Hỏi về ông hoàng thơ tình việt nam?

Ông hoàng thơ tình việt nam là ai thế mấy bạn?

Ho Van Ten
Ho Van Ten
Trả lời 8 năm trước

Xuân Diệu(2 tháng 2năm1916–18 tháng 12năm1985) là một trong nhữngnhà thơlớn củaViệt Nam. Ông nổi tiếng từphong trào Thơ mớivới tậpThơ thơvàGửi hương cho gió. Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng1936-1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình". Ông từng đượcHoài ThanhvàHoài Chânđưa vào cuốnThi nhân Việt Nam(1942).

Sau khi theo Đảng (1945), thơ ông chủ yếu ca ngợiĐảng Lao động Việt Nam,Hồ Chí Minh, thơ tình của ông không còn được biết đến nhiều như trước.

Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là mộtnhà văn,nhà báo,nhà bình luận văn học.

Tiểu sử, sự nghiệp

Ông tên thật làNgô Xuân Diệu, còn có bút danh làTrảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyệnCan Lộc, tỉnhHà Tĩnhnhưng sinh tạiGò Bồi, thônTùng Giản, xãPhước Hòa, huyệnTuy Phước, tỉnhBình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.

Xuân Diệu lớn lên ởQuy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ởMĩ Tho(nay làTiền Giang), sau đó raHà Nộisống bằngnghề viết văn, là thành viên củaTự Lực Văn Đoàn(1938–1940). Ông tốt nghiệpcử nhânLuật1943và làmtham táthương chánh ởMỹ Thomột thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội.

Bên cạnh sáng tácthơ, ông còn tham giaviết báocho các tờNgày NayvàTiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay làHội Nhà báo Việt Nam.[1]

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), "ông hoàng của thơ tình".

Xuân Diệu là thành viên củaTự Lực Văn Đoànvà cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này:Thơ thơ(1938),Gửi hương cho gió(1945), truyện ngắnPhấn thông vàng(1939),Trường ca(1945).

Hai tậpThơ thơvàGửi hương cho gióđược giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000)

Năm1944, Xuân Diệu tham gia phong tràoViệt Minh, đảng viênViệt Nam Dân chủ Đảng, sau tham gia Đảng Cộng sản. SauCách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chíTiền phongcủa Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chíVăn nghệởViệt Bắc.

Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một "dòng thơ công dân". Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là:Ngọn quốc kỳ(1945),Một khối hồng(1964),Thanh ca(1982),Tuyển tập Xuân Diệu(1983).

Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

Xuân Diệu từng là đại biểuQuốc hội Việt Namkhóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nướcCộng hòa dân chủ Đứcnăm 1983.

Ông đã được truy tặngGiải thưởng Hồ Chí Minh đợt Ivề văn học nghệ thuật (1996).

Tên của ông được đặt cho một đường phố ởHà Nội, và cũng được đặt cho một trường trung học phổ thông ở huyệnTuy Phước, tỉnhBình Định.