Vì sao NTD Việt không yên tâm khi mua hàng qua mạng?
![]() |
Sau khi khảo sát 50 website TMĐT, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) đã đưa ra con số thống kê: Tuyệt đại đa số các website (96%) đều mô tả khá rõ ràng về hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, có đến 98% website không đưa đẩy đủ, trọn vẹn thông tin cơ bản về người bán, đơn vị kinh doanh như: Tên, địa chỉ, số điện thoại, email, giấy phép đăng kí kinh doanh.
Thêm nữa, tất cả các website đều đăng tải giá sản phẩm nhưng khi đi vào chi tiết, chỉ có 38% website công bố rõ ràng cơ cấu giá. 96% website không công bố cơ chế giải quyết tranh chấp. 12% website là có công bố chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, 6% xây dựng cơ chế cho phép khách hàng lựa chọn hoặc từ chối cung cấp thông tin cá nhân.
Thêm nữa, tất cả các website đều đăng tải giá sản phẩm nhưng khi đi vào chi tiết, chỉ có 38% website công bố rõ ràng cơ cấu giá. 96% website không công bố cơ chế giải quyết tranh chấp. 12% website là có công bố chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, 6% xây dựng cơ chế cho phép khách hàng lựa chọn hoặc từ chối cung cấp thông tin cá nhân.
![]() |
Thói quen mua sắm online vẫn chưa được xác lập đối với phần đông NTD Việt. |
Tại buổi hội thảo về “Bảo vệ NTD trong giao dịch điện tử” diễn ra hôm 30/11, TS Vũ Thị Bạch Nga - Trưởng ban Bảo vệ NTD (Cục quản lý cạnh tranh) - nêu ra các thực trạng còn tồn tại trong TMĐT tại Việt Nam. Theo đó, tình trạng ăn cắp thông tin, gian lận tài chính cũng như vấn nạn tin nhắn rác vẫn thường xuyên diễn ra. Rất nhiều trường hợp NTD chuyển tiền qua mạng cho người bán nhưng không nhận được hàng hoặc nhận hàng kém chất lượng, không đúng nội dung mô tả.
Bà Nga nêu ra 2 ví dụ cụ thể: Trường hợp của Nguyễn Lê Việt (ngân hàng Eximbank), chiếm đoạt 5,1 tỷ đồng qua thẻ tín dụng của 57 khách hàng từ tháng 7/2005 – 6/2006, bị xử 36 năm tù, đền bù 1,3 tỷ đồng. Hay Nguyễn Anh Tuấn làm giả trang web thanh toán, sử dụng thông tin lấy cắp làm giả thẻ tín dụng và rút trộm hơn 800 triệu đồng.
Một thực trạng đáng báo động nữa mà bà Nga nhắc tới trong buổi hội thảo là: Vấn nạn tin nhắn rác, tin nhắn mạo danh liên tục quấy rối thậm chí có nội dung lừa đảo NTD, quảng cáo những dịch vụ Soi cầu lô đề, xổ số, mời chào dịch vụ xem bói, tải hình ảnh, trò chơi, lừa đảo khuyến mại, trúng thưởng,… Điển hình, vào tháng 4/2009, trường hợp vi phạm của Công ty P&T bị xử phạt 30 triệu đồng vì gửi tin nhắn quảng cáo khi chưa được sự đồng ý của người nhận, đã rung lên một hồi chuông cảnh báo đối với NTD.
Bà Nga còn cho biết: “Các vấn đề về bảo mật, an toàn thông tin cá nhân, các địa chỉ giao dịch ảo, hợp đồng mập mờ về giá cả, quảng cáo, chất lượng hàng hóa… đã và đang là những hành vi phổ biến vi phạm nghiêm trọng đến quyền lợi NTD”.
Bà Nga nêu ra 2 ví dụ cụ thể: Trường hợp của Nguyễn Lê Việt (ngân hàng Eximbank), chiếm đoạt 5,1 tỷ đồng qua thẻ tín dụng của 57 khách hàng từ tháng 7/2005 – 6/2006, bị xử 36 năm tù, đền bù 1,3 tỷ đồng. Hay Nguyễn Anh Tuấn làm giả trang web thanh toán, sử dụng thông tin lấy cắp làm giả thẻ tín dụng và rút trộm hơn 800 triệu đồng.
Một thực trạng đáng báo động nữa mà bà Nga nhắc tới trong buổi hội thảo là: Vấn nạn tin nhắn rác, tin nhắn mạo danh liên tục quấy rối thậm chí có nội dung lừa đảo NTD, quảng cáo những dịch vụ Soi cầu lô đề, xổ số, mời chào dịch vụ xem bói, tải hình ảnh, trò chơi, lừa đảo khuyến mại, trúng thưởng,… Điển hình, vào tháng 4/2009, trường hợp vi phạm của Công ty P&T bị xử phạt 30 triệu đồng vì gửi tin nhắn quảng cáo khi chưa được sự đồng ý của người nhận, đã rung lên một hồi chuông cảnh báo đối với NTD.
Bà Nga còn cho biết: “Các vấn đề về bảo mật, an toàn thông tin cá nhân, các địa chỉ giao dịch ảo, hợp đồng mập mờ về giá cả, quảng cáo, chất lượng hàng hóa… đã và đang là những hành vi phổ biến vi phạm nghiêm trọng đến quyền lợi NTD”.
![]() |
NTD vẫn bị quấy rối bởi tin nhắn rác (Ảnh: ecomviet) |
Cũng tại buổi hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, ông Nguyễn Phương Nam nêu lên những rào cản đối với sự phát triển của các giao dịch điện tử tại Việt Nam mà các cơ quan chức năng và bản thân các doanh nghiệp đang nỗ lực khắc khục. Ông Nam cho rằng: “NTD trong thương mại điện tử có thể tiếp cận hàng hóa trên toàn cầu với nhiều lựa chọn và hưởng giá ưu đãi nhờ giảm thiểu khâu trung gian. Tuy nhiên, khi tham gia các giao dịch điện tử, NTD vẫn chưa yên tâm với lo lắng bị lợi dụng bởi các hành vi thương mại không công bằng, các biện pháp thanh toán không đảm bảo, mất hoặc tiết lộ thông tin cá nhân… khiến đời sống riêng bị xâm phạm”.
Kinh doanh trực tuyến có thể được xem là cách thức kinh doanh mới với nhiều lợi ích như: Phạm vi giao dịch toàn cầu, tăng thêm nhiều lựa chọn, xóa bỏ các trung gian trong quá trình phân phối hàng hóa, tiết kiệm thời gian và chi phí… Cùng với sự phát triển của mạng internet và công nghệ điện thoại di động, TMĐT ngày càng phổ biến và hiện đại, NTD nhận thức ngày một sâu sắc hơn về loại hình kinh doanh này.
Trong tham luận của mình, ông Nguyễn Ngọc Điệp - Tổng Giám đốc Công ty CP Vật Giá - đưa ra con số: kết nối internet trên thế giới hiện lên tới 1.8 tỷ người. Có hơn 700 triệu người online ở Châu Á. Tại Việt Nam, xu hướng bùng nổ internet cũng đang diễn ra. Tính tới tháng 10/2010, số người dùng internet tại Việt Nam lên tới 30 triệu người và dự đoán sẽ tăng lên 40 triệu đồng trong 3 năm tới. Riêng trang vatgia.com, ông Điệp cho biết: Hàng ngày có 750 nghìn lượt người truy cập, tăng 15 – 20%/tháng, chiếm 35% lượng truy cập vào các website TMĐT tại Việt Nam.
Theo đánh giá của giới kinh doanh, TMĐT Việt Nam sẽ tăng liên tiếp 10%/tháng trong vòng 3 năm trở lại đây, chiếm 2 – 4% tổng tiêu dùng quốc nội trong 5 năm tới.
Kinh doanh trực tuyến có thể được xem là cách thức kinh doanh mới với nhiều lợi ích như: Phạm vi giao dịch toàn cầu, tăng thêm nhiều lựa chọn, xóa bỏ các trung gian trong quá trình phân phối hàng hóa, tiết kiệm thời gian và chi phí… Cùng với sự phát triển của mạng internet và công nghệ điện thoại di động, TMĐT ngày càng phổ biến và hiện đại, NTD nhận thức ngày một sâu sắc hơn về loại hình kinh doanh này.
Trong tham luận của mình, ông Nguyễn Ngọc Điệp - Tổng Giám đốc Công ty CP Vật Giá - đưa ra con số: kết nối internet trên thế giới hiện lên tới 1.8 tỷ người. Có hơn 700 triệu người online ở Châu Á. Tại Việt Nam, xu hướng bùng nổ internet cũng đang diễn ra. Tính tới tháng 10/2010, số người dùng internet tại Việt Nam lên tới 30 triệu người và dự đoán sẽ tăng lên 40 triệu đồng trong 3 năm tới. Riêng trang vatgia.com, ông Điệp cho biết: Hàng ngày có 750 nghìn lượt người truy cập, tăng 15 – 20%/tháng, chiếm 35% lượng truy cập vào các website TMĐT tại Việt Nam.
Theo đánh giá của giới kinh doanh, TMĐT Việt Nam sẽ tăng liên tiếp 10%/tháng trong vòng 3 năm trở lại đây, chiếm 2 – 4% tổng tiêu dùng quốc nội trong 5 năm tới.
![]() |
Chất lượng một số hàng hóa giao dịch qua mạng internet không đảm bảo, gây mất niềm tin nơi NTD. (Ảnh: Ecomviet). |
Để TMĐT phát huy tốt ưu điểm của mình, Bộ Công thương khuyến cáo: Các DN tham gia TMĐT ngoài việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật còn phải xây dựng lòng tin đối với NTD đặc biệt trong vấn đề bảo mật thông tin, tôn trọng sự riêng tư của NTD cũng như giao hàng đúng hạn, trả lời và giải quyết tốt khiếu nại của NTD.
Về phía NTD, TS Vũ Thị Bạch Nga cảnh báo: Trước khi giao dịch TMĐT, người mua nên lựa chọn địa chỉ website bán hàng uy tín: thương hiệu tốt, địa chỉ đăng ký và liên lạc rõ ràng, được cộng đồng NTD đánh giá và giới thiệu tốt. Ngoài ra, NTD nên tham khảo kỹ các điều khoản sử dụng website, các chính sách mua hàng, thanh toán, vận chuyển, chính sách hoàn trả, chính sách bảo hành. Xác định rõ mức chi phí mua bán, nên so sánh giá bán, phí vận chuyển tại nhiều website khác nhau. Đồng thời, NTD cũng cần tăng cường giám sát các website bán hàng, nếu có nghi ngờ cần dừng ngay các giao dịch.
Trong tương lai, dự thảo Thông tư Quản lý hoạt động các website TMĐT bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ sẽ có hiệu lực thi hành vào 01/06/2011.
Chi cục Quản lý thị trường các địa phương chủ động rà soát, kiểm tra tình hình thực thi pháp luật của doanh nghiệp TMĐT trên địa bàn, lưu ý các doanh nghiệp có website bán hàng hóa và dịch vụ. Cục Quản lý cạnh tranh chủ trì triển khai những qui định trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD liên quan tới vấn đề bảo vệ NTD trên môi trường điện tử. Cục TMĐT và CNTT phối hợp với Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt một số website TMĐT vi phạm.
Về phía NTD, TS Vũ Thị Bạch Nga cảnh báo: Trước khi giao dịch TMĐT, người mua nên lựa chọn địa chỉ website bán hàng uy tín: thương hiệu tốt, địa chỉ đăng ký và liên lạc rõ ràng, được cộng đồng NTD đánh giá và giới thiệu tốt. Ngoài ra, NTD nên tham khảo kỹ các điều khoản sử dụng website, các chính sách mua hàng, thanh toán, vận chuyển, chính sách hoàn trả, chính sách bảo hành. Xác định rõ mức chi phí mua bán, nên so sánh giá bán, phí vận chuyển tại nhiều website khác nhau. Đồng thời, NTD cũng cần tăng cường giám sát các website bán hàng, nếu có nghi ngờ cần dừng ngay các giao dịch.
Trong tương lai, dự thảo Thông tư Quản lý hoạt động các website TMĐT bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ sẽ có hiệu lực thi hành vào 01/06/2011.
Chi cục Quản lý thị trường các địa phương chủ động rà soát, kiểm tra tình hình thực thi pháp luật của doanh nghiệp TMĐT trên địa bàn, lưu ý các doanh nghiệp có website bán hàng hóa và dịch vụ. Cục Quản lý cạnh tranh chủ trì triển khai những qui định trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD liên quan tới vấn đề bảo vệ NTD trên môi trường điện tử. Cục TMĐT và CNTT phối hợp với Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt một số website TMĐT vi phạm.
Phương Phương
Nguồn
Cập nhật: 03-12-2010
Lưu tin này trong mục ưa thích của bạn
- Các tin khác :
- Mua sắm online cần lưu ý những gì? (03-12-2010)
- Thương hiệu - Yếu tố sống còn của thương mại điện tử (03-12-2010)
- 'Làm thịt' qua mạng bùng phát cuối năm (03-12-2010)
- Samsung Omnia 7 i8700 được chào giá 15,3 triệu (29-11-2010)
- Thận trọng khi mua hàng qua mạng (11-11-2010)
- Shopping Online: Cẩn trọng! (10-11-2010)
- Mua sắm cộng đồng - đôi bên cùng có lợi (09-11-2010)
- Quảng cáo ấn tượng với Smartboard (06-11-2010)
- Mua sắm trực tuyến: Xu hướng xài Coupon thay tiền mặt (04-11-2010)
- Lên mạng mua Coupon giảm giá (03-11-2010)
- Galaxy Tab xuất hiện trên Vatgia.com, giá 19,4 triệu (25-10-2010)
- BlackBerry vẫn đứng vững trước “cơn bão” iPhone? (25-10-2010)
- Nhộn nhịp mua quà 20/10 trên Vatgia.com (18-10-2010)
- Aqua Laptop và Bảo Kim hợp tác phát triển thị trường trực tuyến (15-10-2010)
- Trào lưu săn đồ 'sale-off' online (15-10-2010)
- Thiết bị cách nhiệt laptop đắt khách! (15-10-2010)
- “Giá sốc mỗi ngày”: Hình thức mua sắm lần đầu tiên tại Việt Nam (04-10-2010)
- Tìm hàng khuyến mãi lớn trên web Cucre.vn (04-10-2010)
- “Giá Sốc Mỗi Ngày” tại Vật Giá (04-10-2010)
- Vatgia.com ra chương trình “Giá sốc mỗi ngày” (04-10-2010)