Bác nào biết chỉ giùm em kỹ thuật chụp Panorama với ạ!

Em cảm ơn ạ!
Trả lời 16 năm trước
Khái niệm: Thông thường panorama dược sử dụng trong thể lọai ảnh phong cảnh nhằm thể hiện góc nhìn rộng hơn về chiều ngang, tuy nhiên nó còn được ứng dụng rộng rãi trong vị trí góc nhìn hẹp, in ấn chất lượng cao, áp vật liệu, trang trí nộI thất… VớI phim thông thường (phim 35mm) thì tỷ lệ đó là 24x65mm, vớI phim cỡ trung (phim 120mm) thì tỷ lệ đó là 6x9mm, hoặc 6x12mm… còn trong máy kỹ thuật số đang thịnh hành như hiện nay thì tỷ lệ là “vô cùng”. Kỹ thuật panorama được chia làm nhiều lọai: Tòan cảnh 1 đối tượng (3D object panorama), Tòan cảnh theo hình cầu (spherical panorama), Tòan cảnh theo hình trụ (cylindrical panorama), Tòan cảnh theo hình khốI (cubic, multi-row panorama) Xem hình minh họa! (dưới) Để ra 1 tấm ảnh panorama thông thường rất đơn giản bạn chỉ cần mua phim và lắp vào máy ảnh (haselblad Xpan, Fuji panỏama...) có tỷ lệ thu hình như trên là ra ngay tấm ảnh tòan cảnh, đơn giản hơn là bạn chụp như bình thường rồI về cúp (crop) phần trên (trờI) và phần dướI (đất) là ra ngay tỷ lệ đó.
Google
Google
Trả lời 15 năm trước
1 trong những điều E thích khi sử dụng Sony là chụp panorama. Hầu như đi đâu chụp ảnh, điều E ưu tiên nhất vẫn là kiếm chỗ để chụp được tấm pano. Nay E post lên vài kinh nghiệm của E để các Bác có được những tấm pano đẹp....treo trong nhà cho vui hihihi. Như các Bác cũng biết, cách chụp pano truyền thống là để ngang máy, chụp 3 tấm, tấm sau đè lên 1/3, sau đó ghép lại thành 1 tấm panorama. Nhược điểm của cách chụp này: + Do dùng lens Wide để chụp, lens wide thường hay bị cong 2 mép 2 bên nên đường chân trời trong ảnh sẽ bị cong. + Sẽ khó dùng soft để ghép do chênh lệch độ sáng + Độ phân giải không cao. Nay chúng ta đã qua kỹ thuật số, không còn phải sợ tốn kém phim ảnh nữa, cho nên không cần phải hạn chế số khung hình, chụp càng nhiều càng tốt. Trước khi chụp, Em cần các Bác lưu ý vài điều sau: + Dựng đứng máy khi chụp để hạn chế đường chân trời bị cong + Chụp thoải mái từng khung hình 1, không cần phải canh tấm sau chồng lên mấy phần tấm trước + Chụp càng nhiều càng tốt + Lấy nét vô cực + Wide hết cỡ, Tele cũng không sao cả. + Tuỳ vào độ sáng của môi trường. Nếu đủ sáng thì không cần tripod + Khẩu độ chạy từ 8 -> 11 + ISO100 - 200 tuỳ vào độ sáng để lấy tốc độ cao + Chụp RAW nếu muốn in khổ lớn + Tránh gián đoạn khi chụp. Để chụp được 1 tấm pano hoàn chỉnh, các Bác làm như sau: [u]Bước 1:[/u] Set chế độ A, khẩu 11, quét từ trái wa phải (hoặc từ phải qua trái tuỳ thói quen). Vừa quét vừa nhấn half-press, quan sát tốc độ nhảy như thế nào, sau đó chọn tốc độ trung bình [u]Bước 2:[/u] Sau khi đã biết được F, tốc độ chụp trung bình. Chuyển qua chế độ M, set 2 giá trị đó. [u]Bước 3:[/u] Quét toàn cảnh lại 1 lần nữa, lần này chú ý sự thay đổi giá trị EV, điểu chỉnh lại tốc độ sao cho EV chạy trong khoảng từ -0.7 -> +0.7 (càng gần giá trị 0 càng tốt). Ngoài ra khi quét, chú ý bộ cục hình ảnh sẽ quét, cố gắng lấy góc nhìn rộng hơn đối tượng muốn chụp. [u]Bước 4:[/u] Sau khi đã xác định được F, S và bố cục. Chuyển sang MF và chụp. Vừa quét vừa bấm chụp, tấm sau cách tấm trc càng ít càng tốt. Chụp càng nhiều frame càng tốt. Và cố gắng quét sao cho đường chân trời thẳng (máy hất lên xuống cũng được) Đó là cách chụp, giờ đến cách xử lý: - Hình ảnh chụp pano cố gắng cho vào 1 thư mục riêng (vì nhiều frame quá) - Dùng phần mềm Raw converter của Sony (hoặc PS) convert RAW sang TIFF. Chú ý khi convert đừng động đến EV, các giá trị khác muốn thay đổi như contrast, saturation, sharpness...thì phải thay đổi cùng 1 giá trị cho tất cả các frame. Tốt nhất không thay đổi gì cả. - Sau khi đã có file TIFF, dùng Autopano Pro để ghép nó lại Đây được xem lại bước may mắn, quyết định thành công vì toàn bộ là do máy làm. Nếu autopano pro không ghép ra được tấm pano, các Bác khoang thất vọng. Các Bác hãy dùng 1 máy tính khác để ghép. Theo E biết, autopano pro ghép đc hay không còn tuỳ thuộc vào bộ xử lý của máy tính nữa. Trên đây là kinh nghiệm của Em, Bác nào có thắc mắc thì hỏi thêm. Chúc các Bác thành công.