Như vậy là có thai hay không?

Tháng trước em xxx lần đầu tiên vào ngày 18, sau đó ngày 23 thì em có kinh. Lúc xxx em có xài bcs, nhưng vẫn sợ nếu bcs có rách. Nên cho em hỏi là nếu ngày 18 em xxx mà ngày 23 có kinh thì có chắc chắn được là em sẽ không có thai không ạ? Hay là phải đợi 1 tháng sau nữa mới biết? Rồi xxx lúc có kinh thì có thể có thai không? Và trong 2 tháng đầu thì có thể có triệu chứng nghén như buồn nôn, thèm chua không ạ?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Ngày 18 xxx mà ngày 23 có kinh thì bạn yên tâm là ko thể có thai đâu nhé bạn. Lúc có kinh mà xxx thì tỉ lệ có thai là rất thấp nhưng dễ gây ra viêm nhiễm, vì vậy xxx lúc có kinh là ko nên bạn nhé.

2 Tháng đầu có thai thì có thể có những triệu chứng nghén như buồn nôn, thèm chua, chán ăn v..v... rồi bạn nhé.

Bạn tự hỏi: “Có phải mình đang mang thai?”. Cơ thể có biến đổi gì không? Hãy chú ý thật kỹ vào cơ thể. “Những hóc môn tăng lên ngay khi trứng được thụ tinh lập tức làm cho cơ thể bạn có những thay đổi khó nhận biết trước khi bạn có thể phát hiện ra qua que thử thai”, Melissa Goist, trợ lý khám chữa bệnh của khoa sản trung tâm sức khỏe đại học bang Ohio cho biết.

Không nhiều, một số người có thể bị nhức hoặc sưng ngực, giống như ngay sau kỳ kinh nguyệt, vì thế những dấu hiệu này cũng chỉ là những dự đoán cho đến khi được kiểm tra bằng que thử thai một cách chính xác. Khi kỳ kinh nguyệt đã hết khá lâu nhưng nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu lạ, đó có thể là của một thai kỳ:

Đau nhức ngực
Đây thường là dấu hiệu thường thấy nhất, Goist nói. “Các mô cơ ở ngực rất dễ bị tác động bởi các hóc môn” cô cũng giải thích thêm: “khi các hormon steroid (hormon phân tiết bởi thể vàng trong buồng trứng) và hormone nhau thai bắt đầu tiết ra nhiều trong cơ thể sau khi trứng được thụ tinh làm gia tăng lượng máu trong cơ thể và làm cho ngực bạn căng lên và bạn sẽ cảm thấy nặng hơn bình thường”
Khó chịu
Có thể bạn cảm thấy khó chịu giống như trong thời kỳ kinh nguyệt, nhưng thực ra, sự khó chịu này là do trứng làm tổ – khi trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung. Tử cung của bạn có thể bị giãn ra một chút (làm xuất hiện các cơn co thắt) để chuẩn bị cho sự mở rộng tối đa vào chín tháng sau đó.
Ra máu
Goist cho biết “Rất nhiều phụ nữ thường lầm tưởng rằng ra một ít máu là dấu hiệu của một kỳ kinh mới, nhưng khoảng 25 phần trăm người sẽ xuất hiện vài giọt máu trong suốt thời kỳ trứng bám vào thành tử cung. Nếu bạn thấy rằng “kỳ kinh” của mình hình như ngắn hơn bình thường thì đã đến lúc bạn phải thử thai rồi đấy.
Mệt mỏi

Bạn sẽ thấy mệt, và có cảm giác như thế này: nếu bạn luôn thấy buồn ngủ khi làm việc, hoặc nếu bạn thấy quá mệt mỏi để có thể tiếp tục những sinh hoạt thường ngày như đến phòng tập thể dục thì đó có thể là những dấu hiệu cơ thể bạn đang thích nghi với một sinh linh bé bỏng mới. Goist cũng nói thêm: “thậm chí trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ – trong vòng 2 tuần sau khi giao hợp – con bạn đã đang bắt đầu sử dụng calo của bạn rồi. Năng lượng dự trữ trong cơ thể bạn cũng sẽ được dùng hết nhanh chóng.
Quầng vú sẫm màu
Ngực của phụ nữ có gì khác trong thời kỳ này? Theo lời Goist nói thì Các hormone được tiết khi mang thai cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào hắc tố hoặc các tế bào ở núm vú chịu trách nhiệm về màu sắc của chúng.
Buồn nôn
Trong khi chứng buồn nôn – ảnh hưởng tới 85 phần trăm phụ nữ mang thai – xảy ra sau vài tuần lễ, nhưng có một số chị em có thể phải chịu đựng chứng bệnh tế nhị này rất sớm. Goist kể: “ nhiều bệnh nhân của tôi nói rằng họ đột ngột nôn ra trong khi đang đọc sách trên xe hơi hoặc luôn bị say sóng trong suốt chuyến bay.
Đầy bụng
Bạn không thể kéo được dây kéo chiếc quần jean bó bạn vẫn thường mặc lên? Lượng hormone steroid tăng lên sẽ làm giảm chức năng của hệ tiêu hoá và có thể làm cho dạ dày của bạn phình to hơn bình thường. Hiên tượng này cũng xảy ra trong suốt thời gian bạn sắp có kinh, nhưng nó cũng sẽ chấm dứt khi bạn đến kỳ kinh, vì nó làm cho lượng hormone steroid giảm đi. Nhưng nếu bạn vẫn ko hết đầy bụng, và bạn cũng ko thấy kỳ kinh đến thì bạn nên thử và đợi cho tới khi vạch que thử chuyển sang màu hồng.
Đi tiểu nhiều hơn bình thường
Bạn phải vào nhà vệ sinh nhiều lần là kết quả của việc thận của bạn phải làm việc tăng tốc, chúng phải tống các chất thải ra ngoài nhiều hơn trong suốt thời kỳ mang thai (bạn cũng sẽ gặp hiện tượng này vào thời kỳ cuối của thai kỳ, nhưng khi đó là do tử cung quá lớn của bạn đè chèn lên bàng quang.
Thèm ăn
Ở giai đoạn này, bạn có thể ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột hơn là rau dưa. Goist nói: “lúc này, cơ thể mệt mỏi của bạn đòi hỏi một lượng lớn carbon vì chúng dễ chuyển hoá hơn, sinh ra nhiều năng lượng hơn.”
Nhức đầu
Gia tăng lượng máu trong cơ thể có thể làm cho mạch đập nhanh hơn bình thường và bạn sẽ cảm thấy hơi nhức đầu trong một vài tuần đầu tiên của thai kỳ, nhưng tình trạng này sẽ kết thúc khi cơ thể bạn thích nghi được với lượng hormon cao
Táo bón
Các loại hormone gây ra chứng đầy bụng cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. vì cơ quan tiêu hoá của bạn không làm việc tốt như trước nên thức ăn không thể đi qua nhanh được. Triệu chứng này có khả năng giảm đi hoặc có thể tăng thêm trong quá trình phát triển của thai nhi.
Thay đổi tính tình
Goist cho rằng: “vì lượng hormone nhau thai gia tăng, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, ngoài ra còn cộng thêm chứng nhức đầu, sưng phù, táo bón, và đau ngực. Đó là lý do bạn sẽ luôn ở trong tình trạng ủ rũ.
Nhiệt độ cơ thể
Đo thân nhiệt – đo nhiệt độ ở miệng trước vào buổi sáng- thường được áp dụng để chỉ ra thời điểm trứng rụng. Thường thì thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn nửa độ hoặc nhiều hơn khi có một trứng rụng và duy trì mức nhiệt độ đó cho tới kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nếu bạn theo dõi thân nhiệt của bạn và thấy rằng nó không giảm trong hơn hai tuần lễ, điều đó có thể có nghĩa là bạn đang mang thai. Nếu bạn đo bằng một nhiệt kế tự động đặc biệt sẽ chính xác hơn nhiệt kế bình thường.

TuvanAZ.vn
TuvanAZ.vn
Trả lời 12 năm trước

Em thân mến!

Quan hệ ngày 18 mà ngày 23 có kinh thì không có thai đâu em nhé. Cách tính ngày an toàn theo vòng kinh của bạn gái (nếu bạn gái có vòng kinh đều đặn và ổn định thì mới tính theo cách này nhé) tức là 7 ngày trước kỳ kinh và 7 ngày sau kỳ kinh được gọi là những ngày quan hệ an toàn.

Để hiểu biết hơn về tình dục an toàn và các biện pháp tránh thai cũng như các vấn đề về giới tính, sức khỏe em có thể gọi điên đến tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 599 974 sau đó nhấn phím 0 để gặp trực tiếp chuyên gia tư vấn.

Chúc em sức khỏe!