Con laptop của em lúc trước mới mua dùng vista bản quyền nên có 1 ổ recovery khoảng hơn 10G
nay em dùng win 7 nên thấy ổ recovery không cân thiết nữa nên đã format và gôm vào ổ D vì dung lượng ổ đĩa k còn trống nhiều, nhưng ngặt nổi sau khi format thì khởi động win lúc nào cũng báo : can't found driver bos và tiếng bip rất khó chịu( mặc dù enter thì vẫn khởi động bình thường). Pro nào có cách khắc phục xin giúp dùm e.
thanks nhiều nhiều.
Chào bạn!
Nó báo thiếu Driver.Bình thường thì mình có thể bình tĩnh tìm và cài driver được.
Nhưng còn cả tiếng kêu nữa thì lỗi không nhẹ đâu.
Bạn nói mới mua phải không. Mang ra trung tâm Bảo Hành ngay nhé.
Đừng tự tìm cách khắc phục nữa. LAPTOP là 1 tài sản lớn đó.
Chúc bạn may mắn.
Có thể trong lúc copy sang ổ D driver của máy bạn bị lỗi nên làm cho win bị lỗi.có thể bây giờ bạn ghost lại win.nếu vẫn không được thì những tiếng kêu đó bạn so sánh với những tiếng kêu trong tài liệu này xem bị hư chỗ nào nhé.
Trong quá trình khởi động, sử dụng hay tắt máy, những tiếng kêu "bíp, bíp" lúc dài lúc ngắn đa phần báo hiệu một điềm xấu nào đó. Nếu hiểu chúng muốn "nói" gì, bạn sẽ mau chóng khắc phục được sự cố.
Các nhà sản xuất BIOS đều có mã hóa những tiếng kêu để người sử dụng hoặc thợ sửa chữa dễ dàng "bắt mạch" cho PC.
Bạn có thể tham khảo trên trang web của nhà sản xuất máy tính để biết thêm chi tiết. Nếu không, hãy vào trang này để tìm hiểu kỹ hơn.
Tiếng "bíp" trên mỗi dòng máy khác nhau có thể khác nhau, tùy theo nhà sản xuất đã mã hóa như thế nào. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu ý nghĩa của nó trên một vài dòng máy tính thông dụng:
Desktop của hãng IBM
Tiếng kêu Xác định lỗi Mô tả
1 tiếng ngắn Tự kiểm tra điện vào (POST) bình thường Hệ thống đang hoạt động bình thường.
2 tiếng ngắn Lỗi khởi chạy Mã lỗi được hiển thị.
1 dài, 1 ngắn Lỗi mainboard
1 dài, 2 ngắn Lỗi bộ điều hợp video
1 dài, 3 ngắn Lỗi bộ điều hợp EGA/VGA
3 tiếng dài Lỗi bộ điều hợp bàn phím 3270
Kêu liên tục Trục trặc nguồn điện Thay nguồn điện.
999 tiếng Trục trặc nguồn điện Thay nguồn điện.
Không có tiếng kêu Không có điện vào Thay nguồn điện.
Máy xách tay Thinkpad của IBM
Tiếng kêu/Lỗi Mô tả
Kêu liên tục Hỏng mainboard.
1 tiếng bíp, màn hình LCD trắng xóa, nhấp nháy hoặc không đọc được Hỏng kết nối với màn hình; hỏng bộ chuyển điện cho đèn hình; lỗi bộ điều hợp video; lỗi đồng bộ với LCD; hỏng mainboard; trục trặc về nguồn điện.
1 tiếng bíp kèm theo thông báo "Unable to access boot source" Hỏng thiết bị khởi động; hỏng mainboard.
1 dài, 2 ngắn Hỏng mainboard; trục trặc với bộ điều hợp video; lỗi đồng bộ LCD.
1 dài, 4 ngắn Pin yếu.
Mỗi giây một tiếng Pin yếu.
2 tiếng ngắn cùng mã lỗi Lỗi POST.
2 tiếng ngắn Mainboard trục trặc.
Máy tính Compaq
Tiếng kêu Xác định lỗi Mô tả
1 tiếng ngắn Không có lỗi nào cả Hệ thống đang khởi động bình thường.
1 dài, 1 ngắn Lỗi kiểm tra toàn bộ BIOS ROM Các nội dung của BIOS ROM không được như mong đợi. Nếu có thể, cài lại BIOS.
2 tiếng ngắn Lỗi tổng thể Không xác định được lỗi.
7 tiếng, bao gồm 1 dài, 1 ngắn, 1 dài , ngừng, 1 dài, 1 ngắn, 1 ngắn) Lỗi video AGP Card video AGP bị lỗi. Hãy chỉnh lại card hoặc thay thế. Tiếng bíp này thường gặp ở các máy Compaq Deskpro.
1 tiếng kêu dường như "bất tận" Lỗi bộ nhớ. RAM hỏng. Hãy kiểm tra hoặc thay thế.
1 dài, 2 ngắn Lỗi video Kiểm tra bộ điều hợp video xem đã cắm chuẩn hay chưa. Nếu có thể, thay thế adapter này.
1 ngắn, 2 dài Lỗi RAM Chỉnh lại RAM. Kiểm tra và thay thế nếu không thành công.
Ngoài ra, bạn sẽ tra cứu được ý nghĩa các tiếng kêu của các hệ máy khác như AMI, AST, Phoenix, Quadtel, Award, Mylex.
Chào bạn!
Mình nghĩ bạn nên nghe rõ hơn tiếng bíp nhé. Có thể đó là do lỗi của BIOS đó:
Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI
1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, do là khi bạn thấy mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu bạn không thấy gì trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa. Nếu không thì một số chip trên bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Xem lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Bạn nên thay bo mạch.
2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.
3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.
4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hỏng
5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.
6 tiếng bíp ngắn: Chip trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.
7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.
8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chip nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.
9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.
10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.
11 tiếng bíp ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác.
1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác
1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình.
BIOS PHOENIX
Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.
Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX
1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.
1-1-4: BIOS cần phải thay.
1-2-1: Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng.
1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-2: Xem lại RAM.
2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vần đề.
3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard.
3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.
3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc thử với card khác.
3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động.
4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.
4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.
4-2-3: Tương tự như 4-2-2.
4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.
4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.
4-3-2: Xem 4-3-1.
4-3-3: Xem 4-3-1.
4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.
4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.
4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.
4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.
1-1-2: Mainboard có vấn đề.
1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard