Thương hiệu - Yếu tố sống còn của thương mại điện tử
![]() |
Đó là nhận định của ông Nguyễn Ngọc Điệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vật Giá (vatgia.com), tại hội thảo Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử, do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay, 30/11/2010, tại Hà Nội.
Người tiêu dùng bị vi phạm nhiều mức
TS Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng Ban Bảo vệ người tiêu dùng (NTD), Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết: Quyền lợi NTD ở Việt Nam bị vi phạm từ thấp đến cao, từ việc bị cân đong thiếu hụt (xăng dầu, gạo, nước…) cho tới bị thua thiệt trong giao dịch TMĐT. Bà Nga ví dụ, mới đây nhất ngày 28/11, Công an TP. Hà Nội đã niêm phong cây xăng Hưng Thịnh do pha xăng với nước bán cho khách hàng, gây lên cảnh hỗn loạn chiều 27/11, khi hàng trăm khách hàng tụ tập tại đây đòi bồi thường…
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2010, với 8 điều quy định rõ quyền lợi của khách hàng. Trong đó, điều 8 dành riêng cho hoạt động TMĐT, cụ thể NTD được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và các thông tin liên quan cần thiết…
"Tuy đã có luật, nhưng trong thời gian chờ Luật Bảo vệ quyền lợi NTD có hiệu lực (1/7/2011), các đơn vị sẽ phải xây dựng các nghị định kèm theo. Trước mắt NTD cần phải tự bảo vệ mình, nhất là trong hoạt động giao dịch TMĐT vốn có nhiều rủi ro", bà Nga nhận định.
Thương hiệu – yếu tố sống còn
Phân tích thị trường mua bán trực tuyến hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Điệp phân tích: Từ 20 - 30 website TMĐT trong thời điểm "nở rộ", nay chỉ có 4 - 5 website TMĐT uy tín, chiếm khoảng 50% thị phần giao dịch trực tuyến hiện nay.
Theo thống kê của Vatgia.com, giá trị hàng hóa giao dịch qua "sàn" này ước đạt 12 triệu USD/tháng; giá trị giao dịch toàn thị trường ước đạt 300 - 400 triệu USD/tháng. So với thị trường TMĐT các nước trong khu vực, tỉ lệ giao dịch/số người dùng Internet của Việt Nam còn khiêm tốn (khoảng 0,3 - 0,4% GDP). Tuy nhiên, tiềm năng của thị trường còn khá lớn, nếu các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến xây dựng được thương hiệu mạnh, tạo dựng được uy tín đối với khách hàng.
Trao đổi về số lượng thống kê, ông Trần Hữu Linh, Phó Cục trưởng Cục TMĐT (Bộ Công Thương) trăn trở: Hiện chúng ta chưa thể thống kê được số lượng giao dịch TMĐT (doanh thu, giá trị giao dịch, lợi nhuận, thị phần của các doanh nghiệp…), tuy nhiên, thời gian tới, Cục TMĐT sẽ phải thực hiện nhiệm vụ này để có định hướng phát triển thị trường theo hướng lành mạnh, bảo vệ tối đa NTD, thúc đẩy giao thương TMĐT.
Trả lời câu hỏi của phóng viên e-Finance về việc "khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hiện nay là gì?", ông Nguyễn Ngọc Điệp cho biết, 2 - 3 năm trước, việc thiếu các kênh thanh toán trực tuyến đã kìm hãm sự phát triển của các website TMĐT, cản bước hoạt động mua sắm của khách hàng, song nay uy tín của website TMĐT mới là yếu tố sống còn.
Ông Nguyễn Ngọc Điệp: uy tín của doanh nghiệp là thứ duy nhất được mang ra “đặt cược"
Vậy để xây dựng uy tín (thương hiệu) với khách hàng, doanh nghiệp phải làm gì? Ông Nguyễn Ngọc Điệp chia sẻ: Ở các nước phát triển, yếu tố đảm bảo chính là hệ thống thẻ tín dụng của khách hàng và chất lượng hàng hóa được quản lý tốt từ A-Z. Thế nhưng ở Việt Nam, uy tín lại phải xây dựng từ … sự cam kết của chính doanh nghiệp TMĐT. Điều này nghe qua có vẻ vô lý, bởi lấy uy tín của doanh nghiệp …chưa có uy tín mang ra “đặt cược”, há phải chăng là sự bông đùa khách hàng???
"Uy tín/thương hiệu của doanh nghiệp phải do chính doanh nghiệp gây dựng từng bước, không thể đốt cháy giai đoạn. Thị trường TMĐT hiện nay là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa 4 - 5 doanh nghiệp “sừng sỏ”, bất cứ doanh nghiệp nào hụt hơi sẽ bị thị trường khai tử chứ không phải tin vui là chào đón những “tân binh” như trước kia", ông Điệp nhận xét.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Kỳ Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử cho biết: Để có được tên tuổi trên thị trường, một website TMĐT cần phải hội tụ các yếu tố như được dán nhãn chứng nhận (thông tin chi tiết hơn có tại www.trustvn,org.vn - PV); được quảng bá rộng rãi; có định hướng website theo tiêu chuẩn quốc tế; bảo vệ được quyền lợi NTD và tạo được môi trường phát triển TMĐT.
Trong đó, việc dán nhãn website tiêu chuẩn nhằm xây dựng uy tín cho doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng, giúp doanh nghiệp được quảng bá rộng rãi… và quan trọng hơn là được pháp luật bảo vệ cả 2 phía khi xảy ra các tranh chấp thương mại…
(Việt Hoàng)
Nguồn http://www.taichinhdientu.vn/Home/Thuong-hieu--Yeu-to-song-con-cua-thuong-mai-dien-tu/201011/102849.dfis
Lưu tin này trong mục ưa thích của bạn
- Các tin khác :
- 'Làm thịt' qua mạng bùng phát cuối năm (03-12-2010)
- Samsung Omnia 7 i8700 được chào giá 15,3 triệu (29-11-2010)
- Thận trọng khi mua hàng qua mạng (11-11-2010)
- Shopping Online: Cẩn trọng! (10-11-2010)
- Mua sắm cộng đồng - đôi bên cùng có lợi (09-11-2010)
- Quảng cáo ấn tượng với Smartboard (06-11-2010)
- Mua sắm trực tuyến: Xu hướng xài Coupon thay tiền mặt (04-11-2010)
- Lên mạng mua Coupon giảm giá (03-11-2010)
- Galaxy Tab xuất hiện trên Vatgia.com, giá 19,4 triệu (25-10-2010)
- BlackBerry vẫn đứng vững trước “cơn bão” iPhone? (25-10-2010)
- Nhộn nhịp mua quà 20/10 trên Vatgia.com (18-10-2010)
- Aqua Laptop và Bảo Kim hợp tác phát triển thị trường trực tuyến (15-10-2010)
- Trào lưu săn đồ 'sale-off' online (15-10-2010)
- Thiết bị cách nhiệt laptop đắt khách! (15-10-2010)
- “Giá sốc mỗi ngày”: Hình thức mua sắm lần đầu tiên tại Việt Nam (04-10-2010)
- Tìm hàng khuyến mãi lớn trên web Cucre.vn (04-10-2010)
- “Giá Sốc Mỗi Ngày” tại Vật Giá (04-10-2010)
- Vatgia.com ra chương trình “Giá sốc mỗi ngày” (04-10-2010)
- Shoping Online vào mùa khuyến mãi
(29-09-2010)
- Để tránh “bị hớ” khi mua hàng Online. (27-09-2010)