Mỗi ngày ngủ từ 7 đến 8 tiếng đồng hồ, uống một cốc bia, giảm ăn mặn... là những thói quen tốt mọi người nên tập để có một trái tim khỏe mạnh.
1. Ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày
Những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm cho thấy nguy cơ bị bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng đồng hồ. Ngủ đủ giấc giúp điều hòa hoạt động của insulin. Thiếu ngủ là nguyên nhân gia tăng đề kháng insulin làm tăng lượng đường trong máu (nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường type 2). Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và béo phì.
Mệt mỏi cũng là một triệu chứng của bệnh tim ở phụ nữ nhưng thường bị bỏ qua. Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thậm chí người uể oải cả sau khi ngủ dậy thì hãy đi khám bệnh sớm.
2. Giảm béo
Trọng lượng cơ thể nói chung và số đo vòng eo nói riêng cũng phản ánh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Phụ nữ có vòng eo 102 cm và nam trên 114 cm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy chỉ giảm từ 10-15% trọng lượng cơ thể, các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch của mình.
Tốt nhất mỗi người nên tập thể dục từ 25 đến 55 phút, ít nhất bốn lần một tuần có thể giúp hệ tim mạch của bạn mạnh khỏe hơn, giảm cholesterol xấu, phòng ngừa huyết áp cao. Chế độ tập luyện như thế sẽ phát huy hiệu quả tối ưu nếu kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh.
3. Nụ cười là một "món ăn" tốt cho động mạch
Nụ cười thật sự là một phương thuốc tốt nhất duy trì sức khỏe con người. Cơ thể phản ứng với tiếng cười bằng cách hạ thấp hàm lượng hormone cortisol stress. Hàm lượng cortisol thấp giúp giảm huyết áp và tăng cường khả năng miễn dịch đồng thời giúp bạn có một tâm trạng tốt. Các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân trầm cảm thì nguy cơ bị đau tim cao gấp hai lần người bình thường. Do đó nếu muốn có sức khỏe tốt, bạn nên thêm cho mình "liều thuốc nụ cười" mỗi ngày.
4. Mỗi ngày một ly bia giúp tim khỏe mạnh
Chắc chắn bạn từng nghe nói uống một ly vang đỏ mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch vì thành phần của nó có chứa chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ mạch máu và làm giảm cholesterol.
5. Hiểu biết về lịch sử bệnh lý gia đình là chìa khóa chính giúp cho bạn có trái tim khỏe
Biết tiền sử bệnh án của gia đình bạn sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong việc chăm sóc cho sức khỏe tim mạch của mình. Nếu bất kỳ ai trong gia đình bạn từng có vấn đề về tim, thì bạn cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh tim mạch. Hãy kể cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh án của gia đình để họ tư vấn cho bạn cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
7. Ngáy có thể là một dấu hiệu cho thấy tim bạn có vấn đề
Đừng bỏ qua tình trạng ngáy khi ngủ, nó là vấn đề phổ biến, nhưng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim. Ngưng thở khi ngủ là một bệnh mãn tính kinh niên, nó khiến bệnh nhân khó thở trong khi ngủ, dẫn đến ngáy ngủ. Những người thừa cân có nhiều nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ hơn. Nếu tình trạng này không được điều trị sẽ dẫn đến huyết áp cao và bệnh tim.
8. Hạn chế ăn mặn giúp giảm nguy cơ bị huyết áp cao
Mọi người thường dùng muối một cách vô thưởng vô phạt, tức là muốn bỏ bao nhiêu thì bỏ tùy theo khẩu vị. Song các nhà nghiên cứu cảnh báo, việc hấp thụ nhiều natri có thể làm tăng huyết áp, khiến tim hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim. Do đó, muốn có một trái tim khỏe mạnh, bạn nên hạn chế hàm lượng muối tiêu thụ, đặc biệt đối với người trên 55 tuổi. Bạn có bị cao huyết áp không? Nếu câu trả lời là có thì hãy cắt giảm một muỗng cafe muối mỗi ngày sẽ giúp tim bạn khỏe mạnh hơn.
Qua đó, để có một trái tim khỏe mạnh, mỗi người cần tạo cho mình một lối sống khoa học: thường xuyên tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ đủ chất, có lối sống lành mạnh...
Bạn có thể tham khảo một vài sản phẩm hỗ trợ sức khỏe tại đây: https://www.vatgia.com/home/b%E1%BB%87nh+tim.spvg
Hy vọng những thông tin trên đây thực sự giúp ích cho sự phấn đấu vì tương lai, hạnh phúc của bạn và những người thân yêu quanh bạn.