được trang bị túi khí này. Ngoài những túi khí phổ biến trên còn có túi khí ít được biết đến như túi khí đầu gối, túi khi bên ngoài kính lái được trang bị trên một số mẫu xe hiện đại ngày nay.
Trả lời 8 năm trước
Với người gặp tai nạn, điều duy nhất cứu họ chỉ có thể là túi khí, hãy hiểu kỹ công năng để túi khí phát huy hiệu quả. Ngày nay, túi khí là thiết bị ăn toàn bắt buộc trên hầu hết xe hơi. Mỹ là một trong những nước đầu tiên yêu cầu tất cả xe hơi có mặt trên thị trường đều phải có ít nhất 2 túi khí, 1 cho người lái và 1 cho hành khách phía trước. Tầm quan trọng của túi khí là không thể phủ nhận. Cơ cấu hoạt động của túi khí Túi khí gồm 3 bộ phận chính: Túi chứa khí, hệ thống tạo khí và bộ cảm biến va chạm. Khi xảy ra va chạm, cảm biến có tên ACU sẽ nhận ra va chạm qua máy đo gia tốc, sau đó kích hoạt hệ thống bơm phồng các túi khí. Lượng khí gas lớn nén trong thể tích nhỏ khiến túi khí bung ra với tốc độ cực lớn, khoảng 300km/h. Trong vòng 5 giây, các khí này từ từ được thoát ra theo các lỗ nhỏ để bạn không bị mắc kẹt trong xe. Sử dụng an toàn túi khí Ở Việt Nam hiện nay, khá nhiều ô tô lắp ráp trong nước được cắt giảm túi khí để giảm giá thành cạnh tranh. Nên những xe này chỉ được lắp tối thiểu là 2 túi khí phía trên, đồng nghĩa với việc chỉ có 1 cảm biến túi khí được lắp ở cản trước. Ở đây xin chỉ nói về những xe có 2 túi khí phía trên. Với 2 túi khí và 1 cảm biến trên, túi khí chỉ làm việc khi có va chạm từ phía trước ở tốc độ trên dưới 30km/h. Túi khí không hoạt động trong các trường hợp xe bị lật, va chạm giữa 2 xe cùng chiều, xe bị đâm ngang, xe bị đâm vào vật mảnh mà chưa chạm vào cảm biến (cột điện). Túi khí xe hơi: Hiểu để bảo vệ mình 1 Minh họa xe sử dụng 2 túi khí với sự trợ giúp của đai an toàn Như vậy, túi khí không phải vật hộ mệnh của lái xe trong mọi trường hợp, vì thế, thắt dây an toàn là một cách hiệu quả để phòng tránh va đập thứ cấp trong xe. Hơn nữa, kể cả trong trường hợp bung túi khí, với tốc độ 300km/h, lực nén hoàn toàn có thể gây gãy xương cho người trưởng thành. Vì vậy, thắt dây an toàn cũng là cách để tránh va chạm mạnh với thiết bị an toàn này. Lưu ý về hành khách: Tuyệt đối không cho trẻ em ngồi trên lòng người khác, đặc biệt là ghế trước. Bởi khi phanh gấp hay đổi hướng lái đột ngột, trẻ em sẽ bị văng ra theo quán tính, hết sức nguy hiểm. Một chú ý mà người lái thường hay mắc đó là để trẻ em, người già, phụ nữ có thai ngồi hàng ghế trước, khi gặp sự cố, túi khí nổ nhiều khi sẽ gây phản tác dụng. Không dịch ghế quá gần đến vị trí đặt túi khí, không gác chân, đặt đồ lên khoảng không gian mà túi khí có thể bung ra. Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa người và túi khí là 25cm. Kiểm tra túi khí trên xe Để biết túi khí trên xe có hoạt động hay không cần chú ý đèn báo hiển thị trên mặt táp lô. Hệ thống này có chức năng theo dõi cụm cảm biến túi khí, nguồn điện và bộ bơm.
Trả lời 8 năm trước
Ngày nay, hầu như mọi chiếc xe được sản xuất ra trên thế giới đều được trang bị túi khí, họa hoằn chỉ có những chiếc xe “đời tám hoánh” mới không có trang bị an toàn này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo cũng như hoạt động của túi khí từ lúc bung ra, căng phồng bảo vệ người lái cho tới lúc xẹp đi nhanh chóng. Cấu tạo và hoạt động Túi khí là trang bị duy nhất trên xe hơi chỉ được sử dụng một lần, khi bắt đầu hoạt động cũng là lúc nó sẽ tự làm hỏng chính nó. Va chạm dù là chính diện hay bên sườn đều sẽ kích hoạt một loạt các cảm biến của xe bao gồm: cảm biến gia tốc, cảm biến va chạm, cảm biết áp suất sườn, cảm biến áp suất phanh, con quay hồi chuyển, cảm biến trên ghế. Tất cả những cảm biến này đều kết nối tới bộ điều khiển túi khí ACU – bộ não đặc biệt của hệ thống túi khí. Khi nhận ra thời điểm triển khai hoạt động của túi khí hợp lý, ACU bắt đầu kích hoạt việc bơm phồng các túi khí. Khi hệ thống khí nén dùng để làm căng phồng túi khí có vẻ không hiệu quả như mong muốn, các kĩ sư đã nảy ra ý tưởng khá hay, họ thiết kế hệ thống làm phồng túi khí dựa trên nguyên tắc làm việc của tên lửa đẩy. Mỗi túi khí kết hợp với một “thiết bị phóng” do hệ thống điện tử điều khiển nằm trong một lớp hỗn hợp gồm Natri, Kali Nitrate dễ cháy. Khi được kích hoạt bộ điều khiển sẽ làm cháy các hợp chất trên, việc đốt cháy sẽ tạo ra các phản ứng hoá học chuyển hoá hợp chất thành khí Natri, khí Hydro, Oxy lấp đầy phần túi khí nylon. Lượng khí gas lớn nén trong thể tích nhỏ buộc túi khí bung ra khỏi vô-lăng hay các vị trí lắp đặt khác với vận tốc 320 km/h, toàn bộ quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian 0,04 giây. Tốc độ này còn nhanh hơn gấp 5 lần tốc độ chớp mắt trung bình của con người. Giai đoạn cuối cùng của túi khí sau khi bung là xẹp hơi, quá trình này cũng diễn ra ngay lập tức sau khi quá trình bơm phồng hoàn thành. Lượng khí ga sẽ thoát ra ngoài thông qua các lỗ thông hơi trên bề mặt túi khí, điều này cũng giúp cho người bị tai nạn tránh được các chấn thương bởi các tác động lớn. Một hiệu ứng khác của việc xẹp là xuất hiện các hạt bụi, đó chủ yếu là… bột ngô và bột tan có tác dụng bôi trơn túi khí. Ban đầu, các hoá chất sử dụng trong túi khí bị e ngại ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, nhưng ngày nay nghi ngờ đó đã biết mất, hệ thống túi khí hiện tại gây ra vài kích ứng nhẹ ở cổ họng và mắt. Lắp đặt Lần đầu tiên túi khí bên thành xe và túi khí bảo vệ vai được đưa vào danh mục tuỳ chọn là vào năm 1995 ở mẫu Volvo 850. Ba năm sau đó, chính phủ liên bang Mỹ yêu cầu trang bị túi khí kép phía trước bảo vệ hai người ngồi hàng ghế đầu cho tất cả các dòng xe ôtô chở người. Tới năm 2006, Honda mới đưa túi khí vào trang bị cho mô tô. Trên xe hơi, phổ biến nhất vẫn là lắp túi khí ở phía trước người lái và hành khách, trên mặt vô lăng và táp lô. Túi khí có thể căng phồng trong khoảng thời gian rất nhỏ để ngăn ngừa hành khách va đập vào các chi tiết của nội thất khi xảy ra va chạm từ những vụ va chạm có tính chất vừa phải cho tới nghiêm trọng. Ở những va chạm chính diện tốc độ thấp, hệ thống túi khí tiên tiến cung cấp những mức độ bảo vệ khác nhau bằng cách bơm phồng túi khí với áp suất ít hơn hoặc không kích hoạt túi khí phía trước. Loại túi khí phổ biến thứ hai là túi khí gắn bên sườn xe – side airbag (SAB) – hiển nhiên chỉ hoạt động khi có va chạm ở bên sườn thân xe, khi đó SAB sẽ bảo vệ đầu và vai tránh được chấn thương. SAB có tất cả ba loại chính: túi khí bảo vệ khu vực ngang ngực, túi khí bảo vệ khu vực ngang đầu và loại cuối cùng là kết hợp bảo vệ hai khu vực trên. Cục an toàn giao thông đường bộ Mỹ NHTSA tính trung bình có tới 60% số người tử vong trong các va chạm bên sườn có nguyên nhân do bị chấn thương sọ não. Khi so sánh những chiếc xe không trang bị SAB với những chiếc xe có trang bị, NHTSA cũng ước tính rằng mỗi năm có tới 976 người được cứu sống nếu có túi khí sườn và 932 người sẽ gặp tai nạn nghiêm trọng nếu thiếu đi túi khí này. Ngoài túi khí trước và túi khí sườn, một vài loại túi khí khác ít được biết đến như túi khí đầu gối mà Mercedes-Benz trang bị cho mẫu SLR McLaren hay túi khí mành phía sau được Toyota giới thiệu trong mẫu iQ vào năm 2008. Ngoài ra Toyota cũng giới thiệu túi khí trung tâm phía sau vào năm 2009 để bảo vệ người ngồi sau trong trường hợp gặp phải các va chạm bên sườn xe. Trên một số mẫu xe hiện đại ngày nay còn được trang bị cả túi khí bên ngoài kính lái nhằm cứu mạng cho người bị va chạm với xe hơi.
Trả lời 8 năm trước
Đâm vào cột điện túi khí nổ, đâm vào đuôi xe trước mặt túi khí không nổ, xe lật nhào, lao xuống mương túi khí cũng không nổ. Hệ thống túi khí trên xe hơi nhằm mục đích bảo vệ tài xế và hành khách trước những chấn thương nặng, nhưng thực tế lại có rất nhiều trường hợp túi khí không hề bung, dù xe bị đâm nát tươm, trong khi có những trường hợp khác khá đơn giản lại bung. Trước đây tôi có một người bạn, do mới mua xe, nên tay lái không vững, một lần chạy xe không hiểu vì sao nhảy lên vỉa hè đâm vào cột điện. May mắn là anh chàng này không sao vì có thắt dây an toàn, nhưng lại bị choáng một lúc vì bị chính túi khí đập vào mặt lúc nổ. Khi đó anh ta nói túi khí nhạy quá, sao mới chỉ đơn giản như thế này đã bung. Nhưng đến lần khác, anh ta lại hoài nghi vì nhận định của mình. Một chiếc xe giống hệt loại đó của người bạn khác, lại không hề bung túi khí, khi anh này lái xe về trong tình trạng xay sỉn, lái xe loạng choạng, đâm vào cột mốc dựng bên đường rồi lao xuống hố, lật ngửa. Người dân đến giúp lôi ra thì anh ta chỉ bị đau phần mềm, không chấn thương, và không có cái túi khí nào bung cả. Thậm chí tôi còn có người chứng kiến cảnh xe rúc vào gầm xe tải nhưng cũng không nổ túi khí. Vậy thực sự trong trường hợp nào thì túi khí mới phát nổ? Một lần đi tham gia chương trình của hãng xe, chuyên viên kỹ thuật giải thích, phải đâm đúng cách túi khí mới phát nổ. Đâm đúng cách ở đây tất nhiên không phải là tài xế cố cho đâm theo cách sẽ nổ. Hệ thống cảm biến sẽ tiếp nhận những xung lực va chạm trên xe, báo về bộ điều khiển trung tâm để tính toán trường hợp có cần nổ túi khí hay không. Thông thường, nếu xe nhận thấy gia tốc dừng của xe đủ lớn, thường từ 2G trở lên, với G là gia tốc trọng trường, túi khí sẽ bung. Nếu gia tốc dừng của xe nhỏ hơn 2G, tức không quá đột ngột, túi khí sẽ không bung, vì lúc này chỉ cần dây an toàn là đủ bảo vệ người trên xe. Điều này lý giải nguyên nhân vì sao một xe đang chạy 70 km/h, đâm vào xe trước chạy với tốc độ khoảng 50 km/h, đầu xe hỏng nặng, nhưng túi khí vẫn không bung. Chính là vì lúc này xe không dừng đột ngột so với tốc độ của xe đi trước, chưa kể người lái chủ động phanh giảm tốc. Ngược lại, chỉ chạy khoảng 50 km/h mà đâm thẳng vào tường không phản ứng gì từ phanh, túi khí sẽ bung lập tức. Như vậy có nghĩa là túi khí chỉ bung khi thực sự cần thiết để bảo vệ người ngồi trên xe không va đạp vào phần cứng. Khi chưa đủ nguy hiểm mà túi khí bung như một cú đấm vào thẳng mặt, dễ gây choáng, ngoài ra chi phí thay thế túi khí mới cũng không phải nhỏ. Có thể đây là những nguyên nhân mà hãng thiết lập để túi khí chỉ bung trong những trường hợp cần thiết nhất. Các bạn có những trường hợp thực tế nào hãy chia sẻ cùng để xem nhận định của tôi và giải thích của bị chuyên gia kỹ thuật kia có thực sự chính xác không nhé. Tất nhiên, không loại trừ những trường hợp túi khí bị lỗi mà không bung. Khi đó thật tiếc cho người sử dụng đã không chọn được chiếc xe có khả năng bảo vệ mình.