Phát huy nội lực hơn là vay mượn ODA

Vay ODA bừa bãi sau này phải trả giá
Chita
Chita
Trả lời 14 năm trước
Vốn ODA giống kiểu đời cha đi vay đời con trả nợ ấy. v Khi đã đi vay mượn, điều bắt buộc mà người vay mượn nào cũng phải chịu là phải chấp nhận các điều khoản ràng buộc do bên vay đưa ra. Nếu không muốn thực hiện các điều khoản ràng buộc này, tốt nhất là chọn con đường huy động các nguồn vốn trong nước, không nên đi vay. Do vậy, một khi chấp nhận vốn vay ODA, bắt buộc phải tuân thủ theo các quy định với nhiều điều kiện ràng buộc rất sâu. Chính điều này đôi lúc phía VN có cảm giác mất đi tính tự chủ trong các quyết định lựa chọn. Vì vậy, trong quá trình ký kết, cần làm rõ các điều khoản và thương lượng, tạo thuận lợi sau này sẽ thực thi . v Về nguyên tắc, nguồn ODA chủ yếu được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho thành phố. Một điều rất cơ bản nhưng trong một số trường hợp thường chưa được chú trọng đúng mức, đó là việc tiếp nhận ODA cũng đồng thời là việc phải gánh chịu những khoản nợ nước ngoài, dù trong phần lớn các trường hợp, các điều kiện trả nợ có phần ưu đãi hơn so với các khoản vay khác. Dự báo nhu cầu về ODA hiện nay và trong thời gian sắp tới sẽ lớn hơn cung rất nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn ODA được phân bổ một cách có hiệu quả là vấn đề phải đặt lên hàng đầu. Không nên sử dụng dàn trải các nguồn vốn ODA, mà nên tập trung vào những dự án có tính chiến lược lâu dài. v Khi được phân bổ nguồn vốn ODA, chính quyền thành phố phải xem xét xây dựng cụ thể một kế hoạch trả nợ, cũng như tìm nguồn để trả nợ. Nếu định hướng đúng như vậy, các dự án ODA mới có thể phát huy hiệu quả cao và ngày càng có nhiều dự án hơn. Một số giải pháp đề xuất với cấp trung ương và cấp thành phố bao gồm như sau: 2. Một vài kiến nghị: · Bộ Tài chính có thể ban hành các quy định về thủ tục giải ngân được đơn giản hơn nhằm giúp quá trình giải ngân được nhanh hơn. Thực tế, nhiều dự án thực hiện hoàn tất nhưng thủ tục giải ngân quá nhiêu khê nên phải làm đi làm lại rất nhiều lần, gây mất thời gian công sức và làm chậm tiến độ giải ngân. · Trung ương có thể công khai cho chính quyền địa phương các nguồn tài chính được cam kết để các địa phương lựa chọn tính khả thi của các dự án tại địa phương mình từ đó đệ trình Chính phủ xem xét và phê chuẩn. Ðầu tư ODA và phúc lợi xã hội có mối quan hệ mật thiết, do vậy, đề nghị Chính phủ, các bộ ngành quan tâm phân bổ vốn ODA cho thành phố tương xứng với tỷ lệ đóng góp NSNN cho trung ương của thành phố. · Hiện nay, số lượng cũng như số vốn ODA do thành phố tiếp nhận còn ít so với nhu cầu nên vấn đề vốn đối ứng chiếm khoảng 20% NSNN của thành phố). Trong tương lai, khi các dự án triển khai nhiều hơn vốn đối ứng cần thiết cho các dự án sẽ lớn nhiều, để tạo điều kiện phát triển, một mặt đề nghị Chính phủ hỗ trợ một phần vốn đối ứng từ NSNN cho các dự án lớn, bên cạnh việc thành phố phải chuẩn bị ngay từ bây giờ để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đối ứng. · Ðể tiếp nhận vốn ODA nhanh chóng và thuận lợi, thành phố nên có các quy hoạch trước, lập trước báo cáo nghiên cứu, xem xét và phân loại theo tính ưu tiên của từng ngành, từng dự án, do quá nhiều dự án có nhu cầu vay vốn hiện nay · Việc bố trí sử dụng vốn ODA vào đâu, tỷ lệ bao nhiêu, vào thời điểm nào thực hiện, khả năng và kế hoạch trả nợ. cần phải được cân đối chung và tính toán kỹ trong một quy hoạch tổng thể và có tầm nhìn xa, trông rộng để hướng việc sử dụng ODA vào những mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng. · Thông qua các dự án được thực hiện, cần tổ chức và tạo các điều kiện thuận lợi cho các đội ngũ cán bộ Việt Nam tiếp thu các công nghệ hiện đại, kỹ thuật tổ chức quản lý dự án của các nước bạn. · Cần phân bổ vốn nhiều hơn cho các dự án về y tế, giáo dục do bởi tính chiến lược dài hạn của chúng và cần đào tạo cán bộ quản lý ở các Ban quản lý dự án của ngành này. Cần quan tâm nhiều hơn về tính hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Thông qua công tác giám sát, thành phố sẽ kiểm tra tính hiệu quả của dự án trên bình diện tổng thể của thành phố. · Tăng cường công tác giám sát ODA của thành phố, chủ yếu giám sát về tiến độ thực hiện dự án, hiệu quả trong thực hiện của dự án. Ngoài ra còn giám sát việc phối hợp của các ban ngành trong việc thực thi các thủ tục trong quá trình thực hiện dự án, tháo gỡ các vướng mắc của các qui định hiện hành (ví dụ; đẩy nhanh thủ tục điều chỉnh dự án, dự toán, thiết kế, tổ chức đấu thầu đẩy nhanh thủ tục điều chỉnh dự án, dự toán, thiết kế, tổ chức đấu thầu v.v.) · Việc vay ODA phải gắn liền với việc tăng cường QLNN về việc sử dụng khoản vay ODA. Phải có cơ chế quản lý chặt chẽ để nguồn vay được sử dụng có hiệu quả, tránh gây gánh nặng nợ nần cho thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung. Các Sở ngành TP.HCM phải xem trách nhiệm của mình trong việc lấy ý kiến là một nghĩa vụ. Cần phản hồI ý kiến nhanh chóng cho các PMU. · Đề nghị nghiên cứu cơ chế tăng thêm tiền lương cho các PMU, tạo động lực cho các Ban QLDA làm tốt công tác quản lý dự án. Ngoài việc việc đào tạo bồI dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các PMU hiện nay, nên xây dựng một độI ngũ PMU mang tính chuyên nghiệp, lâu dài, phục vụ cho các dự án ODA trong tương lai. · Mặt khác, cần tận dụng tối đa năng lực của cán bộ trong nước trong quá trình thực hiện dự án, hạn chế sử dụng nguồn lực từ nước ngoài, chỉ các vị trí quan trọng, Thực tế cho thấy, không phải tất cả người nước ngoài đều có trình độ chuyên môn cao. Một số chuyên gia trong nước qua làm việc với các chuyên gia nước ngoài, có khả năng nâng cao năng lực, đủ khả năng đảm trách các công việc quan trọng. Tham khảo thêm tại [url=http://www.sovicogroup.com/index.php?view=article&id=894%3AV%E1%BB%91n_vay_ODA_v%C3%A0_kh%E1%BA%A3_n%C4%83ng_tr%E1%BA%A3_n%E1%BB%A3_c%E1%BB%A7a_Vi%E1%BB%87t_Nam&option=com_content&Itemid=98⟨=vi]http://www.sovicogroup.com/index.php?view=article&id=894%3AV%E1%BB%91n_vay_ODA_v%C3%A0_kh%E1%BA%A3_n%C4%83ng_tr%E1%BA%A3_n%E1%BB%A3_c%E1%BB%A7a_Vi%E1%BB%87t_Nam&option=com_content&Itemid=98⟨=vi[/url]