Tin nhắn, nhạc chuông, game, internet di động: Thích và ghét?

[b]Thuê bao di động “nhiễu” thông tin vì quá nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung na ná nhau và nghẹn họng khi tin rác quảng cáo liên tục làm phiền.[/b] [b]Điện thoại thành "bách khoa thư" bỏ túi[/b] Sự gia tăng mạnh mẽ của các thuê bao di động (lên đến 90 triệu thuê bao) và thông tin triển khai 3G tại Việt Nam trong năm 2009 đã khiến số lượng nhà cung cấp dịch vụ nội dung trên di động (CP) tăng theo cấp số nhân. Cách đây ba năm, mới chỉ có vài chục CP tham gia thị trường nội dung số thì đến nay, theo con số thống kê không đầy đủ, đã có hơn 200 doanh nghiệp tham gia thị trường này. [gallery]/3/xoa1264587676.jpg[/gallery][gallery]/3/jrf1264587692.jpg[/gallery] Định vị và tìm kiếm là 2 dịch vụ GTGT trên di động được người dùng mong chờ. Ảnh: HM Theo số liệu điều tra của một nhà mạng, có tới 70% người dùng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ nội dung (dịch vụ GTGT), 23% trong số này sẵn sàng chi tiền và hiện có khoảng 15% khách hàng thường xuyên dùng các dịch vụ này. Năm 2008, tổng doanh thu của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung đạt khoảng 2.500 tỷ, sau khi chia chác với các doanh nghiệp di động còn lại khoảng 1.500 tỷ. Tính đến tháng 9/2009, nhóm các dịch vụ nội dung như nhạc chuông, tư vấn xổ số, kết quả bóng đá... đã mang về 25% tổng doanh thu của toàn mạng MobiFone. Ban đầu từ dịch vụ tải nhạc, chuông, hình ảnh, đến nay, thuê bao có thể xem kết quả xổ số, bóng đá, giá ĐTDĐ, bói toán, truyện cười, tìm bạn bốn phương, dự đoán kết quả bóng đá, tham gia trò chơi may mắn, truy vấn tài khoản ATM,… thậm chí truy vấn cả những thông tin khó nói khác bằng di động. Hiện tại, các CP và nhà mạng cung cấp tới hơn 40 dịch vụ GTGT nhưng ấn tượng mà nhà cung cấp tạo ra cho khách hàng lại gói gọn trong các từ: đơn điệu, chưa có gì mới và sáng tạo, quanh quẩn chỉ mấy dịch vụ quen thuộc. Người tiêu dùng đang mong đợi những tiện ích của 3G với họ như truy cập Internet di động và các dịch vụ đa phương tiện (tải nhạc, mobile tivi, tải phim, tải game, chơi game trực tuyến, sách điện tử, báo chí) và video (video call, họp truyền hình, MMS, video message, push mail), thanh toán di động... [b]Hàng chục triệu "thùng rác" bất đắc dĩ[/b] Đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ thống kê nào về tỉ lệ tin nhắn rác làm phiền chủ thuê bao. Chỉ có người dùng di động ghi nhận việc quanh năm suốt tháng bị CP ném “rác” vào “nhà”, lúc nhiều lúc ít. [gallery]/3/vzo1264587721.jpg[/gallery] Tin rác làm hình ảnh của nhà cung cấp dịch vụ nội dung xấu đi trong con mắt người dùng. Ảnh: HM Nghị định 90/2008/NĐ-CP thừa nhận quyền từ chối tin nhắn quảng cáo của thuê bao di động. Theo đó, các CP không có quyền gửi tin nhắn quảng cáo nếu không được sự đồng ý của người nhận và phải cung cấp dịch vụ từ chối miễn phí. Tuy nhiên, quy định này chỉ được quan tâm về mặt hình thức còn khách hàng có từ chối lần một, lần hai rồi lần thứ n thì vẫn buộc phải nhận tin rác. Mỗi ngày nhận được 3-4 tin về dịch vụ do 1 đầu số cung cấp, 1 tuần nhận được đến hai ba chục tin, từ chối tin nhắn đến vài lần không được thì “không nhớ cũng phải ráng mà nhớ để chừa nó ra” như một thuê bao đã chia sẻ. Các dịch vụ như: tư vấn chuyện phòng the, bói toán, soi cầu đoán lô… cũng để lại ấn tượng xấu khi bị nhiều người tiêu dùng đánh giá là vô bổ, thậm chí trái thuần phong mỹ tục hay vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, có những phần tử lợi dụng dịch vụ trên các đầu số để lừa các thuê bao khác nạp tiền vào tài khoản ảo khiến cho ấn tượng về các đầu số này xấu thêm trong mắt nạn nhân. Sự định vị của người dùng về dịch vụ nội dung trên di động thường gắn với đầu số chứ không phải doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông qua đầu số đó. Nếu một đầu số thay tên đổi chủ thì khách hàng cũng khó có thể nhận ra. Trong khi đó, dịch vụ của các nhà cung cấp ít tạo ra sự khác biệt nào về dịch vụ đủ gây ấn tượng sâu đậm với khách hàng. [b]Nhập nhèm sáng tối [/b] Không phải CP nào cũng liên tục spam tin rác làm phiền khách hàng cũng như không phải toàn bộ các CP đều kinh doanh các dịch vụ “đen”. Tuy nhiên, khi người dùng còn mù mờ, bị nhiễu thông tin thì CP nào cũng giống CP nào và ấn tượng xấu khó thay đổi. Đặc thù của dịch vụ nội dung là việc nhìn tận mắt, dắt tận tay trong việc soạn tin gửi yêu cầu tới các đầu số trong khi không phải CP nào cũng đủ lực để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Với mỗi sim rác, các CP mất 50.000 đồng để gửi tin nhắn quảng cáo cho khoảng 450 thuê bao, rẻ hơn nhiều lần cách quảng cáo thông thường mà thông tin được tiếp nhận trực tiếp. Trong khi đó, việc xử phạt hành vi phát tán tin rác chỉ như “đánh trống bỏ dùi” khi mức phạt dao động quanh mốc 10-30 triệu đồng. Bởi vậy, một số CP vẫn ung dung gửi tin rác suốt cả năm mặc cho người dùng khốn đốn. Khi đặt câu hỏi CP nào cung cấp dịch vụ GTGT tốt nhất, người dùng có thể ú ớ khó trả lời. Nhưng nếu thay vào đó là câu hỏi: tin rác quảng cáo cho dịch vụ trên đầu số nào hay làm phiền bạn nhất thì chắc chắn các chủ thuê bao sẽ có câu trả lời chính xác. Khiến người dùng yêu hay ghét, tiếp nhận và xử lý phản hồi của khách hàng hay giả đò làm ngơ tùy thuộc vào thái độ cầu thị của các CP.
biet roi
biet roi
Trả lời 14 năm trước
Mình cũng bị tin nhắn rác làm phiền suốt.