Tương Lai Sáng Cho Nhóm Ngành Sản Xuất Các Sản Phẩm Từ Cây Dược Liệu

Liên hệ

115/511 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội.

Tỉnh Điện Biên đã xây dựng phương án phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, sẽ phát triển vùng trồng cây dược liệu quý có quy mô, diện tích vùng dược liệu khoảng gần 4.000ha. Với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị của cây dược liệu, từng bước tạo chuyển biến về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương từ canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển vùng trồng cây dược liệu tại Điện Biên

Với khoảng 70% diện tích đất tự nhiên là đất nông, lâm nghiệp và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, tỉnh Điện Biên có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây dược liệu, như sa nhân, thảo quả, sâm Ngọc Linh, quế… Thời gian qua, một số huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Nhé và Nậm Pồ đã tận dụng các lợi thế để phát triển thành vùng trồng cây dược liệu. Bên cạnh việc phát triển theo kế hoạch, quy hoạch thì diện tích cây dược liệu tăng mạnh do người dân trồng tự phát.

Phát triển cây dược mang lại giá trị kinh tế cao cho đồng bào miền núi

Mường Nhé là một trong những huyện có diện tích cây sa nhân lớn (hơn 300ha) và được kỳ vọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Song phần lớn diện tích sa nhân do người dân trồng tự phát, sản phẩm chủ yếu bán cho thương lái nên giá bán bị phụ thuộc.  Chị Hồ Thị Kía, bản Nậm Pố 2, xã Mường Nhé cho biết: Năm 2018, gia đình trồng hơn 5.000m2 cây sa nhân dưới tán rừng. Mấy vụ đầu trồng không đủ bán, giá rất cao, thương lái đến tận nhà mua. Nhưng từ khi dịch Covid-19 xảy ra đến nay, Trung Quốc dừng thu mua thì giá cả rất thấp, thậm chí không có người mua. Vụ thu hoạch năm 2022 - 2023, giá sa nhân quả tươi có 14 nghìn đồng/kg, trước đây 50 - 60 nghìn đồng/kg, nên gia đình tôi và nhiều hộ dân không thu hoạch.

Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chất lượng từ cây dược liệu

Huyện Tuần Giáo cũng có thế mạnh phát triển cây dược liệu. Hiện nay, tổng diện tích trồng cây dược liệu chính trên địa bàn huyện gần 498ha. Một số hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư trồng cây sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu và một số cây dược liệu có giá trị. Tuy nhiên, sản phẩm cây dược liệu chủ yếu tiêu thụ dưới dạng thô thông qua thương lái, các điểm thu mua nhỏ, lẻ; sau thu hoạch chủ yếu được người dân bán tươi, sấy thủ công.

Ông Giàng Chứ Phình, người dân xã Tỏa Tình, cho biết: Gia đình trồng cây sơn tra với mong muốn phát triển kinh tế gia đình. Cây sơn tra vướng mắc đầu ra, năm nào được giá thì mất mùa, còn năm được mùa sơn tra thì giá xuống thấp. Người dân sau khi thu hoạch chủ yếu đem xuống đường ngồi bán, được cân nào hay cân ấy. Gần đây, chính quyền huyện Tuần Giáo và xã Tỏa Tình đã vận động người dân và tạo điều kiện thành lập hợp tác xã để thu mua quả sơn tra khi người dân thu hoạch rồi chế biến thành nhiều sản phẩm khác, nhưng chưa như kỳ vọng.

Hiện nay, cây dược liệu có tại hầu hết các huyện trong tỉnh, với diện tích hơn 2.180ha; trong đó cây quế 1.021ha, sa nhân 849ha, sơn tra 208ha, thảo quả 95ha... Quy mô, diện tích trồng cây dược liệu chưa lớn; sản lượng, số lượng loài dược liệu đang gây trồng, phát triển trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng dược liệu cũng như tiềm năng, lợi thế về diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển cây dược liệu như: Đường giao thông, hệ thống cấp điện, tưới tiêu, cơ sở nhân ươm giống, thu gom và chế biến sản phẩm còn hạn chế; chưa hình thành được vùng trồng dược liệu tập trung, quy mô lớn; nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp.

Chính quyền địa phương luôn khuyến khích người dân phát triển vùng trồng dược liệu quý

Bà Mai Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Đầu ra sản phẩm không ổn định, còn phụ thuộc vào thương lái thu mua để đưa về các tỉnh miền xuôi hoặc xuất sang thị trường Trung Quốc. Có năm thương lái thu mua rất nhiều, giá cao, không đủ sản phẩm để bán nhưng cũng có năm sản phẩm sơ chế ra không có người thu mua hoặc mua với giá rất thấp. Trong quá trình phát triển cây dược liệu, chưa hình thành được mối liên kết giữa doanh nghiệp và người dân để duy trì và phát triển diện tích dược liệu đã trồng; các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư chế biến bởi sản lượng dược liệu chưa đủ lớn, không ổn định. Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 cơ sở thu mua, chế biến lâm sản ngoài gỗ (sả Java, sơn tra, bách bộ, bảy lá một hoa, bình vôi...) với quy mô nhỏ.

Tỉnh Điện Biên đã xây dựng phương án phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, sẽ phát triển vùng trồng cây dược liệu quý có quy mô, diện tích vùng dược liệu khoảng gần 4.000ha. Với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị của cây dược liệu, từng bước tạo chuyển biến về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương từ canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Giải pháp đầu ra cho cây dược liệu được tỉnh xác định là mời gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất dược liệu, để thúc đẩy dược liệu hàng hóa; khuyến khích hình thức liên kết sản xuất doanh nghiệp với người dân thông qua cầu nối là các hợp tác xã. Thu hút đầu tư chế biến sản phẩm, nhất là chế biến sâu, qua đó góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người dân và nâng cao giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, quản lý chặt chẽ việc người dân trồng tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch, dẫn đến rủi ro và gặp khó khăn đầu ra sản phẩm.

Ngoài ra, việc phát triển cây dược liệu phải có quy hoạch chặt chẽ, không nên thực hiện đại trà mà phải phù hợp với đặc điểm, tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, tiêu thụ tránh tình trạng phát triển tràn lan, được mùa mất giá. Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Phát triển, hoàn thiện các sản phẩm dược liệu gắn với Đề án OCOP; phát triển dược liệu gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Mục đích chiết xuất dược liệu

Chiết xuất dược liệu nhằm tạo ra nhiều chế phẩm an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể. Thông thường, sau quá trình này, người dùng thu được dạng dung dịch hoặc dạng cao dược liệu. Nhờ đó, dược liệu có tác dụng mạnh hơn, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn. Thông thường, hoạt chất sau chiết tách thường tồn tại dưới dạng dung dịch, dạng cao hoặc dạng bột. Thành phần này có thể sử dụng để chế tạo thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ dưỡng. 

Bên cạnh đó, thực hiện chiết xuất là cách để loại bỏ hỗn hợp tạp chất chứa trong dược liệu. Chúng có thể là ẩm mốc, nấm hoặc vi khuẩn cùng nhiều loại côn trùng phát triển trong quá trình phơi khô, sấy khô.

Các phương pháp chế biến cây dược liệu

Chiết xuất là phương pháp sử dụng dung môi để lấy các chất tan ra khỏi các mô thực vật. Sản phẩm thu được của quá trình chiết xuất là một dung dịch của các chất hòa tan trong dung môi. Dung dịch này được gọi là dịch chiết.

Có rất nhiều phương pháp, kĩ thuật chiết xuất khác nhau, được lựa chon tùy thuộc vào tính chất của chất cần chiết, dung môi chiết, đặc điểm của dược liệu, và điều kiện sản xuất như Ngâm, Ngấm kiệt, Chiết siêu tới hạn, Hầm, sắc, Thăng hoa…

Tuy nhiên, mỗi loại dược liệu sẽ được chiết xuất khác nhau, ngay cả khi chúng có nguồn gốc từ cùng một loại thảo dược. Ngoài ra, chất lượng chiết xuất dược liệu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nguồn thảo dược và chất liệu dung môi chiết xuất...

Nhìn chung cây thảo dược, dược liệu ở nước ta có thể được điều chế theo nhiều phương pháp, nhưng sấy khô sắc thuốc uống, chiết xuất thành tinh dầu hay là nấu thành các loại cao lỏng, cao mềm, cao khô. Tuy có nhiều các thức sử dụng dược liệu nhưng nó đều mang lại lợi ích cho sức khỏe người sử dụng một cách hiệu quả.

Chưng cất tinh dầu

Giờ đây, việc chưng cất tinh dầu cũng không còn quá khó khăn như trước đây, phương pháp chưng cất tinh dầu cũng đã hiện đại hơn không còn tốn thời gian, công sức như khi còn sử dụng phương pháp chiết xuất tinh dầu truyền thống. 

Thiết bị phù hợp nhất có thể thấy là Máy chưng cất tinh dầu sử dụng điện, bởi hệ thống tủ điện điều khiển giúp bạn dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ và thời gian phù hợp, tiết kiệm chi phí so với việc dùng gas hay đun củi. Với những yếu tố ảnh hưởng trên, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều phương pháp chiết xuất tinh dầu khác vừa rút ngắn thời gian, vừa năng cao năng suất, tận thu triệt để lượng tinh dầu trong thực vật, tuy nhiên các phương pháp này có giá thành rất cao.

Nấu dược liệu - cô cao dược liệu

Trước đây, khi ninh cao, ninh xương, ninh dược liệu người nấu phải sử dụng các nồi nấu thông thường cỡ to, đun bếp ga hoặc sử dụng bếp than gây mất thời gian và vất vả bởi thời gian ninh cao dược liệu phải ninh lâu, qua đêm, người nấu mất cả đêm canh thời gian đun nấu cao. 

Nồi nấu dược liệu

Nhưng với nồi nấu cao dược liệu của KAG Việt Nam, 2 lớp inox 304 người sử dụng chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu, cài đặt nhiệt độ để nồi nấu tự vận hành và ninh nước. Vừa tiết kiệm được thời gian, công sức, lại sạch sẽ hơn rất nhiều so với sử dụng bếp than hay bếp ga. 

Nồi cô cao, cô dược liệu

Với các dung dịch cần đun nấu lâu nhưng dễ bị đóng cặn hay cháy khét gây hao hụt, cần được khuấy trộn đều và đảo liên tục để không bị cháy hay bám nồi, không làm mất nhiều thời gian và công sức thì nên sử dụng nồi cô cao cánh khuấy. Nồi được thiết kế không khê cháy, không bám dính, với lớp giữa truyền nhiệt bằng dung dịch lỏng (dầu hoặc nước). Hệ thống làm nóng gia nhiệt riêng biệt để sử dụng thiết bị như nồi gia nhiệt, nồi đun thông thường hoặc như một thiết bị khuấy trộn đơn thuần.

Tủ sấy dược liệu

Trước đây khi chưa có máy sấy khô đa năng hiện đại như ngày nay, người ta thường phơi khô hoa quả, thực phẩm hay dược liệu bằng cách đem đi phơi nắng, còn với những ngày mưa thì người ta sấy bằng than củi. Chính vì điều đó sẽ khiến cho sản phẩm bị kém chất lượng do bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như làm mất hương vị, màu sắc không được đẹp, quan trọng hơn cả là mà giảm chất lượng sản phẩm đi rất nhiều do có sự tác động của vi khuẩn bên ngoài môi trường. Những yếu tố vấn đề đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ cũng như gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cho người sử dụng.

Để giải quyết hoàn toàn những vấn đề đó KAG Việt Nam đã thiết kế Tủ sấy dược liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sấy là một trong các công đoạn sơ chế dược liệu, giúp dược liệu bảo quản được lâu hơn. Sấy dược liệu ở nhiệt độ thích hợp sẽ giữ được dược tính, dưỡng chất trong dược liệu.

Khi sử dụng máy sấy dược liệu sẽ được giữ nguyên màu sắc tự nhiên, không bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài làm mất tác dụng của thuốc, dược liệu.

Nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm về hệ thống kỹ thuật điều chế dược liệu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ phù hợp nhất.

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM

Hotline: 0904685252

Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn

Email: Kagtechvn@gmail.com

Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Bài viết liên quan

Tìm hiểu nồi cô cánh vét có hệ thống khuấy đảo thông minh

Nồi nấu thảo dược, ninh dược liệu mini

Tủ sấy dược liệu - máy sấy khô thảo dược 

Máy vo viên hoàn, viên thuốc đông y

Bình luận

0904 685 252
Mã số : 17528515
Địa điểm : Toàn quốc
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 15/06/2024
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn