Đi dép lê khi lái ôtô có nên ko?

Tôi rất ngạc nhiên khi ở Việt Nam nhiều người đi dép không quai hậu khi lái ôtô. Ở nước ngoài, một trong những bài học đầu tiên là luôn phải đi giầy hoặc dép có quai hậu (Nguyễn Côi).

Khi mọi diễn biến trên đường cứ đều đều, không có gì đặc biệt thì đi dép lê cũng không sao. Tuy nhiên, nếu xẩy tình huống bất thường, cần phanh gấp mà bàn chân tuột dép hay vướng quai dép. Khi ấy hậu họa khôn lường, thật đáng sợ.

Trân trọng.

mai minh đức
mai minh đức
Trả lời 12 năm trước

Thói quen khó sửa

Nói đến quy trình vận hành xe an toàn ở nước ta tôi thấy còn nhiều điều đáng bàn lắm vì ôtô phổ cập đến các tầng lớp dân chúng còn ít và khi học bằng lái xe tôi thấy chẳng thầy nào quan tâm đến vấn đề này. Có chăng chỉ yêu cầu học sinh chỉnh ghế lái là cùng còn thắt dây an toàn thì các thầy luồn qua ghế xe cắm sẵn cho rồi ngay như việc trước khi lên xe phải quan sát xung quanh xe có vật cản j không cũng chẳng ai quan tâm lắm. Việc đi dép lê lái xe đó là chuyện thường ngày ở huyện không biết các bác khác thế nào riêng tôi toàn lái xe chân chim thôi vì tôi thấy thoải mái hơn khi đi giày hoặc đi dép.

lu mo
lu mo
Trả lời 12 năm trước

Ai đi chân đất khi lái xe là người chân bị nặng mùi khi đi giày

Không thể bắt người ta đi giày được vì chân người ta sẽ có mùi thối khi đi giày... Lý do là thế :)) . Khổ lắm người VN ta không lịch sự như Tây được và ý thức cực kém, nhận thức cực dở và tất cả đổ lỗi cho môi trường sống, thiên nhiên v v...... Việc đi gì khi lái xe cũng giống như chơi môn bóng đá, các bác có để đi chân đất, đi dép, đi giầy vải đều đá được.....

Nhưng khi thi đấu chuyên nghiệp chẳng ai đi chân đất để đá cả mà đi giày thi đấu là giày đinh. Tôi giải thích đơn văn giản vậy thôi, các bác tự hiểu.

Mờ 9

tun oi
tun oi
Trả lời 12 năm trước

Dép lê khi lái xe

Chào đọc giả và toà soạn.

Tôi cũng xin có một vài ý kiến và cách nhìn nhận cách tổng quát tình hình chung về giao thông Viet Nam và giao thông Canada hay ở các nước phát triển khác.

Khi cầm lái chiếc xe bất kì.... thì điều quan trọng khi lái xe là phải: đúng luật và phải đảm bảo an toàn (cho ca những người trong xe và người xung quanh)...
Cũng chẳng có ai cấm đoán việt lái xe như thế nào .... (ăn, soi gương, dép lê.... )

Lái xe có quá khó không ?

Và tôi xin trả lời là không dễ mà cũng chẵng quá khó...
Có quá nhiều yếu tố tác động đến việc cầm lái ( thời tiết, sức khỏe, tâm lý " vui, buồn.. " ... )

Đi đúng luật thì để còn cầm lái làm sao để người phía sau, trước và người xung quanh đánh giá mình là 1 người tốt từ cách mình lái xe như thế nào.

Cách đây 4,5 năm tôi học lái xe từ người thầy hơn tôi 4 tuổi .... (dù tôi đã có xe để chạy) Nhưng tôi vẫn đi học...

Các bạn có biết vì sao tôi làm điều đó không ? Chỉ đơn giản là bỏ tiền đi học kinh nghiệm của người khác thôi.
Lúc đó thầy tôi nói tôi rằng.... chiếc xe kia đang lái đó là người Vietnamese.... Xe đó là người china.... hay xe đó là ai đó )
Lúc đó tôi tò mò và muốn chạy lên để biết.... " why "

Chỉ vì những tình huốn ẩu tả mà anh ấy đoán là người VN cầm lái... Và thật chất đúng là VN (quá chính xác và không có gì phải bàn cải là người TQ hay VN...)
Lái xe VN chạy rất ẩu qua đây thi 8, đến 10 lần là chuyện không quá lạ.
Trong khi đó tôi chỉ thi 1 lần (may mắn).

Xin thưa với mọi người một điều rằng.... Vì VN trình độ nhận thức giao thông chưa cao dù là xe 2 hay 4 bánh. Có bằng cấp để đối phó giao thông ...Còn kinh nghiệm thì quá ít nên tai nạn giao thông quá nhiều gây nên hiện tượng thương đau cho mọi người và gây bức xúc cho công đồng.

Tệ nạn hối lộ vẫn còn cao và có nhiều chiều hướng phát triển xấu.
Đường sá thì không đạt tiêu chuẩn, luật lệ thì không quá nghiêm khắc...
Ở các nước phát triển đa số là các nước tự do nhưng cũng phải đảm bảo làm đúng luật. Chỉ vì nó gây ảnh huởng đến mọi người....

Ở Canada đường sá tốt hơn Viet Nam, không có hối lộ chỉ vì cảnh sát có lương quá cao và cũng không thèm ăn hối lộ món tiền quá nhỏ dẫn tới mất job.
Cũng có một số trường hợp người vi phạm được bỏ qua cho các lỗi nhỏ.. Nhưng luật phát cho những lỗi trên rất nặng.

Luật pháp sinh ra để bảo vệ quyền lợi cho người chung quanh (ngưòi đi bộ, xe đạp, khuyết tật, người già, bus, cấp cứu hay cứu hoả )...
Chắc chắn 1 số người nói với tôi rằng đã đi quá xa chủ đề hay tại sao lại so sách với nước ngoài.

Tôi chỉ nói đơn giản là ....bạn có hi vọng thấy người thân bạn bị tai nạn hay gây tai nạn cho người khác... Lúc đó bạn nghĩ gì về điều đó.

Ở bên này người ta có thể cho mượn vợ chứ ko cho mượn xe... Đủ để nói rằng người ta quí trọng xe như thế nào.

Mọi thứ trong lá thư này chỉ mục đích nhắn nhủ 1 điều.

Phương tiện di chuyển chỉ là để tiết kiệm thời gian khi đi từ chỗ này đến chỗ khác.

Henry Le

roi biet
roi biet
Trả lời 12 năm trước

Tôi có hai thói quen mà mình cho là tốt đó là luôn mang giày cũng như thắt dây an toàn khi lái xe. Điều này có được là do thầy giáo ngày xưa cứ nhắc mỗi khi ngồi vào ghế lái. Do đó hiện nay khi lên xe mà chưa thắt dây an toàn hay mang dép thì có cảm giác không thoải mái, thiếu thiếu cái gì đấy và không an tâm.

Thực ra thì khi mang giày hay dép có quai hậu, hay dép da ôm sát chân, hay chân trần đều lái xe tốt. Chỉ riêng dép lê thì trong một số trường hợp sẽ không an toàn. Khi đạp, miết, tì hay nhấp nhứ côn, ga, phanh thì gót chân sẽ không có điểm tựa tốt để mũi chân và bàn chân linh họat khi thực hiện các động tác trên. Trường hợp trời mưa dép bị ướt dễ dẫn đến tình trạng bị trượt gót chân hoặc bàn chân. Lái xe trong những trường hợp này cảm giác phanh hay ga sẽ không thật. Trường hợp xấu là dép móc luôn vào ga hay phanh thì rắc rối to.

Thực ra trong bài học lái xe không quy định cụ thể mà chỉ do thầy giáo nhắc nhở. Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân tôi thì nên có quy định nên mang giày hay dép có quai hậu, hoặc dép ôm sát chân để lái xe an toàn hơn.

Trong các môn thể thao, thì giày bóng đá, giày tennis, giày bóng chuyền, giày cầu lông, giày khiêu vũ... là khác nhau. Tuy nhiên nó cũng có điểm giống nhau là không mang giày hay mang nhầm giày vẫn chơi được các môn thể thao này?

Cám ơn bác đã nêu một vấn đề hay.

biet rui
biet rui
Trả lời 12 năm trước

Cái hay thì phải học

Tôi cho rằng, không phải cái gì cũng so sánh với nước ngoài và làm theo nước ngoài, nhưng cái gì hay ta nên học. Ở đây, nêu ra vấn đề này, ở rất nhiều nước, hoặc ngay ở nước mình rất nhiều bạn lái xe đã tuân thủ nguyên tắc này (tôi cũng vậy), để chúng ta tham khảo.

Ở đây không có tranh luận gì cả, bạn nào thấy tốt, hay thì xem là lời khuyên bổ ích cho bản thân, không thì cũng không sao cả vì ta chưa bắt buộc nội dung này trong văn bản pháp lý.

Tôi đọc nhiều bài viết từ chủ đề này thấy nhiều bạn chạy xe (có thể cả sống nữa) theo cảm hứng, không có định hướng gì cả, không có sự xem xét thiệt hơn, tốt xấu, lại nhấn mạnh chữ "tùy", tự nhiện chủ nghĩa quá. Điều đó phản ánh sự mông muội của một số bạn, không điều chỉnh bằng ý thức được.

Chúng ta lên diễn đàn không nên theo kiểu phá ngang, xét nét này nọ mà nên góp ý cho nhau theo tính thần xây dựng, hướng tới những điều tốt đẹp cho bản thân và xã hội.

tun cua di
tun cua di
Trả lời 12 năm trước

Văn hóa mỗi nơi mỗi khác

Đúng như có bạn nói: "nước ngoài" đây là "nước ngoài" nào??? Nếu ý bạn NguyenCoi muốn nói đây là "các nước tiên tiến" thì mình nghĩ rằng do văn hóa thôi. Ở các nước này người ta có thói quen mang giày bất kể là đi đâu, dép được sử dụng rất hạn chế, đa số dùng trong nhà.

Còn ở VN mình thì thói quen mang giày rõ ràng là có tỷ lệ thấp hơn hẳn so với người ko có thói quen đó. Vậy nên có thể thấy rõ là bạn dễ dàng thấy người VN mang dép lái xe nhiều hơn là mang giày. Bạn có thể phản bác rằng cách so sánh như trên là chưa ổn, vẫn còn kẽ hở, rằng người "mang giày" có khả năng sử dụng ô tô nhiều hơn "người dép lê", điều này cũng có lý vì ô tô ở VN là hàng xa xỉ, chỉ một bộ phận nhỏ có khả năng tiếp cận.

Nhưng mình thiết nghĩ chính những "người mang giày" chạy xe kia sẽ có rất nhiều lúc bỏ giày để "tự do hóa" bàn chân. Nói thêm, chắc phải đến 99% tài xế xe tải mang dép lê hoặc đi chân đất :D:D mà chính loại xe này hoạt động với cường độ cao hơn nhiều so với xe du lịch đấy chứ.

Cá nhân mình lúc học lái xe đã thử mang tất cả các loại giày, dép để thử chân. Sau đó tự nghiệm thấy là khi học thì mang giày là tốt (giày vải càng tốt), khi đã có xe chạy quen nhiều rồi thì mang dép lê cũng chẳng phải là vấn đề gì khó khăn (thậm chí là thoải mái), tất nhiên là khi nào đi làm nghiêm túc thì phải mang giày chứ :D:D

rantanplan132

Nguyen Thi Cuc
Nguyen Thi Cuc
Trả lời 12 năm trước

Đây là câu hỏi mà tôi cho rằng đáng lưu ý lắm. Xin chia xẻ với mọi người việc này: ngày học lái xe tôi cũng được các thầy dặn dò là nên đi giày để lái xe, tuy nhiên do tôi không thường xuyên đi giày nên cảm nhận chân phanh và chân ga khi đi giày là khá khó khăn. Lúc đó để để đảm bảo đi giày theo yêu cầu giáo viên và cảm nhận khi ga và phanh tôi đã chọn phương án đi giày ba ta .

Sau khi tốt nghiệp và mua xe, tôi cũng vẫn rất khó khăn trong việc sử dụng giày để lái xe, trước khi bước ra cửa lựa chọn giữa đôi giày và đôi dép da, lý trí luôn mách bảo tôi là chọn đôi dép. Chân tôi to và đôi giày cũng to,do đó việc chuyển dịch giữa chân phanh và ga đôi khi vướng víu và chậm chạp, thiếu chính xác, nhiều khi có cảm giác thiếu an toàn.

Tuy nhiên tôi cũng để thời gian khoảng vài tháng tập luyện với đôi giày vì cũng có khi đi làm việc cần phải đi giày. Cho đến nay, rừ khi đi làm việc cần phải đi giày cho ''chuẩn'' thì tôi vẫn lái xe với đôi dép và luôn cảm thấy an toàn và linh hoạt giữa phanh và ga .

Tôi còn thấy có người mang giày, nhưng khi lái xe lại cởi giày ra lái .Với ý kiến của bạn tôi nghĩ rằng đi gì khi lái xe lại tùy vào từng người ,làm sao khi lái xe có giác chân tốt nhất là được .

Chào ! cảm ơn bạn đã có câu hỏi rất bổ ích .