CẢM XÚC – BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH

“Khi trái tim điều khiển cảm xúc, chúng làm ta tăng cường ý thức về thế giới xung quanh và thêm dư vị cho cuộc sống. Kết quả là chúng ta có trí thông minh và nhân sinh quan mới. Chỉ cần chân thành và ghi nhận những tiến bộ mình đạt được, không mong đợi được giải thoát khỏi những cảm giác khó chịu ngay lập tức. Mỗi thành công tạo thêm năng lượng và nhiệt huyết mới. Khi càng đi, quãng đường càng trở...

mixed_emotions5_sm.jpg

Hãy hình dung chúng ta là khách hàng.

Ta vào một cửa hàng để mua đồ và chủ cửa hiệu chào đón rất vui vẻ. Nhưng ta chưa mua gì lần đầu. Nhưng những lần sau chúng ta vẫn thấy chủ quán chào mời nhiệt tình như vậy vì thế ta bỗng có thiện cảm với chủ cửa hàng mặc dù trông cửa hàng không đẹp và sang trọng lắm.

Trong tình huống ngược lại, ta thấy những ông/bà chủ hoặc phục vụ đối xử rất không phải cách với khách mặc dù cửa hiệu đó đẹp tuyệt và giá không hề đắt. Vậy lần sau liệu ta có quay trở lại?

Bạn là một nhân viên. Sếp của bạn luôn luôn đối xử không hợp lý với bạn và quát tháo để chứng tỏ rằng ông/bà ấy là cấp trên. Điều gì sẽ xảy ra nếu sếp của bạn rất lịch sự, tốt bụng và luôn động viên để bạn hoàn thành công việc? Nhân viên thường phải vượt qua những cảm xúc trong công việc như đánh giá năng lực, tiếp thu kiến thức, bảo vệ bản thân, tính thoả đáng, đe doạ, và oán hận.

Cảm xúc tức là những gì trái tim bạn cảm nhận. “Cảm xúc trong kinh doanh” chính là bí quyết thành công trong một môi trường đầy cạnh tranh. Quan hệ khách hàng không là gì khác ngoài việc kiểm soát và biểu đạt cảm xúc thân thiện của bạn đối với khách hàng.

Cảm xúc trong kinh doanh 

là một khía cạnh rất ít được nhắc đến nhưng chắc chắn bạn có khả năng đạt được những lợi thế kinh doanhvượt trội bằng cách đo đếm cảm xúc trong hoạt động kinh doanh và sắp xếp những buổi nói chuyện, tìm kiếm cách tổ chức thích hợp để nâng cao năng suất công việc và mối quan hệ gắn kết giữa nhân viên và khách hàng.

Hãy quan sát trường hợp của Coca Cola và Pepsico. Khi có kế hoạch tiếp cận thị trường Ấn Độ, họ đã phải đấu tranh với những tín đồ phản đối việc các công ty Đa quốc gia bán hàng ở nước họ. “Người Ấn Độ, mua hàng Ấn Độ” là khẩu hiệu phổ biến từ thời kì quốc gia giành độc lập. Thậm chí với vai trò là một công ty đang mở rộng ranh giới trong kỷ nguyên toàn cầu, bạn phải quên đi nơi mà bạn xuất thân. Bạn là người bán và bạn cần phải chinh phục được trái tim của người mua hàng. Người mua hàng là bất cứ ai. Tuy nhiên, bản thân công ty của bạn cũng không định hướng theo một kiểu văn hoá hay lịch sử nhất định, vì vậy bạn chỉ việc dỡ bỏ một vài định kiến đang tồn tại trong suy nghĩ để trở thành ứng viên toàn cầu. Để thành công, bạn cần vứt bỏ một vài định kiến do văn hoá khác biệt và cách thức làm việc đem lại. Không có cảm xúc trong kinh doanh.

Loài người là những thực thể sống có cảm xúc.

Cảm xúc là một trạng thái của con người và chúng ta không thể trốn tránh khỏi nó. Mặc dù vậy chúng ta vừa đưa ra một vài ý tưởng liên quan đến tầm quan trọng của cảm xúc trong kinh doanh, chúng tồn tại và ảnh hưởng đến mọi quan hệ và sự tương tác giữa con người với con người.

Cảm xúc trong kinh doanh, cũng giống như trong cuộc sống, là những điều vô cùng tinh tế. Nó có xu hướng tuột khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Hoặc chúng có thể bị kìm nén để rồi sau đó bùng phát. Những kế hoạch được chuẩn bị công phu trên giấy tờ có thể bị trật bánh chỉ bởi những cảm xúc không được đặt đúng chỗ.

Napoleon đã từng nói rằng “trong chiến tranh, ba phần tư liên quan đến vấn đề đạo đức; sự candidate.jpgcân bằng giữa quyền lực con người và vật chất chịu trách nhiệm đối với phần tư còn lại.” Mặc dù chúng ta không đánh đồng kinh doanh với chiến tranh, nhưng chúng ta phải tin rằng điều này cũng xảy ra tương tự trong kinh doanh.

Cảm xúc thường là hợp lí khi chúng dựa trên những kinh nghiệm quá khứ — sự phát triển của các giá trị, đạo đức, thái độ và hành vi — tất cả đều liên quan đến tư duy hợp lý.

Khi bạn cân nhắc trường hợp của một nhân viên, việc động viên anh ta cũng liên quan đến cảm xúc. Bạn kiên quyết trách móc và làm tổn thương anh ta hoặc bạn nhẹ nhàng khuyên bảo. Ngay cả khi bạn là giám đốc và nói chuyện nhẹ nhàng với một công nhân trực tiếp sản xuất đã đứng tuổi, bạn cũng đã động viên ông ấy rất nhiều. Tôi đồng ý rằng khi chúng ta làm việc theo nhóm, đồng nghiệp của chúng ta có thể trở thành đối thủ cạnh tranh, nhưng vẫn là vấn đề cảm xúc ràng buộc chúng ta cùng hướng tới phía trước.

Tốt hơn nữa, chúng ta hãy nhìn vào các xu hướng cho phép sự phát triển của tổ chức và tìm kiếm ngành kinh doanh cảm xúc hoá như là một phương tiện để tăng cường hoạt động. Những ngành công nghiệp trong thời đại ngày nay phát triển dựa trên các Nguồn lực thông tin, công nghệ tiên tiến, và vai trò của cảm xúc trong kinh doanh và tinh thần con người.

Một kinh nghiệm về cảm xúc của một cá nhân có thể được truyền đến các thành viên khác trong tổ chức một cách rất nhanh chóng và được thực hiện trơn tru trong các giao dịch với khách hàng, và có thể thúc đẩy hoạt động của toàn tổ chức.

Lý thuyết Mở rộng-và-xây dựng những cảm xúc lạc quan của Fredrickson gợi ý rằng những cảm xúc phấn chấn kích thích trạng thái suy nghĩ và hành động, qua thời gian việc này hình thành nên tính kiên nhẫn (Fredrickson 1998, 2001). Có cả một đường kết nối giữa kinh nghiệm cảm xúc của các cá nhân trong tổ chức và đường xoáy chôn ốc tiến dần lên năng lực tối ưu của cá nhân và tổ chức.

Dưới đây là 10 biện pháp để kích thích cảm xúc lạc quan trong công ty của bạn:

1. Tìm mối liên hệ về cảm xúc giữa việc bạn làm và người làm việc đó với bạn
2. Tạo một môi trường cởi mở, khuyến khích mọi người đưa ra quan điểm cá nhân
3. Hãy tạo cảm giác được chấp nhận khi nói về vấn đề cảm xúc trong công ty bạn
4. Hãy cho mọi người những buổi huấn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
5. Hãy khuyến khích sự thân mật, các nhóm làm việc chức năng sẽ có xu hướng thấy thoải mái
6. Hãy khuyến khích các thành viên của nhóm mang cả con người của họ tới công việc
7. Hãy nói trước mọi người rằng không phải tất cả ý kiến của ban quản lý đều hay
8. Khuyến khích các thành viên của nhóm nói ra những gì mình nghĩ
9. Xây dựng lòng tin rằng “Tiếng Cười rất tốt, không nên tỏ ra lạnh nhạt”
10. Nhận ra cảm xúc trong công việc làm điều không thể trở nên có thể

“Khi trái tim điều khiển cảm xúc, chúng làm ta tăng cường ý thức về thế giới xung quanh và thêm dư vị cho cuộc sống. Kết quả là chúng ta có trí thông minh và nhân sinh quan mới. Chỉ cần chân thành và ghi nhận những tiến bộ mình đạt được, không mong đợi được giải thoát khỏi những cảm giác khó chịu ngay lập tức. Mỗi thành công tạo thêm năng lượng và nhiệt huyết mới. Khi càng đi, quãng đường càng trở nên dễ dàng hơn. Khi những vấn đề cảm xúc day dứt lâu ngày nhạt dần, mọi việc sẽ không làm bạn quá đau đầu.” – Doc Childre and Howard Martin.

Cảm xúc trong kinh doanh đã chứng minh tầm quan trọng của mình hơn bất cứ nguồn lực nào của con người ngày hôm nay, mặc dù nó bị vắng bóng trong những nền công nghiệp thời kỳ trước.

Copywrite VsoftCorp - theo NGUYENCHAUHA