Quan hệ của Việt Nam va Trung Quốc trong thời kỳ đổi mới tu duy

desight
desight
Trả lời 15 năm trước
Riêng em thì lúc nhỏ (trước THPT) xem TQ là "Đồng chí" vì đọc sách báo trong nước thấy nó Tốt quá mà.Mà cũng không hề biết nó chiếm mất Hoàng Sa,một phần Hoàng Sa.Chỉ khi lớn lên tiếp xúc với Internet mới biết TQ là 1 "đ/c" vĩ đại nhất của Việt Nam khi thôn tính Hoàng Sa năm 1974,tấn công Việt Nam năm 1979...tính ra còn "nham hiểm" hơn giặc Pháp,Mỹ nữa mà không mấy ai biết. Còn quan điểm của một số ông thầy dạy Đại học của em là hình như không thấy ông nào "Yêu" Trung Quốc cả.Có ông thầy dạy Chủ nghĩa XHKH còn kể chuyện Tàu xây tượng Mao Trạch Đông đứng chỉ tay về Việt Nam,chúng ta liền xây 1 bức tượng ngay hướng chỉ tay của MTĐ có nội dung "không có gì quý hơn độc lập tự do-Hồ Chí Minh.Có ông thầy còn nói "Mở Tivi lên thấy Hồ Cẩm Đào là tắt Tivi liền".
styles
styles
Trả lời 15 năm trước
[b] Nên nhớ "Không ai chơi thâm bằng thằng Tàu"--->câu của ông Thầy dạy ĐH.[/b] Đây chính là cách suy nghĩ phổ biến của người Việt Nam về văn hóa Trung Quốc. Nó vừa thể hiện sự thù ghét, nỗi sợ hãi trộn lẫn với nỗi thèm khát ẩn dấu đâu đó (cũng muốn mình “thâm nho nhọ đít” như nó). “Thâm” đâu chẳng thấy, chỉ thấy toàn láu cá vặt mà quên đi lời dạy của ông bà mình: “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”. Tự nhiên nhớ đoạn diễn tả tâm trạng của một chiến binh Nhật Bản đối với nền văn hóa Trung Quốc qua mô tả của một nhà văn nữ Trung Quốc: … [i]Nền văn minh Trung Hoa qua nhiều thiên niên kỷ đã sản sinh ra vô vàn triết gia, nhà tư tưởng, nhà thơ. Nhưng chẳng ai trong số họ hiểu được sức sống không gì thay thế được của cái chết. Chỉ có nền văn minh của chúng tôi, dù khiêm tốn hơn; là đã đạt tới điều cốt lõi… … Chỉ có người Nhật chúng tôi, thừa kế được một nền văn minh Trung Hoa thuần khiết, không pha trộn, mới có thể giải phóng cho họ khỏi ách đô hộ Châu Âu. Chúng tôi đem lại cho dân họ hòa bình và lòng tự trọng.[/i] … (Thiếu nữ đánh cờ vây – Sơn Táp) Tố chất của người Nhật chẳng có gì hơn người Việt, chẳng thông minh hơn một tí nào. Nhưng họ đã chọn cho mình cách suy nghĩ đúng. Nền văn hóa Việt Nam, để được gọi là “văn hiến” một phần cũng nhờ ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc (không phải là tất cả, nhưng cũng nhiều). Cũng như văn hóa Nhật, văn hóa của ta ngoài phần ông cha ta sáng tạo và truyền lại, cũng có lưu giữ những phần “thuần khiết” của văn hóa Trung Quốc mà qua biến động lịch sử, ở "chính quốc" đã bị dân Tàu làm biến dạng méo mó đi nhiều. Có thể đơn cử trường hợp thơ Đường, người Việt Nam có thể đọc và cảm nhận cái âm điệu của nó, người Tàu thì không. Nhưng người Việt nhất là trong giai đoạn hiện nay, không biết “khử vu tồn thanh” chỉ biết cóp nhặt một cách mù quáng những phần cặn bã của văn hóa Tàu để làm “bề bộn” thêm nền văn hóa Việt và biến tổ tiên ta thành một thứ TIÊN THIÊN THÁNH GIÁO. Điển hình nhất là những “nghiên cứu” về Kinh Dịch (đúng ra là “kinh mắc dịch”), âm dương ngũ hành, âm lịch, hay các “công trình” về võ thuật của ông Trần Đại Sỹ… càng ngày càng làm cho thế hệ ngày nay xa lạ với chính tổ tiên của mình. Đã vậy lại càng xa lạ với thế giới hiện đại, chả khác gì một kẻ [b]“đã qua sông mà còn vác đò” [/b](lời kinh Phật).