Tiểu Luận: Cơ Sở Lý Luận Về Công Tác Pháp Chế

2.000

110 Nguyễn Ảnh Thủ, Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hôm nay Dịch Vụ Viết Luận Văn lại tiếp tục cung cấp miễn phí nội dung Tiểu luận: Cơ Sở Lý Luận Về Công Tác Pháp Chế cho các bạn, nếu bạn đang cần tài liệu cho bài luận văn Về Công Tác Pháp Chế thì bài viết dưới đây là dành cho bạn. Hiểu được khó khăn của các bạn khi tìm kiếm nội dung này, bởi hiện tại rất ích trên các nguồn thông tin Internet. Nhưng để các bạn có một bài luận văn hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao thì đó là lý do bài viết dưới đây được gửi miễn phí cho các bạn

 

Ngoài ra nếu tất cả mọi vấn đề vẫn còn khó khăn với bạn thì hãy liên hệ ngay https://zalo.me/0877682993 để tư vấn (miễn phí) cụ thể hơn bài làm của bạn, hoặc bạn có thể tham khảo dịch vụ tư vấn viết luận văn thạc sĩ của Dịch Vụ Viết Luận Văn bạn nhé.

 

1. Khái niệm về công tác pháp chế

 

“Ở các nước, bộ phận pháp chế (tiếng Anh: lawyer-in-house, corporate counsel, legal department, legal affairs) được doanh nghiệp thuê xử lý các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Theo đó, bộ phận pháp chế doanh nghiệp thực hiện đầu tiên trách nhiệm pháp lý của công ty và thực hiện các giao dịch pháp lý thông thường. Công việc của bộ phận pháp chế có thể bao gồm lưu trữ tài liệu, xem xét quan hệ lao động, kiểm tra bất động sản, hợp đồng, giấy phép công nghệ, thương hiệu, thuế và hồ sơ pháp lý, tranh tụng. Bộ phận pháp chế doanh nghiệp cũng có thể tạo ra các chính sách quản lý rủi ro và giáo dục các nhân viên khác để tránh rắc rối pháp lý hoặc làm thế nào để nhận ra vấn đề một cách nhanh chóng. Bộ phận pháp chế nên/sẽ ký hợp đồng thuê ngoài (outsourcing) khi tham gia vào một thương vụ mới hoặc chứa đựng rủi ro cao.

 

Theo Quy tắc Đoàn luật sư Bang Virgina (Mỹ), pháp chế doanh nghiệp là luật sư được định nghĩa là tổ chức với mục đích chính là cung cấp dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp, các định chế (không bao gồm cơ quan chính quyền). Trong tổ chức này, có cá nhân có danh hiệu pháp chế doanh nghiệp, luật sư công ty hoặc tương đương, chỉ ra rằng người đó đang phục vụ như tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Cũng theo Quy tắc này, để thực hiện nghiệp vụ pháp chế doanh nghiệp, một người phải là thành viên Đoàn luật sư Bang Virgina; hoặc được cấp Giấy chứng nhận luật sư công ty theo Quy tắc của Đoàn luật sư Bang Virgina và do đó, trở thành một thành viên tích cực của Đoàn luật sư Bang Virgina với giới hạn theo Quy tắc Đoàn luật sư Bang Virgina; hoặc đăng ký với Đoàn luật sư Bang Virgina.”[1]

 

Tại nước ta, theo Thông tư số 01/2015/TT-BTP  hướng dẫn về nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế. Theo đó, Bộ tư pháp quy định cụ thể về chức năng của các tổ chức pháp chế, quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ; tổ chức pháp chế ở cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức pháp chế ở Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… Tuy đối tượng áp dụng của Thông tư này là tổ chức pháp chế thuộc cơ quan nhà nước nhưng các tổ chức pháp chế doanh nghiệp phi nhà nước hoàn toàn có thể học hỏi mô hình, tổ chức để áp dụng cho bộ phận pháp chế doanh nghiệp của mình.

 

Pháp: là luật, là quy tắc, quy định.

 

Chế: bao hàm nghĩa là “tạo ra” và nghĩa là “điều tiết, kiểm soát”.

 

Tuy nhiên cần phân biệt rõ khái niệm pháp chế với pháp luật. Theo đó pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định, pháp chế là chế độ trong đó đời sống và hoạt động xã hội được bảo đảm bằng pháp luật. Như vậy pháp luật là những quy phạm pháp luật ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, trong phạm vi doanh nghiệp, pháp chế là những quy định nội bộ trong doanh nghiệp đó cùng với việc vận dụng các quy định này, theo đó phép chế  sẽ mang ý nghĩa trong phạm vi nhỏ hơn pháp luật.

 

Như vậy có thể hiểu pháp chế là những quy định, quy tắc của doanh nghiệp để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp tuân theo những quy định của luật, bao gồm văn bản pháp luật quốc gia quy định về tổ chức, hoạt động đối với doanh nghiệp và những quy định do doanh nghiệp ban hành nhằm đảm bảo hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp cũng như hạn chế rủi ro pháp lý, góp phần tích cực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác pháp chế được hiểu là hoạt động của cá nhân, tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc cụ thể nhằm thực thi pháp luật, có chức năng đảm bảo về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, hạn chế rủi ro pháp lý cũng như góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 

2. Chức năng, nhiệm vụ của công tác pháp chế

Từ sự cần thiết phải có tổ chức pháp chế trong mỗi doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy tổ chức pháp chế thường thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:

 

– Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh; thẩm định các dự thảo thoả thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ hoặc có sơ hở, sai sót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp.

 

– Soạn thảo, thẩm định các dự thảo quy chế, quy định quản lý và các văn bản quan trọng khác của đơn vị theo sự phân công của lãnh đạo.

 

– Cập nhật thông tin về các văn bản pháp luật mới ban hành, về tình hình thị trường kinh tế thông qua các phương tiện thông tin, các tổ chức pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, và cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp về việc vận dụng pháp luật trong điều hành sản xuất, trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong các hợp đồng thương mại, tài chính, tín dụng, dịch vụ, đào tạo, xây dựng…

 

– Tư vấn giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong hoạt động bằng cách đưa ra các dự báo tác động về tình hình giá cả, thị trường… nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra.

 

3. Vai trò của công tác pháp chế

Pháp chế là một công cụ trong hoạt động bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Bộ phận pháp chế là một bộ phận có chức năng đảm bảo về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, giúp cho người quản lý và doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý an toàn. Hoạt động của doanh nghiệp nói chung gắn liền với thị trường và chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh, vì vậy, vai trò của pháp chế doanh nghiệp trong cơ chế thị trường ngày càng hết sức quan trọng.

 

Hiện nay, chúng ta đang mở cửa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Chính phủ, các bộ, ngành ở trung ương và các địa phương đang thực hiện nhiều giải pháp để xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư, trong đó chú trọng đầu tư từ nước ngoài. Vì vậy, các hoạt động giao lưu và kinh doanh, thương mại của các doanh nghiệp không còn chỉ dừng lại ở trong nội bộ địa phương, trong nước mà đã mở rộng ra trong khu vực và nhiều nước trên thế giới. Theo đó, các rủi ro pháp lý nhất là pháp luật và thông lệ quốc tế luôn tiềm ẩn, do đó cần phải có giải pháp phòng ngừa, hạn chế các thiệt hại xảy ra trong giao kết, tranh chấp các giao dịch dân sự, kinh tế và các giao dịch khác.”

 

“Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đi lên từ mô hình sản xuất nhỏ, lâu nay hoạt động chủ yếu trong khuôn khổ, phạm vi ao nhà, chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng bài bản về kiến thức pháp luật; khả năng tiếp cận thông tin thị trường và các văn bản pháp luật liên quan còn nhiều hạn chế. Một số lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng kinh nghiệm, chưa am hiểu hết các quy định của pháp luật, đặc biệt là pháp luật các nước đối tác và pháp luật quốc tế chung. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những rủi ro pháp lý là điều có thể xảy ra.”

 

“Hơn nữa, trong những năm gần đây, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp, Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi bằng Hiến pháp 2013 nhằm bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; đồng thời với chính sách thu hút đầu tư nhằm phát triển nền kinh tế đất nước, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản luật, bộ luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để phù hợp với nội dung, nguyên tắc và tinh thần của Hiến pháp 2013 và sự phát triển của nền kinh tế cũng như các cam kết quốc tế.”

 

“Để phòng, chống những rủi ro pháp lý và giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những quy định của pháp luật để vận dụng những chính sách đó vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước, của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của các sở, ban, ngành, các trợ giúp viên, luật sư, cộng tác viên pháp luật,”các doanh nghiệp cần có bộ phận “gác cổng”, bảo vệ tham mưu, tư vấn, giúp lãnh đạo doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó chính là bộ phận pháp chế.

 

“Khi vướng vào rủi ro pháp lý dù ít hay nhiều cũng gây cho doanh nghiệp nhiều thiệt hại và bất lợi: thiệt hại đầu tiên thể hiện ở mặt vật chất đó là tiền bạc; để giải quyết rủi ro đó, doanh nghiệp không có kiến thức pháp luật phải tìm đến những đối tượng có thể giúp họ tìm phương án giải quyết tốt nhất có thể và chi phí về tiền bạc cho việc đó là không phải nhỏ. Bên cạnh đó, thời gian, công sức để giải quyết khiến họ mệt mỏi, không tập trung được công việc… và một tổn thất lớn không tính được bằng tiền đó là uy tín, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.”

 

“Bộ phận pháp chế doanh nghiệp sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ như: Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh; thẩm định các dự thảo thoả thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ hoặc có sơ hở, sai sót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp; soạn thảo, thẩm định các dự thảo quy chế, quy định quản lý và các văn bản quan trọng khác của doanh nghiệp theo sự phân công của lãnh đạo; cập nhật thông tin về các văn bản pháp luật mới ban hành, về tình hình thị trường kinh tế thông qua các phương tiện thông tin, các tổ chức pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, và cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp về việc vận dụng pháp luật trong điều hành sản xuất, trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong các hợp đồng thương mại, tài chính, tín dụng, dịch vụ, đào tạo, xây dựng… ; tư vấn giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong hoạt động bằng cách đưa ra các dự báo tác động về tình hình giá cả, thị trường… nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra. Trong trường hợp xấu nhất, khi có các tranh chấp xảy ra, bộ phận pháp chế sẽ tham mưu giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất, bảo vệ uy tín doanh nghiệp. Thậm chí họ có thể giúp lãnh đạo doanh nghiệp tham gia tranh tụng, giải quyết các tranh chấp để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.”

 

“Do đó, doanh nghiệp cần thiết phải có một tổ chức pháp chế vừa giúp lãnh đạo những vấn đề thuộc phạm vi pháp luật vừa làm đầu mối quan hệ với các tổ chức tư vấn chuyên môn, tư vấn luật để đảm bảo về mặt pháp lý. Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi thành lập ra tổ chức pháp chế là giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn an toàn trong hành lang pháp lý. Các doanh nghiệp khi đã xây dựng được đội ngũ cán bộ pháp chế vững mạnh thì những cuộc đàm phán với đối tác mà đặc biệt là đối tác nước ngoài, vị thế của doanh nghiệp được nâng lên. Điều này thể hiện sự hiểu biết pháp luật và khẳng định tầm là một doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, minh bạch luôn tuân thủ pháp luật rất đáng tin cậy trong cơ chế thị trường, tạo hình ảnh tốt cho các đối tác khi liên kết hoạt động sản xuất kinh doanh..”

 

4. Vai trò của người làm công tác pháp chế

4.1. Vai trò xây dựng quy chế doanh nghiệp

Người làm công tác pháp chế trong doanh nghiệp là người có vai trò soạn thảo, xây dựng các quy chế nội bộ của doanh nghiệp. Vai trò này không chỉ dừng lại ở việc soạn thảo các quy chế mới tại doanh nghiệp mà còn có chức năng tham gia thẩm định, đóng góp ý kiến đối với những văn bản pháp luật hay những quy chế đã được Ban lãnh đạo, Chủ sở hữu công ty xây dựng và chuyển cho Bộ phận pháp chế của doanh nghiệp đóng góp ý kiến.

 

Một số văn bản pháp lý dùng trong nội bộ doanh nghiệp điển hình như: Điều lệ, Nội quy, Quy chế, Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Các Quyết định, Thông báo, Biên bản họp của Lãnh đạo công ty và các phòng ban trong công ty,…

 

4.2. Vai trò điều tiết, kiểm soát hoạt động pháp chế doanh nghiệp

Ngoài vai trò xây dựng quy chế nội bộ, người làm công tác pháp chế trong doanh nghiệp còn có một số vai trò như:

 

– Kiểm soát, giám sát đảm bảo sự tuân thủ các quy định, quy chế nội bộ trong hoạt động của các bộ phận của doanh nghiệp.

 

– Góp phần không nhỏ trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc tư vấn, giúp đỡ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

 

– Tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng cũng như thẩm định và đề xuất ý kiến đối với các dự thảo trong vấn đề pháp lý do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo trước khi trình lên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty.

 

– Trợ giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty đưa ra ý kiến đối với các dự thảo về các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan đó gửi tới doanh nghiệp nhằm xin đóng góp ý kiến. Đồng thời người làm công tác pháp chế trong doanh nghiệp còn có vai trò đánh giá, tổng kết về pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

 

– Tổ chức các buổi giáo dục, phổ biến cho người lao động nắm được những điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp.

 

– Đôn đốc, giám sát việc thực hiện pháp luật và những điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó đánh giá, tổng kết lại quá trình thực tiễn áp dụng quy phạm pháp luật cũng như ý thức tuân thủ của người lao động.

 

– Tư vấn về những vấn đề pháp chế liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

 

– Đưa ra những ý kiến trong lĩnh vực pháp lý đối với các quyết định của ban tổ chức, quản lý doanh nghiệp thông qua hoạt động đánh giá rủi ro trong nền kinh tế thị trường.

 

– Giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động.

 

– Tham gia tố tụng hoặc tham mưu thuê để luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

 

5. Lợi ích từ công tác pháp chế

Lợi ích đầu tiên mà một doanh nghiệp thu được từ công tác pháp lý là đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bởi vì, để điều hành một doanh nghiệp, các nhà quản lý thường phải đưa ra các quyết định quản lý phù hợp vì lợi ích cao nhất của tổ chức, nhưng đồng thời phải đảm bảo an toàn trong lĩnh vực pháp lý. Chính vì thế, ngay từ khi thành lập bộ phận pháp chế, bộ phận này sẽ giúp các doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc bám sát chính sách, đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước để thực hiện.

 

Bên cạnh đó, các cán bộ pháp chế của doanh nghiệp còn tư vấn pháp lý nhằm hạn chế những rủi ro khi giao dịch thông qua hợp đồng bằng cách đưa ra đánh giá, lấy ý kiến góp ý về các dự thảo hợp đồng, tham gia trực tiếp đàm phán với đối tác; làm đầu mối trong chủ trương rà soát, thiết lập hệ thống pháp lý góp phần quản lý nội bộ của doanh nghiệp;

 

Với tinh thần “thượng tôn pháp luật”, trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, lãnh đạo các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ vai trò quan trọng của thực thi pháp luật và công tác pháp chế doanh nghiệp. Ban pháp chế của các doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc đã thực sự hỗ trợ tích cực lãnh đạo các cấp trong việc chấp hành và vận dụng pháp luật cho công tác quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

6. Tiêu chuẩn đối với người làm công tác pháp chế

Có thể thấy không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng áp dụng tiêu chuẩn về người làm công tác pháp chế cũng giống nhau, tùy thuộc vào quy mô cũng như yêu cầu của công việc mà từng doanh nghiệp sẽ đặt ra những tiêu chuẩn riêng đối với cán bộ tư pháp của mình. Tuy nhiên tiêu chuẩn chung với người làm công tác pháp chế bao gồm:

 

– Có kiến thức học vấn đạt trình độ cử nhân luật trở lên;

 

– Am hiểu Pháp luật  liên quan trực tiếp các lĩnh vực kinh doanh của công ty;.

 

– Sử dụng tốt vi tính, thành thạo các phần mềm tin học văn phòng: Microsoft Word, Excel, PowerPoint;

 

– Kỹ năng soạn thảo, tra cứu và thẩm định văn bản;

 

– Kỹ năng hoạch định, triển khai, kiểm soát và báo cáo công việc;

 

– Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục;

 

– Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức hiệu quả;

 

– Kỹ năng ngoại ngữ (Tùy từng đơn vị có yêu cầu hay không yêu cầu, hoặc yêu cầu ngoại ngữ là tiếng Anh hoặc thứ tiếng khác).

 

Ngoài các yêu cầu chung nêu trên, người có vai trò là trưởng bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp cần đáp ứng thêm một số tiêu chuẩn như sau:

 

– Về trình độ chuyên môn:

 

Với nhiệm vụ rất quan trọng đặc biệt là quản lý hoạt động của bộ phận mình theo quy chế của công ty cũng như tuân theo quy định pháp luật hiện hành, trưởng bộ phận pháp chế doanh nghiệp là kim chỉ nam cho hoạt động liên quan đến lĩnh vực pháp lý cũng như hỗ trợ các bộ phận khác trong việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Để thực hiện những công việc đó có hiệu quả thì trưởng bộ phận pháp chế doanh nghiệp cần đáp ứng một số yêu cầu:

 

+ Do tính chất công việc nên điều kiện ứng viên học đúng ngành luật rất được coi trọng. Ứng viên phải là cử nhân Luật (ưu tiên trình độ sau đại học và các văn bằng bổ sung) xếp hạng bằng loại khá trở lên và có chứng chỉ hành nghề luật sư.

 

+ Kiến thức sâu về quy chế và quy định của công ty.

 

+ Đã từng là luật sư hoặc quản lý pháp lý, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp lý. Có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong đó có ít nhất 03 năm đã làm việc trong lĩnh vực liên quan đến bảo hiểm phi nhân thọ.

 

+ Có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.

 

+ Có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực pháp lý ở vị trí tương tự trước đó.

 

– Về kỹ năng, tố chất:

 

Ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn nêu trên, một số yêu cầu đặt ra về kỹ năng mềm cũng như tố chất đối với trưởng bộ phận pháp chế doanh nghiệp như sau:

 

+ Có khả năng phân tích, tổng hợp và sàng lọc các thông tin cần thiết

 

+ Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc

 

+ Có khả năng chịu áp lực công việc khi giải quyết các vấn đề phát sinh

 

+ Có tư duy nhạy bén góp phần tìm kiếm cơ hội cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm mối quan hệ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

+ Có trình độ giao tiếp tiếng Anh thành thạo

 

+ Thành thạo tin học văn phòng và một số trang web hỗ trợ quá trình làm việc của bộ phận pháp chế doanh nghiệp.

 

7. Các kỹ năng đối với người làm công tác pháp chế

Trong phạm vi của mình, người làm công tác pháp chế của doanh nghiệp là người có trách nhiệm tư vấn cho người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cũng như hệ thống nội bộ của doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ lao động như tiền lương, giải quyết tranh chấp và ủy quyền hành chính… Theo đó người làm công tác pháp chế cho doanh nghiệp là người trực tiếp xây dựng hoặc là người đưa ra các ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng hệ thống văn bản nội bộ của doanh nghiệp. Để làm tốt công việc này, cán bộ làm công tác pháp chế phải hiểu các nguyên tắc của luật tư ( Luật Dân sự, Luật Ủy quyền, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại…), bên cạnh đó biến các ý tưởng / ý kiến pháp lý thành các tài liệu mà những người không phải là chuyên ngành luật có thể hiểu được một cách dễ dàng, tránh sự rối rắm trong lối diễn đạt.

 

Theo tiêu chuẩn yêu cầu đối với cán bộ làm công tác pháp chế, các hành trang chính cần có cụ thể gồm:

 

a) Tư duy luật sư:

Kỹ năng đầu tiên được đặt ra đối với cán bộ làm công tác pháp chế, theo đó người làm công tác pháp chế cần đáp ứng các kỹ năng cơ bản như: soạn thảo, thẩm định, góp ý, đàm phán, ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó có sự kết hợp giữa kỹ năng giải quyết tranh chấp và xây dựng văn bản chế độ của doanh nghiệp (quy trình, quy định, quy chế), ủy quyền hành chính; nghiên cứu khoa học… Ngoài ra những người làm công tác pháp chế cần có kỹ năng mềm vô cùng quan trọng là kỹ năng tư duy luật sư.

 

“Giáo sư luật học người Mỹ Jane C. Ginsburg đã chỉ ra các phương pháp tư duy pháp lý nói chung thuộc phạm trù chung của phương pháp pháp luật (legal methods). Sinh viên luật cần nắm được các vấn đề chính yếu trong phương pháp tư duy pháp luật, cách nghĩ như luật sư thực hành. Thuyết tư duy theo vụ việc hay phương pháp Socratic rất hiệu quả đối với cách tư duy này. Xuất phát từ việc sinh viên luật muốn học luật tốt thì phải là một con người cảm thụ tốt về văn chương và nghệ thuật, trong giáo trình của một số nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức, sinh viên/học viên luật học còn được học bộ môn Luật và Văn chương (Laws and Art). Tương tự, luật sư người Mỹ Michael G. Trachtman chỉ ra các phương thức tư duy như luật sư (think like a lawyer) với tư tưởng chủ đạo của một sự nghi vấn không ngừng, đặt ra các giả thiết tạm khi đối mặt với một câu hỏi pháp lý (legal issues) và sự kiện pháp lý (facts). Trong bối cảnh ấy, phông nền văn hóa của sinh viên luật (background) quyết định thành bại trong tư duy và hành động của sinh viên luật trong tương lai. Trong khi đó, theo Nguyễn Minh Đoan, ở Việt Nam, việc giáo dục pháp luật vốn đã thiếu thực tiễn và các giảng viên dạy luật không được thi hành pháp luật ở các cương vị luật sư, thẩm phán… khiến cho việc dạy và học càng thiếu thực tiễn.

 

Theo Nguyễn Ngọc Bích, phương pháp tư duy của luật sư gồm các bước tìm ra được sự kiện mấu chốt, câu hỏi pháp lý mấu chốt… tựu trung lại thành phương pháp “nhìn thật rộng, đánh tập trung” và “tư duy pháp lý là cách thức suy nghĩ của luật sư để tìm ra giải pháp cho một vụ tranh chấp phù hợp luật lệ”. Cũng theo tác giả này, tư duy pháp lý gồm 02 đặc điểm  “tìm câu trả lời bằng cách đặt câu hỏi và đầu óc nắm luật, nhưng việc cần làm là đi tìm và phân tích các sự kiện (facts)”. Sinh viên luật, để có được tư duy như vậy, cần có thói quen đặt câu hỏi liên tục và tự trả lời như một luật sư. Ví dụ: Khi đi trên xe buýt tới trường, nhìn thấy một vụ ẩu đả do tai nạn giao thông, bạn cần quan sát kỹ các dấu vết của phương tiện, các dấu hiệu (xi – nhan xin đường, nếu có) của phương tiện… và không kết luận ngay khi chưa có đầy đủ dữ kiện. Ngược lại với phương pháp của luật sư Nguyễn Ngọc Bích nêu trên, trong giới hàn lâm, bản thân “tư duy pháp lý” nhiều khi chỉ mang tính lý luận, dịch lại kinh nghiệm của luật sư nước ngoài hơn là chiết xuất từ thực tiễn hành nghề của giới luật sư, cán bộ tư pháp… nước nhà.”[2]

 

Theo đó cán bộ làm công tác pháp chế trong doanh nghiệp cần phải có tư duy của một luật sư trong hoạt động của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp mà mình cộng tác. Bên cạnh đó lối tư duy này còn giúp cho doanh nghiệp hoàn thành được mục tiêu đề ra cũng như không trái với quy định của pháp luật hiện hành.

 

b) Về kỹ năng soạn thảo văn bản:

Có thể thấy, nhìn chung sinh viên luật có xu hướng làm phức tạp hóa một vấn đề từ đơn giản thành phức tạp, do đó khiến cho người đọc cảm thấy rối rắm, khó hiểu. Đối với những bản dịch từ tiếng nước ngoài những văn bản này càng trở nên phức tạp. Đối với vấn đề này, một câu nói được đặt ra như sau: “Câu đơn là vô địch thiên hạ”. Theo đó có thể hiểu người làm công tác pháp chế cần diễn giải bằng các câu đơn giản, trình bày vấn đề một cách đơn giản, khiến người đọc cảm thấy dễ hiểu bởi có thể tại nơi làm việc của bạn, trừ bạn ra và chỉ có bạn học luật.

 

c) Về kỹ năng đàm phán hợp đồng:

Trong các kỹ năng của người làm công tác pháp chế, đàm phán là một kỹ năng quan trọng, trong đó kỹ năng nghe hiểu được ưu tiên chú trọng. Theo đó người làm công tác pháp chế cần lắng nghe ý kiến khách hàng và của đồng nghiệp trong quá trình đàm phán để soạn thảo hợp đồng. Tuy nhiên không phải lúc nào ý kiến của đồng nghiệp hay đối tác cũng đúng, trong một số trường hợp không đồng ý với ý kiến đó, người làm công tác pháp chế cần ghi chép và phản hồi lại bằng những lập luận, lý lẽ thuyết phục.

 

d) Kỹ năng nghiên cứu khoa học:

Một kỹ năng không thể không kể đến, qua đó giúp người làm công tác pháp chế doanh nghiệp ngày càng phát triển lành nghề, chính là kỹ năng nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học được hiểu là việc nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi và cập nhật kiến thức. Trong một phạm vi nhất định, nghiên cứu khoa học giúp cán bộ pháp chế trau dồi khả năng viết trong quá trình tư vấn pháp luật của doanh nghiệp. Ngoài ra kỹ năng nghiên cứu khoa học giúp cho người làm trong công tác pháp luật nói chung và công tác pháp chế trong doanh nghiệp nói riêng có thể tìm ra phương pháp phù hợp với bản thân và doanh nghiệp nhằm hướng tới sự phát triển các kỹ năng hành nghề luật.

 

e) Kỹ năng xây dựng văn bản chế độ:

Có thể hiểu: “Văn bản chế độ là các văn bản có đối tượng áp dụng là toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đối với từng phạm vi công việc cụ thể.”

 

Về hình thức: Văn bản chế độ được thể hiện dưới dạng quy định, quy trình, quy chế. Trong đó:

 

– Quy định là những văn bản có phạm vi áp dụng hẹp, theo đó những đối tượng áp dụng của quy định tuân theo những điều mà văn bản này miêu tả, ví dụ như: Quy định về việc nghỉ lễ, pháp; quy định về chế độ nghỉ thai sản…

 

– Quy trình là trình tự, thủ tục thực hiện một công việc nhất định, ví dụ như: Quy trình thẩm định giá bất động sản; quy trình bán hàng bất động sản…

 

– Quy chế là những văn bản có phạm vi rộng hơn và thẩm quyền ban hành cao hơn so với quy định, theo đó quy chế được xây dựng nhằm đưa ra đường lối cũng như định hướng để thực hiện một công việc, ví dụ như: Quy chế quản lý tài chính, quy chế quản trị nhân sự, quy chế quản lý hợp đồng…

 

Như vậy có thể thấy văn bản chế độ của doanh nghiệp chính là pháp luật của doanh nghiệp đó, hệ thống pháp luật càng chắc chắn thì doanh nghiệp càng hạn chế những rủi ro pháp lý. Tuy nhiên văn bản chế độ của doanh nghiệp phải đảm bảo không được trái với quy định Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Chính vì vậy bộ phận pháp chế của doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống pháp luật nội bộ phù hợp với thực tiễn công ty, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tuân theo quy định pháp luật hiện hành.

 

f) Kỹ năng tư vấn pháp luật:

Khi gặp bất cứ vấn đề pháp lý nào, các cán bộ doanh nghiệp/chủ doanh nghiệp sẽ hỏi ngay cán bộ pháp chế doanh nghiệp/luật sư nội bộ để biết được đáp án pháp lý cho vụ việc. Để trả lời các câu hỏi/vụ việc này, cán bộ pháp chế doanh nghiệp (tương lai) cần tránh kiểu trả lời “đoán mò” và/hoặc câu trả lời theo hướng “có/không làm được”. Theo đó, cán bộ pháp chế doanh nghiệp (tương lai) nên ghi chép đầy đủ, vẽ lược đồ các quan hệ pháp luật và các rủi ro pháp lý (nếu có)… Ví dụ: Để thực hiện phù hợp lộ trình pháp lý A, rủi ro pháp lý là B, hệ quả pháp lý là C. Trong một số trường hợp, cần quy được thành tiền rủi ro pháp lý và chi phí (nếu có) để xử lý rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.

NGUỒN: https://hotrovietluanvan.com/

Bình luận

HẾT HẠN

0877 682 993
Mã số : 16933370
Địa điểm : Toàn quốc
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 17/12/2022
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn