Nhân viên bị mất việc được trợ cấp gì?

Công ty chúng tôi có tuyển một số người vào làm việc không xác định thời hạn trong thời gian thi công dự án xây dựng tại TP HCM. Nay không có nhu cầu sử dụng lao động, xin hỏi trình tự thanh lý hợp đồng thế nào, đền bù ra sao? Mong các bạn tư vấn giùm. (Hữu Thắng) Đây là công ty của nước ngoài. Chúng tôi buộc phải chấm dứt hợp đồng với những lao động đã tuyển dụng vì không trúng thầu tại một số dự án ở TP HCM, không có điều kiện để trả lương cho họ.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]Phải hỗ trợ 1-2 tháng lương[/b] Theo nhu luat lao dong tai VN thi khi cham dut su dung lao dong thi ben su dung lao dong phai co trach nhiem ho tro nguoi lao dong tu 1 den 2 thang luong de di tim cong viec moi. Vi vay ban phai tu van cho nguoi su dung lao dong duoc biet va dua ra muc ho tro phu hop doi voi nguoi lao dong da bi that nghiep. ( Huynh Son Thai )
pq
pq
Trả lời 14 năm trước
Tôi xin trả lời bạn Hữu Thắng như sau: Công ty của bạn là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, lao động đang làm việc tại công ty theo hợp đồng không xác định thời hạn. Hiện nay, do công ty không trúng thầu gặp khó khăn về tài chính không có khả năng chi trả tiền lương cho người lao động. Vì vậy, trường hợp của bạn nêu công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước 45 ngày. Theo quy định tại điểm d, khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 38 Bộ luật lao động cụ thể như sau: * Điểm d, khoản 1 Điều 38 quy định: Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau: ...d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. * Điểm a, khoản 3 Điều 38: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động biết trước: ít nhất 45 ngày đối với lao động không xác định thời hạn. Ngoài ra công ty của bạn phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo Điều 42 BLLĐ và thông tư số 17/2009/BLĐTBXH ngày 26/5/2009 hướng dẫn về cách tính chi trả trợ cấp thôi việc. Theo đó, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
biet roi
biet roi
Trả lời 14 năm trước
[b]Phải trả trợ cấp thất nghiệp[/b] - Hop dong cua Cong ty ban voi nguoi lao dong thuoc hop dong ko thoi han. Nay do khong co du an Cong ty thanh ly Hop dong da ky voi nguoi lao dong thi phai co Bien ban thanh ly Hop dong - co mau day ban ah. Xac dinh nghia vu cua cac ben, thuc hien nghia vu trong hop dong, ly do thanh ly hop dong ... - Ve den bu: Do cong ty cham dut Hop dong voi nguoi lao dong, trong truong hop nay cong ty da vi pham hop dong da ky ket voi nguoi lao dong. Do vay, Cong ty neu da dong Tro cap that nghiep cho nguoi lao dong, thi cong ty phai lam thu tuc de BHXH tra khoan tien nay cho nguoi lao dong; Cong ty co trach nhiem tro cap cho nguoi lao dong khoan Tro cap that nghiep; 1 nam lam viec = 1/2 thang luong nguoi lao dong duoc huong. Hoang Hai
lu mo
lu mo
Trả lời 14 năm trước
[b]Nên thỏa thuận để chấm dứt Hợp đồng lao động [/b] Chào bạn, Theo quy định tại Điều 36 BLLĐ thì Hợp đồng lao động sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Hết hạn hợp đồng 2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng 3. Hai bên thỏa thuận chấm dựt hợp đồng 4. Người lao động bị kết án tù giam hoặc cấm làm công việc cũ theo quyết định của tòa án 5. Người lao động chết, mất tích theo tuyên bố của tòa án Theo đó, bạn nên áp dụng khoản 4 Điều 36 để thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Nội dung thỏa thuận bao gồm các vấn đề liên quan đến tiền lương, trợ cấp mất việc, bảo hiểm... theo đúng quy định của pháp luật. Nếu hai bên thỏa thuận được thì ký vào bản thanh lý hợp đồng và có giá trị kể từ ngày ký kết. Nếu không thống nhất nội dung thỏa thuận bạn có thể áp dụng điểm d khoản 1 điều 38 về việc đơn phương chấm dựt hợp đồng lao động "do thiên tai, hỏa hạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng phải buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc". Trong trường hợp này, bạn phải thông báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày vì hợp đồng này không xác định thời hạn (trên 36 tháng). Trường hợp này, công ty bạn cũng phải trợ cấp thôi việc cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Trong 2 trường hợp trên, tốt nhất bạn nên trao đổi với Ban chấp hành công đoàn (nếu công ty có BCH Công đoàn) để bàn bạc giải quyết trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của đôi bên. Chúc bạn thành công trong công việc của mình. nguyenthuc20032003
roi biet
roi biet
Trả lời 14 năm trước
[b]Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động![/b] Theo tôi, công ty bạn có thể Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. theo quy định tại điều 17 Bộ luật lao động. Theo đó công ty bạn có sự thay dổi "cơ cấu công nghệ", Thủ tục Cho thôi việc theo quy định khoản 2 điều 17 và khoản 3 điều 38 Bộ luật lao động. Chúc bạn thành công!! Tuong
biet rui
biet rui
Trả lời 14 năm trước
[b]Công ty bạn không được tự ý cho người lao động thôi việc[/b] Theo dữ kiện kiện bạn cung cấp thì trường hợp của bạn không thuộc trường hợp người lao động bị mất việc làm do Công ty có sự thay đỏi về cơ cấu, công nghệ (điều 17 Bộ luật lao động) cũng không thuộc trường hợp mất việc do có sự tổ chức lại công ty (sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp- điều 31) do đó Công ty bạn không được tự ý cho người lao động thôi việc. Tại điều 38 BLLĐ quy định người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trương hợp sau: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này; c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động; d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; (Theo điều khoản 2 điều 12 Nghị định 44/2003/ND-CP của Chính phủ thì Lý do bất khả kháng khác là trường hợp do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên, do dịch hoạ, do dịch bệnh không thể khắc phục được dẫn tới việc phải thay đổi, thu hẹp sản xuất kinh doanh). đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động. Như vậy đối chiếu với quy định trên thì Công ty bạn cũng không thuộc trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Vì vậy nếu Công ty bạn gặp khó khăn, không có việc làm, không có khả năng trả lương cho người lao động thì Công ty bạn nên thỏa thuận với người lao động để giải quyết theo khoản 3 điều 36 BLLĐ “hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng”. Khi hai bên thỏa thuận được với nhau về việc chấm dứt hợp đồng thì việc chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được giải quyết theo thỏa thuận. Luật sư Công ty luật Đại Việt
gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 14 năm trước
Luật sư tư vấn Thưa ông Hữu Thắng! Với nội dung ít ỏi mà ông nêu ra, rất khó để tôi có thể tư vấn cho ông một cách đầy đủ. Vậy, tôi có thể tư vấn với ông về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn như sau: Thủ tục thanh lý: Việc thanh lý hợp đồng lao động “HĐLĐ” trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải chủ động thỏa thuận với người lao động, phải báo trước cho họ tối thiểu 45 ngày (theo Điểm a - Khoản 3 - Điều 38 Bộ luật lao động “BLLĐ”), nếu vi phạm trong việc báo trước, người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước (theo Khoản 4 - Điều 41 BLLĐ). Ngoài ra, người sử dụng lao động còn có nghĩa vụ trả lại Sổ lao động, sổ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (nếu công ty đang giữ) cho người lao động. Trợ cấp thôi việc (mà ông gọi là đền bù): Khi chấm dứt HĐLĐ với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có (Khoản 1- Điều 42 BLLĐ). Tuy nhiên, nếu Công ty của ông có điều kiện tài chính, thì nên trả phụ cấp cho người lao động nhiều hơn để họ bớt thiệt thòi, việc này nhà nước rất khuyến khích. Trên đây là những nội dung pháp luật quy định về trường hợp tương tự mà ông có thể tham khảo để áp dụng cho đơn vị mình. Chúc ông và công ty có nhiều việc để tiếp tục sử dụng những người lao động này. Trân trọng! Luật sư Trương Anh Tú - Đoàn luật sư Hà Nội