Làm thế nào để không bị nổ bình chữa cháy trong ô tô?

Giờ phải đặt bình chữa cháy trong ô tô, nhưng mùa hè đến em chỉ sợ nó nóng quá rồi lại phát nổ thôi, liệu có cách nào an toàn giúp cho cái bình ấy nó không nổ bất thình lình không các bác?

Trả lời 8 năm trước
Theo quy định tại Thông tư 57 của Bộ Công an, từ 6/1, ôtô 4 chỗ trở lên phải được trang bị một bình bột, bình bọt, hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy, bình khí CO2. Tuy nhiên, nhiều người sở hữu ô tô con từ 9 chỗ trở xuống lại lo lắng về nguy cơ cháy nổ từ chính những chiếc bình này. Theo một số chuyên gia kỹ thuật, bình chữa cháy là dạng khí nén ở áp suất cao, cần được bảo quản trong điều kiện mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản bình từ -10 độ C đến +55 độ C. Tuy nhiên, với khí hậu, Việt Nam nhất là vào mùa hè, nắng nóng, đậu xe dưới trời nắng hơn 40 độ C, thì nhiệt độ bên trong xe có thể lên tới 60 độ C. Đặc biệt, bảng táp-lô trên xe làm bằng vật liệu nhựa hoặc da, nằm dưới kính trước sẽ hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ mặt trời, nên nhiệt độ vùng này thường xuyên vào khoảng từ 70 đến 80 độ C, cao hơn nhiều so với ngưỡng các bình chữa cháy chịu được.
Trả lời 8 năm trước
Nhiệt độ tăng, làm thể tích các chất lỏng bên trong cũng tăng theo và đến một mức áp suất đủ lớn thì nó sẽ gây ra hiện tượng nổ, vô cùng nguy hiểm. Trên thực tế, đã có hiện tượng bình chữa cháy trong ô tô phát nổ do quá nóng. Một thành viên diễn đàn Otofun vừa cho biết, xe ô tô của thành viên này đỗ trước nhà, bình chữa cháy tự nhiên phát nổ, làm phía sau xe hư hỏng khá nhiều. Công ty bảo hiểm biết nguyên nhân nổ do bình chữa cháy đã không đền bù. Hãng xe cũng không đền vì cho rằng lỗi tại người tiêu dùng, để bình chữa cháy tại khu vực nắng nóng.
Trả lời 8 năm trước
Theo ông Nguyễn Minh Đồng, Việt kiều CHLB Đức, chuyên gia thiết kế ô tô, từng làm việc tại hãng xe Volkswagen, hầu hết các nước trên thế giới không yêu cầu phải trang bị bình cứu hỏa trên ô tô. Chỉ những xe chở hàng nguy hiểm về cháy, nổ mới bắt buộc phải có. “Trong thiết kế xe, các nhà sản xuất không tích hợp bình cứu hỏa, hay khuyến cáo nên lắp đặt, là có nguyên do. Bởi, bình cứu hỏa là loại thiết bị khó bảo quản. Trong điều kiện xe di chuyển không ổn định, đường xóc, gập ghềnh, hay nhiệt độ ngoài trời cao, khi đậu xe dưới trời nắng, sẽ tác động xấu đến bình.
Trả lời 8 năm trước
Khi Thông tư 57 còn là dự thảo, trong văn bản tham gia ý kiến, Bộ GTVT đã đề nghị xem xét lại cơ sở pháp lý và không áp dụng quy định này đối với xe nhập từ các quốc gia khôngtriển khai. Lý do, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với nhiều quốc gia, trong đó có quy định cho phép nhập xe cơ giới đã được kiểm tra, chứng nhận. Ngoài ra, việc lắp đặt thêm phương tiện phòng cháy và chữa cháy trên xe không có sẵn vị trí lắp đặt có thể ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi xe hoặc không đảm bảo khả năng phòng cháy, chữa cháy.
Trả lời 8 năm trước
Ngay sau khi nhận được phản ánh, băn khoăn của dư luận xung quanh tính pháp lý của Thông tư 57, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã vào cuộc. Kiểm tra bước đầu, cơ quan này cho rằng Thông tư 57 căn cứ vào 2 luật liên quan trực tiếp là Luật Phòng cháy chữa cháy (PCCC), Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 79/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật PCCC. Do vậy, chưa có căn cứ kết luận thông tư trái với quy định của pháp luật.