Chưa bao giờ thị trường cung cấp dịch vụ tư vấn mua sắm qua mạng tại Việt Nam lại sôi động như hiện nay. Tuy nhiên, số lượng Website đúng nghĩa và thành công có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngòn tay! Sau 123mua! Và Aha (www.aha.vn) – Website xúc tiến thương mại điện tử rất được Tạp chí danh tiếng Business Week ngợi khen, một “hiện tượng” nữa cũng đã xuất hiện với cái tên WWW.VATGIA.COM . Mặc dù mỗi người có riêng chí hướng và cách làm, song tất cả đều chung một khát vọng: biến vùng đất “khô cằn sỏi đá” như thương mại điện tử trở thành “Thiên Đường Mua Sắm” dành riêng cho người Việt
Phần I: THỊ TRƯỜNG CUNG CẤP DỊCH VỤ: Nhìn lại & Dự báo
Thế kỷ thứ 21 đã trở thành nhân chứng lịch sử cho sự thăng hoa của thương mại điện tử hoàn vũ. “Sải cánh” của những chú “Chim đại bàng” như Google và e-bay đã che kín cả bầy trời e-commenrce. Tuy nhiên khách quan mà nói, thì vào thời điểm này, những huyền thoại như thế chỉ mới đến được trên đầu ngón tay.
Còn tại Việt Nam, phải đến năm 2002, khái niệm thương mại điện tử (e-commerce) mới thật sự xuất hiện. Mặc dù cũng có không ít các website tư vấn mua sắm trực tuyến ra đời, song tất cả chỉ dừng lại ở mức thông tin một chiều. Nội dung thông tin chuyển tải thì rất nghèo nàn và chậm cập nhật. Do không am hiểu thương mại điện tử, khác nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xem website như là nới để phát … các tờ bướm quảng cáo hoặc bảng báo giá sản phẩm (bản điện tử), thay cho phương thức tiếp thị truyền thống (bản in). Có công ty đã “bê nguyên xi” (scan) danh thiếp của mình rồi đưa lên… Internet! Vì vậy cũng không khó hiểu khi thương mại điện tử của Việt nam trong các năm 2002 – 2003 bị xem là “hàng kiểng”!
Ba năm sau, diện mạo của e-commerce mang thương hiệu Việt Nam bắt đầu thể hiện rõ nét và sinh động hơn. Chất lượng của website đã được cải thiện đáng kể do chú trọng đầu tư về mặt công nghệ và nội dung số. Thông tin diễn ra hai chiều và được cập nhật một cách đều đặn. Mô hình chợ đầu mối, siêu thị và của hàng trực tuyến đã được người dùng biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên, tổng khối lượng và giá trị giao dịch qua mạng là không đáng kể. Phương thức thanh toán chủ yếu vẫn là “cháo” phải múc trước, tiền mới trao sau (lĩnh hóa giao ngân – Cash On Delivery). Nguyên nhân chủ yếu là do người dùng chưa có thói quen đi chợ trên mạng và sự non trẻ của hạ tầng bảo mật phục vụ thương mại điện tử. Đây cũng là giai đoạn mà e-commerce Việt nam chuyển từ cách làm “ngẫu hứng”, “cầu may” sang cẩn trọng nhưng đầy quyết tâm.
Đến năm 2007, thị trường cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến đã ghi nhận sự bùng nổ về mặt số lượng các website e-commerce làm ăn nghiêm túc. Giải thuật tìm kiếm mà Việt nam đang áp dụng không hề thua kém với các cường quốc về CNTT-TT, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật Bản… Xúc tiến giao dịch qua mạng diễn ra ở tốc độ cao và có chiều sâu. Phương thức thanh toán tỏ ra linh hoạt hơn trước đây rât nhiều. Người dùng đã có thể chi trả theo hình thức chuyển khoản cho những mặt hàng chọn mua qua mạng. lần đầu tiên, Việt nam đã bắt đầu triển khai mô hình thông tin đa chiều, trong đó chủ nhân của website tư vấn mua sắm trực tuyến sẽ là cầu nối liên kết doanh nghiệp với người tiêu dùng. Kết quả bước đầu cũng rất lạc quan.
Thành công của thương mại điện tử Việt Nam rất đáng được trân trọng và ghi nhận, dù rằng chỉ với ngần ấy sẽ chẳng là nhiều so với những cây “đại thụ” trong làng e-commerce hoàn vũ. Nó là kết quả rút tỉa kinh nghiệm từ bao giọt mồ hôi và nước mắt của doanh nhân Việt Nam. Vậy đâu là bài học thành công? Theo tôi, chủ yếu là do sự đầu tư tới ngưỡng, tinh thần dám nghĩ, dám làm và dám gánh lấy trách nhiệm của những người trẻ tuổi “có máu Robinson”. Chính sự nhạy bén, năng động, quả cảm, tự tin và đầy quyết đoán của họ đã viết nên những trang nhật ký hồng đầu tiên cho thương mại điện tử Việt nam. Những nguyên nhân khác cũng cần được kể ra đó là hạ tầng ICT, hành lang pháp lý, sự vào cuộc của các cơ quan hữu trách, nhận thức của người dùng và sự xuất hiện đúng lúc của các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Với tiềm năng và triển vọng như thế, dự báo đến năm 2010, thị trường cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến tại Việt Nam sẽ hình thành 3 xu hướng phát triển rõ nét bao gồm tư vấn đơn sản phẩm, dịch vụ tư vấn đa sản phẩm và cịh vụ cung ứng sẳn phẩm ( chuyển đổi từ dịch vụ tư vấn do hội đủ các yếu tố để “ra riêng”) Số lượng website sẽ tiếp tục gia tăng nhưng ở mức không đáng kể. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ sẽ cao hơn vì thị trường mang tính cạnh tranh hơn.
Nói tóm lại, chưa bao giờ, thuyết “tam tài” (thiên – địa - nhân) lại gắn kết với e-commerce của Việt Nam đến “keo sơn” như hiện nay. Có điều, nếu muốn “đi tắt, đón đầu”, thì đòi hỏi bản than các nhà cung cấp dịch vụ phải không ngừng tìm tòi ý tưởng mới lạ, tách bạch hoạt động của mình với đối tác tham gia và khai thác triệt để hàm lượng nội dung do người dùng đầu cuối (end-users) đóng góp.
(Còn nữa)
Lê Nguyễn Bảo Nguyên
VNprice